Cảm nhận hạnh phúc (Well-being) là một cấu trúc phức tạp đa chiều liên quan đến trải nghiệm tối ưu và hoạt động của cá nhân. Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc thường bắt nguồn từ hai quan điểm chính: 1) Cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng (Hedonic well-being) tập trung vào cảm nhận hạnh phúc chủ quan thông qua những trải nghiệm cảm xúc tích cực hay tiêu cực. 2) Cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic well-being) tập trung vào ý nghĩa, sự tự nhận thức và các hoạt động thể chất, tâm lý của con người. Hai quan điểm này dẫn đến sự khác biệt trong trọng tâm nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc.
1.2.2.1. Cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng (Hedonic well-being)
Cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng (Hedonic well-being) là một quan điểm được ra đời khá sớm. Nhà triết học Hy Lạp từ thế kỉ thứ 4 trước công nguyên Aristippus đã đưa ra quan điểm mục tiêu của cuộc sống là trải nghiệm niềm vui tối đa và hạnh
phúc đó là tổng thể của những khoảnh khắc thụ hưởng của một người. Hobbes lập luận rằng hạnh phúc hoàn tồn nằm ở việc con người thành cơng theo đuổi những
21
ham muốn. Hay Desade cho rằng theo đuổi niềm vui là mục đích cuối cùng của cuộc sống. Như vậy, những nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa thụ hưởng cho rằng cảm nhận
hạnh phúc bao gồm hạnh phúc chủ quan và những trải nghiệm niềm vui so với sự khơng hài lịng, theo cách hiểu phổ biến là bao gồm tất cả những nhận định về các yếu tố tốt/ xấu của cuộc sống (Ryan và Deci, 2001). Theo Kahnaman (1999) định nghĩa cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng là nghiên cứu về điều gì tạo ra trải nghiệm và cuộc sống dễ chịu hay khó chịu. Như vậy, một cuộc sống tốt là cuộc sống mà ở đó cảm giác dễ chịu, vui vẻ nhiều hơn sự đau khổ, buồn bực mà không cần suy xét đến nguồn gốc và trải nghiệm của sự kiện dẫn đến những cảm giác đó. Những người theo quan điểm của cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng tin rằng mục tiêu cuối cùng của cuộc sống là tối đa hóa cảm xúc tích cực và tối thiểu hóa cảm xúc tiêu cực. Ngồi ra họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động, những trải nghiệm cảm xúc tích cực từ đó có sự hài lịng trong cuộc sống.
Một trong những đại diện cho quan điểm của cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng là Diener với những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Subjective well- being). Diener cho rằng tâm trạng và cảm xúc con người phản ánh trực tiếp những gì
đang xảy ra với họ. Vì vậy cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm hai thành phần: 1) Sự hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống dựa trên những đánh giá chủ quan. Thành phần này đề cập đến nhận thức, đánh giá của cá nhân về cuộc sống của chính họ
2) Sự cân bằng tình cảm hoặc ảnh hưởng của những cảm xúc tích cực chiếm ưu thế vượt trội so với những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực (Diener, 2000). Hai khía cạnh này liên quan đến một cá nhân thường trải qua những cảm xúc dễ chịu hay khó chịu như thế nào. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực khơng độc lập với nhau nhưng mối tương quan của chúng thường yếu (Diener, 2009)
Đôi khi, tác giả chia cấu trúc này thành ba thành phần rõ ràng hơn bao gồm 1) Cảm xúc tích cực của cá nhân
2) Cảm xúc tiêu cực của cá nhân
3) Sự hài lòng về cuộc sống: Sự hài lịng cuộc sống thuộc về khía cạnh nhận thức dựa theo những tiêu chí lựa chọn của mỗi cá nhân và thường đo lường dựa trên những đánh giá và niềm tin của một người về cuộc sống của họ hoặc bằng cách xem
22
xét hoàn cảnh hiện tại với những tiêu chuẩn mà cá nhận đó tự đặt ra cho mình. Ban đầu, sự hài lòng về cuộc sống chỉ được tác giả đề cập chung chung, tuy nhiên ở các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của mình, Diener đã đề cập đến những khía cạnh cụ thể hơn trong cuộc sống như sự hài lịng về sức khỏe, cơng việc, mối quan hệ,…. Từ đó có thể thấy cách đánh giá cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc hoàn toàn vào cách đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân theo những tiêu chuẩn và cách thức của riêng họ. (Diener và cộng sự, 2009). Chính vì vậy, khi đánh giá sự hài lịng với cuộc sống, các nhà nghiên cứu theo hướng này thường cho khách thể đánh giá chung về cuộc sống của họ và khơng phải thơng qua những tiêu chí hay câu hỏi cụ thể.
