.Đặc điểm phát triển của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 50 - 53)

Về mặt thế chất, học sinh THPT có sự phát triển tương đối hồn thiện và ổn định, sức khỏe và sức chịu đựng cũng tốt hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Sự phát triển thế chất ở giai đoạn này có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, nhân cách cũng như tới sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em.

Mối quan hệ giữa học sinh THPT với gia đình cũng có những sự khác biệt, các em có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, được tham gia trao đổi ý kiến trong những vấn đề quan trọng của gia đình.

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi THPT là hoạt động học tập và hướng nghiệp. Hứng thú học tập của các em gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp sau này mà các em hướng tới. Vì vậy, thái độ học tập đối với từng mơn học cũng có sự phân hóa rõ ràng. Ngồi những hoạt động học tập tại trường học, học sinh THPT bắt đầu tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ khác để tăng các kỹ năng để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Sự phát triển tự nhận thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của giai đoạn này. Biểu hiện của sự tự nhận thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của bản thân theo chuẩn mực của xã hội và giá trị mình theo đuổi. Ngồi ra, ý thức muốn làm người lớn khiến học sinh THPT có nhu cầu khẳng định mình và muốn thể hiện cá tính riêng của bản thân để nhận được sự quan tâm, chú ý của những người xung quanh.

Sự hình thành thế giới quan là nét độc đáo trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Do các em chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội nên các em có nhu cầu tìm hiểu các đặc điểm về tự nhiên và xã hội, những quy tắc ứng xử xã hội và ý thức xây dựng lý tưởng sống của bản thân. Tuy nhiên, các em chưa có đủ kinh nghiệm cũng

40

như chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan nên dễ chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm, tư tưởng tiêu cực.

Một điểm đáng lưu ý trong lứa tuổi THPT là các em đã xuất hiện nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai và cách thức để đi đến vị trí ấy thơng qua hoạt động hướng nghiệp. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh các mặt hoạt động của các em. Càng cuối cấp thì xu hướng nghề nghiệp càng rõ nét và ổn định hơn.

Bên cạnh những đặc điểm trên, học sinh THPT cịn có khao khát bình đẳng trong các mối quan hệ và nhu cầu được tự lập trở lên mạnh mẽ hơn. Tính tự lập thể hiện ở 3 mặt: hành vi, tình cảm và giá trị sống. Tình bạn ở lứa tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt, các em thấy được vị trí và trách nhiệm của mình đối với tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra sự phân cực giữa những bạn được yêu mến và những bạn ít được yêu mến. Điều này góp phần giúp các em tự nhìn nhận và điều chỉnh bản thân. Ngoài ra, lứa tuổi này xuất hiện tình cảm đặc biệt đó là tình u lứa đơi. Tình u ở giai đoạn này thường đơn thuần và trong sáng, tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau từ căng thẳng, lo sợ cho đến sự vui sướng.

Tiểu kết chương 1

Chương này đã tổng hợp lại một số nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, hệ thống lý thuyết liên quan đến cảm nhận hạnh phúc, những khái niệm về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông, đặc điểm phát triển của học sinh giai đoạn trung học phổ thông và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Sau khi hệ thống hóa các lý thuyết liên quan, chúng tôi thống nhất cảm nhận hạnh phúc là một khái niệm đa chiều. Từ đó đưa ra khái niệm cơng cụ của đề tài, theo đó, cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông là trạng thái tinh thần khỏe mạnh cho phép học sinh trung học phổ thơng ứng phó với những vấn đề của cuộc sống và tự thực hiện hóa bản thân. Học sinh trung học phổ thơng có sự hài lịng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng với gia đình bạn bè và thầy cơ, tin rằng bản thân mình sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ mơi trường để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và có thể làm chủ quyết định của bản thân. Như vậy,

41

cảm nhận hạnh phúc được cấu thành từ 6 thành tố: 1) Làm chủ môi trường, 2) phát triển cá nhân, 3) có mục đích sống, 4) chấp nhận bản thân, 5) sự tự quyết và 6) có các mối quan hệ tích cực.

Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng, chúng tơi nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của các em. Từ những yếu tố sinh học như di truyền; sức khỏe; tuổi tác đến những yếu tố như trình độ học vấn; nghề nghiệp; mơi trường sống; điều kiện kinh tế; các mối quan hệ liên cá nhân như tình u, gia đình, bạn bè,…; đặc điểm tính cách như hướng ngoại, lạc quan, xung đột,…Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, với đối tượng khách thể là học sinh trung học phổ thông, chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh là chất lượng mối quan hệ bạn bè, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm tính cách.

42

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)