.Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 99 - 104)

3.3 .Hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc

3.3.2.Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc

Ở phần này, chúng tôi sẽ làm rõ mối liên hệ giữa ba kiểu hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng qua phép thống kê phân tích tương quan Pearson. Liệu những kiểu hành vi làm cha mẹ trợ giúp, kiểm sốt tâm lý, kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh hay không và mức độ ảnh hưởng như thế nào. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.17

89

Bảng 3.17. Tương quan giữa các kiểu hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1. Hỗ trợ (Cha) 1 2. Hỗ trợ ( Mẹ) 0,725* * 1 3. Kiểm soát hành vi (Cha) 0,666* * 0,11** 1 4. Kiểm soát hành vi (Mẹ) 0,453* * 0,624* * 0,755* * 1

5. Kiểm soát tâm lý

(Cha) 0,112 -0,105

0,202*

* -,0003 1 6. Kiểm soát tâm lý

(Mẹ) -0,046 0,000 0,058 0,102 0,848* * 1 7. Cảm nhận hạnh phúc chung 0,313* * 0,204* * 0,25** 0,163* -0,197 ** -0,26** 1 8. Sự tự quyết 0,006 0,025 -0,080 -0,039 -0,245 ** -0,24** 0,555* * 1 9. Làm chủ môi trường 0,127 -0,010 0,013 -0,073 -0,147* -0,22** 0,53** 0,499* * 1

90 10. Mục đích cuộc sống 0,096 0,019 0,089 0,047 -0,113 -0,15* 0,387* * 0,18** 0,075 1 11. Mối quan hệ tích cực 0,124 0,080 0,099 0,071 -0,29** -0,33** 0,596* * 0,42** 0,3** 0,095 1 12. Tự chấp nhận 0,395* * 0,315* * 0,38** 0,27** 0,031 -0,011 0,59** -0,086 0,018 0,005 00,15* 1 13. Phát triển cá nhân 0,038 0,036 0,11 0,1 0,21** 0,22** -0,007 -0,53** -0,37** -0,029 -0,38** 0,25** 1 Ghi chú: ** P < 0,01; * p < 0,05

91

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.17 cho phép nhận định rằng tất cả các nhóm hành vi của hành vi làm cha mẹ (hành vi hỗ trợ, kiểm soát hành vi và kiểm sốt tâm lý) đều có mối tương quan đối với cảm nhận hạnh phúc chung của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La ở những mức độ khác nhau. Trong đó, hành vi hỗ trợ và kiểm sốt hành vi có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc, hành vi kiểm soát tâm lý có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn mức độ ảnh hưởng của từng nhóm hành vi làm cha mẹ tới cảm nhận hạnh phúc chung cũng như từng khía cạnh cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng.

Nhóm hành vi hỗ trợ có tương quan thuận trung bình với cảm nhận hạnh phúc

chung của học sinh. Trong đó hành vi hỗ trợ của cha (r = 0,313; p < 0,01) có ảnh hưởng lớn hơn tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh so với hành vi hỗ trợ của mẹ (r = 0,204; p < 0,01). Như vậy có thể thấy đối với học sinh trung học phổ thông, những hành vi hỗ trợ của cha và mẹ có tác động tích cực tới cảm nhận hạnh phúc của các em học sinh. Cha mẹ dành nhiều thời gian lắng nghe, trợ giúp và tương tác tích cực với con cái sẽ giúp cho đứa trẻ tự tin, xây dựng cảm xúc tích cực hay các mối quan hệ tích cực, có khả năng tự phát triển và làm chủ mơi trường tốt hơn. Trong đó, mối liên hệ tích cực giữa hành vi trợ giúp của cha có ý nghĩa hơn so với hành vi trợ giúp của mẹ. Có thể thấy người cha thường đóng vai trị là trụ cột trong gia đình và thường có tiếng nói hơn trong gia đình theo quan niệm của Việt Nam dẫn đến sự trợ giúp và công nhận của người cha khiến cho đứa trẻ tin tưởng hơn vào bản thân và dễ dàng hơn để xây dựng những giá trị bản thân lành mạnh hơn so với người mẹ. Tuy nhiên, trong các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, hành vi trợ giúp của cha mẹ chỉ có tương quan thuận với sự tự chấp nhận của học sinh với mức tương quan đối với cha r = 0,395 (p < 0,01) và đối với mẹ r = 0,315 (p < 0,01). Điều này thể hiện, hành vi hỗ trợ của cha mẹ có tác động trực tiếp và lớn nhất đến sự tự nhận thức và tự chấp nhận bản thân. Cha mẹ càng thể hiện sự giáo dục dân chủ, tôn trọng và lắng nghe con cái càng khiến cho các em tin tưởng và chấp nhận những ưu điểm và hạn chế của bản thân mình hơn. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự hỗ trợ, chăm sóc,

92

quan tâm của cha mẹ đối với con cái sẽ đem lại sự phát triển tích cực cũng như gia tăng cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng.