Vì cảm nhận hạnh phúc chủ quan là nhận thức của cá nhân và những đánh giá mang tính chất cảm xúc về cuộc sống của họ. Vậy nên, khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm sự có mặt của cảm xúc tích cực, ít có cảm xúc tiêu cực và sự hài lịng với cuộc sống. Những trải nghiệm tích cực được cho là yếu tố cốt lõi của tâm lý học tích cực vì chúng tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho con người.
Các nghiên cứu theo hướng cảm nhận hạnh phúc chủ quan cho thấy một số kiểu liên hệ giữa ba thành tố này. 1) Kiểu thành tố độc lập, các nghiên cứu không chỉ ra mối quan hệ nhân quả nào giữa ba thành tố ngay cả khi mối tương quan giữa chúng mạnh. 2) Kiểu cấu trúc thứ bậc, tổng điểm của cảm nhận hạnh phúc chủ quan là yếu tố bậc cao và nó tạo ra mối liên hệ với các thành tố cấu thành. 3) Hệ thống nhân quả, cho thấy cảm nhận hạnh phúc chủ quan là một mạng lưới các mối quan hệ, trong đó cảm xúc tích cực và tiêu cực tồn tại độc lập với nhau, chi phối sự hài lòng cuộc sống. 4) Kiểu hỗn hợp, là sự kết hợp của ba thành tố. Cuối cùng 5) là kiểu linh hoạt, ba thành tố này có thể có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể khác nhau (Trương Thị Khánh Hà, 2020)
Như vậy, các lý thuyết của cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng đều thống nhất cảm nhận hạnh phúc cá nhân dựa vào 3 yếu tố: 1) Sự hài lòng của cá nhân về cuộc sống; 2) Sự gia tăng tối đa của các cảm xúc tích cực; 3) Sự giảm thiểu tối đa của các cảm xúc tiêu cực.
23
1.2.2.2. Cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic well-being)
Bên cạnh những tác giả đồng tình với quan điểm của cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng, nhiều nhà triết học đã phủ nhận quan điểm của cảm nhận hạnh thụ hưởng. Aristotle cho rằng quan điểm của cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng là một quan điểm thô tục khiến con người phụ thuộc vào các ham muốn. Ơng cho rằng, khơng phải tất cả những ham muốn đều đáng được theo đuổi và chúng không mang lại hạnh phúc mà hạnh phúc được tìm thấy thơng qua cách sống có đạo đức của con người và làm những việc đáng làm. Bên cạnh đó, việc tự nhận thức được tiềm năng của bản thân và phát huy nó một cách tối ưu là mục đích cuối cùng của con người (Ryan và Deci, 2001). Như vậy, Aristotle không quan tâm đến trạng thái chủ quan của cảm nhận hạnh phúc, mà điều cần hướng tới là nhiệm vụ tự nhận thức, được thực hiện theo từng cá nhân, theo khả năng và tài năng của mình (Ryff, 2006).
Thuật ngữ eudaimonic xuất phát từ tiếng Hi Lạp cổ có ý nghĩa là con người muốn đạt được hạnh phúc khi họ được trải nghiệm cuộc sống có mục đích, thử thách và cảm nhận bản thân mình trưởng thành từ những điều đó. Các nhà nghiên cứu theo
hướng cảm nhận hạnh phúc bản chất cho rằng cuộc sống không chỉ bao gồm những trải nghiệm cảm xúc tích cực nhiều hơn tiêu cực mà cịn là sự hồn thiện bản thân và tự thực hiện hóa những tiềm năng của bản thân (Ryff, 2006).
