3.4 .Năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc
3.4.2 .Mối quan hệ giữa năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc
Để tìm hiểu mối tương quan của năm đặc điểm tính cách với cảm nhận hạnh phúc, chúng tơi tính hệ số tương quan giữa các thành tố của cảm nhận hạnh phúc với từng đặc điểm tính cách và kết quả thu được như sau:
Bảng 4.20. Tương quan giữa các đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc Tính nhiễu tâm Tính dễ mến Tính hướng ngoại Tính sẵn sàng trải nghiệm Tính tận tâm Cảm nhận hạnh phúc chung -0,33** 0,04 0,13 -0,016 0,08 Tự chấp nhận -0,287** -0,013 0,133* 0,019 0,152* Sự tự quyết -0,24** 0,049 0,02 0,05 0,042 Làm chủ môi trường -0,164* 0,004 0,027 -0,095 -0,108 Mối quan hệ tích cực với người khác -0,189** 0,099 0,155* 0,012 0,099 Phát triển cá nhân 0,105 -0,061 -0,027 -0,082 -0,102
97
Mục đích cuộc sống
-0,029 0,033 0,072 0,037 0,085
Ghi chú: ** p < 0,01; * p < 0,05
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong năm đặc điểm tính cách chỉ có tính nhiễu tâm có tương quan nghịch trung bình (r = - 0,033; p < 0,01) với cảm nhận hạnh phúc, những đặc điểm tính cách khác khơng có ý nghĩa thống kê về mặt tương quan với cảm nhận hạnh phúc. Kết quả này có sự tương đồng với những nghiên cứu trước đây ở khía cạnh tính nhiễu tâm có sự tương quan nghịch đối với cảm nhận hạnh phúc. Theo kết quả nghiên cứu của Mohsen Joshanloo (2015) cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tính nhiễu tâm với cảm nhận hạnh phúc, hay nghiên cứu của Schmutte & Ryff (1997) cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ tiêu cực giữa tính nhiễu tâm với sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc. Trong những khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, tính nhiễu tâm cũng có những tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đối với một số khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc theo những mức độ khác nhau. Mối liên hệ mạnh mẽ nhất của tính nhiễu tâm là đối với khía cạnh tự chấp nhận (r = - 0,287; p < 0,01). Một cá nhân càng nhiều sự lo âu, suy nghĩ thì mức độ tự chấp nhận bản thân càng thấp từ đó cá nhân dễ tự ti và thiếu niềm tin vào bản thân. Tính nhiễu tâm cũng tác động tới các khía cạnh khác như sự tự quyết (r = - 0,24; p < 0,01), mối quan hệ tích cực với người khác (r = - 0,189; p < 0,01) và làm chủ môi trường (r = - 0,164; p < 0,05). Trong một nghiên cứu trước đây của McCrae & Costa (2003) đã chỉ ra rằng cá nhân có tính nhiễu tâm sẽ dễ trở nên cáu kỉnh, lo âu và nghi kị đối với người khác, những đặc điểm này dễ trở thành rào cản trong việc thiết lập những mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy ngồi xã hội. Bên cạnh đó có thể hình thành thái độ tiêu cực đối với bản thân, người khác và môi trường xung quanh.
Điểm khác biệt trong kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu trước đây là những đặc điểm tính cách như tính dễ mến, tính hướng ngoại, tính sẵn sàng trải nghiệm và tính tận tâm khơng có ý nghĩa thống kê về tương quan. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tính hướng ngoại có mối tương quan mạnh mẽ nhất với cảm nhận hạnh phúc, những đặc
98
điểm khác của tính cách như tính dễ mến, tính tận tâm và tính sẵn sàng trải nghiệm đều có tương quan với cảm nhận hạnh phúc tâm lý, nhưng mối liên hệ này yếu hơn so với tính hướng ngoại (Trương Thị Khánh Hà, 2020). Tuy nhiên, khi xem xét từng khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, kết quả cho thấy tính hướng ngoại có tương quan thuận với khía cạnh tự chấp nhận (r = 0,133; p < 0,05) và mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,155; p < 0,05). Như vậy có thể thấy tính hướng ngoại có ảnh hưởng nhất định với sự phát triển của các mối quan hệ tích cực hay sự tự tin của một cá nhân. Một số nghiên cứu khác đến từ Iran lại chỉ ra rằng tính hướng ngoại được phát hiện là khơng tương quan với những khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc. Họ cho rằng những người hướng ngoại có mức năng lượng cao, hịa đồng và có những kỹ năng xã hội tốt khơng nhất thiết phải có mức cảm nhận hạnh phúc cao. Những phát hiện có gợi ý rằng có lẽ tính hướng ngoại có thể cải thiện chất lượng các mối quan hệ xã hội nhưng khơng góp phần cải thiện nhận thức của cá nhân đối với xã hội (Mohsen Joshanloo, 2015). Tính tận tâm tương quan thuận với khía cạnh tự chấp nhận (r = 0,152, p < 0,05), tức là học sinh càng có sự tỉ mỉ, chỉnh chu, nỗ lực và có trách nhiệm trong cơng việc thì càng dễ dàng tự ý thức và chấp nhận các khía cạnh của bản thân. Tuy nhiên mức độ tương quan của các thành tố trên là khá lỏng lẻo, chưa thể hiện được rõ ràng sự tác động của các đặc điểm tính cách trên tới những khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc.