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển hướng tiếp cận cảm nhận hạnh phúc bản chất, nhiều tác giả đã cho ra đời những lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc với những điểm khác biệt nhất định. Những lý thuyết đó bao gồm cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Ryff, cảm nhận hạnh phúc tâm lý – xã hội của Keyes và tâm lý học tích cực của Seligman. Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1. Cảm nhận hạnh phúc bản chất Cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic well-being) Cảm nhận hạnh phúc tâm lý Cảm nhận hạnh phúc tâm lý - xã hội Tâm lý học tích cực
24
Cảm nhận hạnh phúc tâm lý
Đại diện tiêu biểu nhất cho hướng tiếp cận cảm nhận hạnh phúc bản chất là Carrol Ryff. Năm 1989, từ những hiểu biết sâu sắc về triết học và tâm lý học Carrol Ryff đã xây dựng một mơ hình đa chiều về cảm nhận hạnh phúc tâm lý dựa trên sự tổng hợp các lý thuyết: Khuynh hướng sống cơ bản của Buhler (1935) hướng tới sự hoàn thiện của cuộc sống, Allport (1961) nói về sự trưởng thành, Neugarten (1968) nói về sự thay đổi nhân cách khi trưởng thành, Jahoda (1979) về sức khỏe tâm thần, mơ hình giai đoạn tâm lý xã hội của Erikson (1994), Rodger (1961) với quan điểm về con người hoạt động đầy đủ và Maslow (1962) về bản thân hiện thực hóa. Bà đã khám phá ra câu hỏi về cảm nhận hạnh phúc và cho đời lý thuyết về cảm nhận
hạnh phúc tâm lý (Psychology Well-being). Ryff mô tả cảm nhận hạnh phúc không
chỉ là đạt được khối cảm mà cịn là phấn đấu cho sự hoàn hảo thể hiện thông qua
việc nhận ra tiềm năng thực sự của bản thân.
Do đó, đây là cách tiếp cận đa chiều với sáu yếu tố khác nhau của quá trình hoạt động thực tế của con người bao gồm: Làm chủ mơi trường, tự chấp nhận, có các mối quan hệ tích cực với người khác, tự chủ (Độc lập và tự quyết định), có mục đích trong cuộc sống và phát triển cá nhân (Ryff, 1898, 1995). Điều đó có nghĩa là các cá nhân hoạt động tốt khi họ thích hầu hết các đặc điểm của bản thân họ, có sự ấm áp và đáng tin cậy từ các mối quan hệ, thấy bản thân mình được phát triển tốt hơn trước, có định hướng trong cuộc sống, họ có khả năng định hình mơi trường và tự ra quyết định để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân và hoàn thành các mục tiêu đề ra (Keyes, 2002). Từ 6 thành tố trên, tác giả đã thiết kế thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý vào năm 1989. Một cá nhân có cảm nhận hạnh phúc tâm lý cao thường thay thế cho tình trạng sức khỏe tâm thần tốt bởi vì nó đề cập tới khả năng thích ứng với mơi trường, khả năng điều chỉnh cảm xúc hành vi cho phù hợp với nhu cầu của bản thân và áp lực từ môi trường. Theo Bar-on, các yếu tố đáng tin cậy nhất của cảm nhận hạnh phúc tâm lý là sự quan tâm, mối quan hệ liên cá nhân, sự độc lập và quyết đoán khi ra quyết định, khả năng chịu đựng áp lực và sự tự thực hiện để phát huy tiềm năng của bản thân. (Bar-on, 2000)
25
Sự phát triển và đánh giá thang đo để đo lường sáu khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc tâm lý được hướng dẫn bởi phương pháp tiếp cận xây dựng để đánh giá tính cách. Kể từ lần xuất bản đầu tiên của thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý, đã có nhiều cuộc điều tra kiểm định tính hợp lệ của mơ hình dựa trên lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc tâm lý (Psychology Well-being). Các nghiên cứu cho thấy rằng, mơ hình phù hợp với thực tế.
Mơ hình đa chiều với sáu thành tố của cảm nhận hạnh phúc tâm lý bao gồm: 1) Làm chủ mơi trường, 2) phát triển cá nhân, 3) có mục đích sống, 4) chấp nhận bản thân, 5) sự tự quyết và 6) có các mối quan hệ tích cực. Sáu yếu tố này tạo nên một mơ hình lý thuyết tổng hợp của cảm nhận hạnh phúc tâm lý.
1) Làm chủ môi trường.