Tóm lại, khi xem xét mối liên hệ giữa năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La thì có thể thấy chỉ có tính nhiễu tâm có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình, những đặc điểm khác như tính dễ mến, tính tận tâm, tính hướng ngoại hay tính sẵn sàng trải nghiệm khơng tương quan với cảm nhận hạnh phúc. Nếu xét từng khía cạnh nhỏ của cảm nhận hạnh phúc thì có thể thấy tính hướng ngoại có tương quan thuận với khía cạnh tự chấp nhận và mối quan hệ tích cực với người khác, tính tận tâm có tương quan thuận với khía cạnh tự chấp nhận, tuy nhiên mức độ tương quan này chưa thực sự chặt chẽ.
99
Tiểu kết chương 3
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La ở mức độ trung bình. Trong đó, thứ tự mức độ các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc từ cao xuống thấp lần lượt là: Tự chấp nhận > Phát triển cá nhân > Mục đích cuộc sống > Mối quan hệ tích cực với người khác > Sự tự quyết > Làm chủ mơi trường.
Nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê giữa hai giới nam và nữ về cảm nhận hạnh phúc ở học sinh trung học phổ thơng. Bên cạnh đó, những khía cạnh như khối lớp (10, 11, 12); địa bàn sinh sống (nội thành thành phố và vùng ven); dân tộc (Kinh và Thái), thứ tự sinh, trường học khơng có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc. Khi xem xét kỹ hơn các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc và so sánh với các biến trên cũng khơng thấy sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê.
Nghiên cứu đã phân tích thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông và chỉ ra số điểm trung bình của học sinh về biểu hiện của những yếu tố đó. Cụ thể chất lượng tình bạn của học sinh mức trung bình. Thứ tự khía cạnh trong chất lượng tình bạn được các em đánh giá từ cao xuống thấp lần lượt là gần gũi > giúp đỡ > chấp nhận > an toàn. Trong yếu tố hành vi làm cha mẹ, học sinh đánh giá hành vi hỗ trợ và kiểm soát hành vi của cha mẹ mình cao nhất và điểm trung bình của hai hành vi này tương đương nhau. Hành vi kiểm soát tâm lý được các em đánh giá thấp nhất. Cuối cùng học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La có những nét tính cách nổi trội theo thứ tự là dễ mến, nhiễu tâm; hướng ngoại; sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm.
Đa số những yếu tố được đưa ra trong nghiên cứu đều có mối tương quan với cảm nhận hạnh phúc. Trong nhóm hành vi làm cha mẹ, hành vi trợ giúp và kiểm sốt hành vi có tương quan thuận đối với cảm nhận hạnh phúc, riêng hành vi kiểm sốt tâm lý có mối tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc. Trong nhóm yếu tố chất lượng tình bạn, tất cả các khía cạnh của chất lượng tình bạn đều có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc. Thứ tự mức độ ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc của khía cạnh chấp nhận là
100
mạnh mẽ nhất, tiếp đến là sự giúp đỡ, sự gần gũi, cuối cùng là sự an toàn. Sự khác biệt nổi bật nhất trong kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu khác nằm ở yếu tố năm đặc điểm tính cách. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, duy nhất tính nhiễu tâm có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc, những đặc điểm tính cách khác như tính hướng ngoại, tính dễ mến, tính sẵn sàng trải nghiệm và tính tận tâm khơng có mối tương quan với cảm nhận hạnh phúc. Có mối liên hệ tiêu cực giữa cảm nhận hạnh phúc và nạn nhân của bắt nạt học đường. Một học sinh càng bị bắt nạt trong trường học càng nhiều thì càng có mức độ cảm nhận hạnh phúc càng thấp. Nhưng khơng có mối liên hệ nào giữa học sinh đi bắt nạt trong môi trường học đường với cảm nhận hạnh phúc.
101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Cảm nhận hạnh phúc là một khái niệm nhiều chiều và tương đối phức tạp. Trong thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề này ở trong và ngoài nước, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề thú vị với nhiều khía cạnh chưa được tìm hiểu rõ ràng, đặc biệt trong nền văn hóa ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Lý luận
Nguyên cứu đã hệ thống hóa lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước. Đồng thời bổ xung vào hệ thống lý luận hiện đang ở những bước đầu trong hệ thống nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc ở Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra cảm nhận hạnh phúc là hệ thống đa chiều cạnh với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên nổi bật nhất trong các hướng nghiên cứu đó là xu hướng chính là cảm nhận hạnh phúc hưởng lạc (Hedonic wellbeing) và cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic wellbeing). Đại diện cho xu hướng nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc hưởng lạc là quan điểm cảm nhận hạnh phúc chủ quan của Diener. Quan điểm về cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Ryff, quan điểm cảm nhận hạnh phúc tâm lý – xã hội và quan điểm về cảm nhận hạnh phúc của tâm lý học tích cực đại diện cho xu hướng cảm nhận hạnh phúc bản chất.