Làm chủ môi trường liên quan đến năng lực quản lý môi trường của một cá nhân. Điều này đòi hỏi cá nhân cần có năng lực kiểm sốt các hoạt động bên ngồi xã hội và tận dụng những cơ hội xung quanh để đưa ra những lựa chọn và tự tạo ra bối cảnh phù hợp với nhu cầu, mục đích của các nhân đó (Ryff, 2008). Lý thuyết này cũng nhấn mạnh khả năng của cá nhân đi ra thế giới và thay đổi thế giới một cách sáng tạo thông qua các hoạt động. Điều này cho thấy những hoạt động tích cực và làm chủ mơi trường là những yếu tố quan trọng trong hoạt động tâm lý tích cực.
Người có điểm số cao là người thành thạo và có năng lực quản lý mơi trường, kiểm sốt sự phức tạp các hoạt động bên ngoài, tận dụng các cơ hội xung quanh hiệu quả để lựa chọn và tạo bối cảnh phù hợp với nhu cầu và giá trị bản thân. Người có điểm số thấp thường gặp khó khăn trong việc quản lý cơng việc hằng ngày, cảm thấy khó hoặc khơng thể thay đổi mơi trường xung quanh để đưa ra các quyết định kịp thời, thiếu cảm giác kiểm sốt được mơi trường bên ngồi (Ryff, 2006)
2) Sự tự quyết
Sự tự quyết bao gồm mong muốn và tự đưa ra quyết định, sự độc lập của một cá nhân mà không bị chịu tác động bởi người khác cùng với đó là sự tự ý thức và tự thay đổi hành vi từ bên trong (Ryff, 2008). Người có sự tự quyết là người có những quan điểm đánh giá từ bên trong, theo đó họ khơng nhìn vào đánh giá của người khác mà tự đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân. Đặc biệt được mô tả liên quan đến giải phóng
26
khỏi quy ước, theo đó, cá nhân khơng cịn bám vào niềm tin, nỗi sợ hãi hay quy định của tập thể. Các nhà tâm lý phát triển cũng nêu lên tầm quan trọng của sự tự quyết liên quan đến cảm giác tự do khi thoát khỏi những chuẩn mực của cuộc sống hằng ngày.
Người có điểm số cao là người tự quyết định và độc lập, có khả năng đối mặt và điều chỉnh những áp lực xã hội để suy nghĩ và hành động theo những cách cá nhân đó mong muốn, họ có khả năng tự đánh giá bằng những tiêu chuẩn cá nhân và so sánh với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội và từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngược lại, với những cá nhân có điểm số thấp, họ thường quan tâm đến đánh giá và sự kỳ vọng của những người xung quanh vì thế họ thường dựa vào đánh giá của người khác để đưa ra các quyết định quan trọng. Phù hợp những áp lực xã hội để suy nghĩ và hành động theo những cách nhất định.
3) Phát triển cá nhân.
Sự phát triển cá nhân đề cập tới cảm giác được liên tục phát triển của một cá nhân, nó liên quan chặt chẽ tới sự tự thực hiện hóa (Ryff, 2008). Điều đó có nghĩa rằng cá nhân đó khơng chỉ đạt được những mục tiêu trước đó mà còn tiếp tục phát triển những tiềm năng của bản thân và mở rộng những hành vi mới. Ngồi ra cịn là sự cởi mở với những trải nghiệm mới, tự nhận ra tiềm năng của bản thân và từ đó tự cải thiện bản thân theo thời gian. Nhu cầu tự thực hiện hóa và phát huy tiềm năng của bản thân là trọng tâm của sự phát triển cá nhân. Sự cởi mở với những trải nghiệm là đặc điểm quan trọng của người hoạt động đầy đủ. Lý thuyết về vòng đời cũng nhấn mạnh tới sự liên tục tăng trưởng và đương đầu với thách thức, nhiệm vụ mới trong các giai đoạn khác nhau của q trình trưởng thành.
Người có điểm số cao có cảm giác bản thân tiếp tục được phát triển, họ cởi mở với những trải nghiệm mới, có ý thức tự nhận ra tiềm năng của bản thân, tự nhận thấy sự cải thiện về bản thân và hành vi theo thời gian, thay đổi theo cách phản ánh hiểu biết nhiều hơn về bản thân và hiệu quả trong cơng việc. Ngược lại, với những người có điểm số thấp có cảm giác bản thân trì trệ, thiếu ý thức cải thiện hay mở rộng theo thời gian, cảm thấy buồn chán và khơng có hứng thú trong cuộc sống, cảm thấy khơng thể phát triển hành vi mới.
27