Nghiên cứu xây dựng được hệ thống hóa khái niệm cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông theo quan điểm cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Ryff. Theo đó, cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông là trạng thái tinh thần khỏe mạnh cho phép học sinh trung học phổ thơng ứng phó với những vấn đề của cuộc sống và tự thực hiện hóa bản thân. Học sinh trung học phổ thơng có sự hài lịng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng với gia đình bạn bè và thầy cơ, tin rằng bản thân mình sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai, có
102
định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ mơi trường để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và có thể làm chủ quyết định của bản thân.
Từ những nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên, nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông bao gồm chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm tính cách.
1.2. Về thực tiễn
Những nghiên cứu tại Việt Nam về cảm nhận hạnh phúc trên học sinh trung học phổ thông đa phần theo hướng cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Chưa có nghiên cứu nào theo hướng cảm nhận hạnh phúc tâm lý trên đối tượng khách thể là học sinh trung học phổ thơng. Nghiên cứu góp phần thích ứng thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý trên đối tượng học sinh trung học phổ thông với bộ công cụ rút gọn 28 items.
Nghiên cứu đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc của 224 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La. Kết quả cho thấy phần lớn học sinh có mức cảm nhận hạnh phúc trung bình. Khơng có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các khối lớp, giới tính, địa bàn sinh sống và dân tộc. Trong 6 khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, học sinh đánh giá mức độ của các khía cạnh lần lượt từ cao xuống thấp là Tự chấp nhận; Phát triển cá nhân; Mục đích cuộc; Mối quan hệ tích cực với người khác; Sự tự quyết; Làm chủ môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng bao gồm chất lượng tình bạn, hành vi hỗ trợ của cha mẹ, kiểm soát hành vi của cha mẹ. Những yếu tố hành vi kiểm soát tâm lý của cha mẹ và nhóm tính cách nhiễu tâm ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Những nhóm tính cách khác như hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm và dễ mến khơng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với cảm nhận hạnh phúc. Yếu tố là bắt nạt học đường chiều cạnh là người đi bắt nạt không ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Tuy nhiên ở chiều cạnh là người bị bắt nạt học đường lại có tác động tiêu cực tới cảm nhận hạnh phúc của các em.
103
Như vậy có thể thấy, kết quả nghiên cứu đã chứng minh được một số giả thuyết được đưa ra ở đầu nghiên cứu là phù hợp và một số giả thuyết lại chưa phù hợp. Cụ thể, giả thuyết được chứng minh phù hợp là giả thuyết mức độ cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La ở mức trung bình, các yếu tố chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh ở những mức độ khác nhau. Những giả thuyết bị bác bỏ đó là giả thuyết một số đặc điểm tính cách như tính hướng ngoại, dễ mến, tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc, các nhóm học sinh thuộc các biến nhân khẩu như giới tính, trường lớp, dân tộc, đặc điểm kinh tế, địa bàn sinh sống,… có sự khác biệt một cách rõ rệt về cảm nhận hạnh phúc. Thực tế kết quả cho thấy điều ngược lại so với những giả thuyết này.
2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong tương lai để làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Một số hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất như nghiên cứu làm rõ hơn sự khác biệt trong các biến nhân khẩu với cảm nhận hạnh phúc tâm lý;
Tình bạn là mối quan hệ quan trọng trong đời sống của học sinh trung học phổ thơng. Chất lượng tình bạn với bạn bè xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành vi của các em. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khía cạnh của chất lượng tình bạn có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc đặc biệt là khía cạnh sự chấp nhận của bạn bè có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Vì vậy, để nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc, nhà trường nên chú tâm nâng cao chất lượng tình bạn thơng qua những hoạt động ngoại khóa, kỹ năng về các mối quan hệ bạn bè. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trị chuyện, tìm hiểu về các mối quan hệ xung quanh con mình.
Cùng với đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ tiêu cực giữa học sinh bị bắt nạt tại môi trường học đường và cảm nhận hạnh phúc đặc biệt là khía cạnh tự quyết định của bản thân. Học sinh càng bị bắt nạt nhiều trong môi trường học đường càng khó có sự tự tin hay tin tưởng vào những quyết định của bản thân mà các em dựa nhiều vào những đánh giá và nhận xét của những người xung quanh. Vì thế nhà trường
104
cần có những biện pháp triệt để hơn để giảm tỉ lệ bị bắt nạt học đường cả về thể chất và