Nhóm hành vi thứ hai là nhóm kiểm sốt hành vi cũng có mối tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc chung nhưng với mức độ ít chặt chẽ hơn. Cụ thể kiểm soát hành vi của cha có mức tương quan thuận r = 0,25 (p < 0,05) và hành vi kiểm soát của mẹ có tương quan thuận r = 0,165 (p <0,05). Cũng giống như hành vi hỗ trợ, kiểm soát hành vi của cha có mức tương quan với cảm nhận hạnh phúc cao hơn hành vi của mẹ. Trong các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc, kiểm soát hành vi của cha mẹ có tương quan thuận với sự tự chấp nhận của học sinh (r cha = 0,38, p < 0,01 và r mẹ = 0,27, P < 0,01). Điều này có nghĩa là cha mẹ càng quan tâm và biết rõ đến những hoạt động hàng ngày của con, những mối quan hệ bạn bè của con cái thì càng khiến cho các con chấp nhận bản thân cao hơn và cảm nhận hạnh phúc lớn hơn. Xét về khía cạnh văn hóa cộng đồng làng sóm ở Việt Nam, việc hỏi thăm về tình hình sức khỏe, các hoạt động thường ngày hay các mối quan hệ xung quanh diễn ra thường xuyên hơn và được coi đó là một nét truyền thống văn hóa. Vì thế học sinh cảm thấy sự giám sát của cha mẹ ở các hoạt động hàng ngày hay các mối quan hệ xung quanh bản thân là điều hiển nhiên và còn được coi là sự quan tâm của cha mẹ dành cho mình. Chính vì vậy, việc kiểm sốt hành vi của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của các em.

Nhóm hành vi cuối cùng là nhóm kiểm sốt tâm lý có mối tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Trong đó, sự tương quan kiểm sốt tâm lý của người cha (r = -0,197, p < 0,01) thấp hơn tương quan kiểm soát tâm lý của mẹ (r = -0,26, p < 0,01). Trong đó, hành vi kiểm sốt tâm lý của cha và mẹ có tương quan nghịch với hầu hết các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc. Kiểm soát tâm lý ảnh hưởng lớn nhất đến mối quan hệ tích cực với người khác (r cha = -0,29, p < 0,01 và r mẹ = -0,33, p < 0,01); tiếp đó là sự tự quyết (r cha = -0,245, p < 0,01 và r mẹ = -0,24, p < 0,01); phát triển cá nhân (r cha = -0,21, p < 0,01 và r mẹ = -0,22, p < 0,01) cuối cùng là làm chủ môi trường (r cha = -0,147, p <0,05 và r mẹ = -0,22, p < 0,01). Có thể thấy, cha mẹ càng thể hiện sự áp đặt con cái theo suy nghĩ quan điểm của mình, càng đổ lỗi hay la mắng con cái mỗi

93

khi trẻ không đạt được kỳ vọng của cha mẹ hay cha mẹ càng ít tơn trọng và lắng nghe con cái thì mức độ cảm nhận hạnh phúc của các con càng thấp, trẻ càng ít có những mối quan hệ tích cực với người khác, khó khăn trong việc ra quyết định, khó khăn trong việc ứng phó với những tác động của mơi trường xung quanh và ít có cảm giác bản thân được phát triển. Trong hai lần nghiên cứu của Sherk (2007) cách nhau một năm về mối liên hệ giữa kiểm soát tâm lý của cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên cho thấy sự kiểm sốt tâm lý của cha mẹ có tác động tiêu cực tới cảm nhận hạnh phúc. Cụ thể, trong lần nghiên cứu thứ nhất cho thấy sự kiểm sốt tâm lý của cha mẹ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng cuộc sống, khả năng làm chủ và sự tự chấp nhận của trẻ. Trong lần nghiên cứu thứ 2 sau một năm đối với cùng đối tượng thanh thiếu niên có cha mẹ kiểm sốt tâm lý cao cho thấy có sự giảm sút của sức khỏe tinh thần, cảm nhận hạnh phúc và tăng mức độ tuyệt vọng. Phần lớn sự tương quan giữa hành vi kiểm soát tâm lý với cảm nhận hạnh phúc của người mẹ thường chặt chẽ hơn so với người cha. Xem xét trong mối quan hệ gia đình, người mẹ thường có những kết nối cảm xúc nhiều hơn người cha vì thế học sinh thường gần gũi với mẹ hơn. Người mẹ chăm sóc con cái bằng sự dịu dàng và yêu thương còn người cha bằng quyền uy vì thế sự kiểm sốt tâm lý của người mẹ sẽ khiến học sinh cảm thấy hụt hẫng hơn so với người cha. Chính vì vậy, khi học sinh nhận sự kiểm soát tâm lý cao từ người mẹ, các em sẽ có cảm nhận hạnh phúc thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ tác động của kiểm soát tâm lý với cảm nhận hạnh phúc chỉ ở mức thấp hoặc trung bình thấp. Điều này khá phù hợp với văn hóa phương Đơng khi việc kiểm soát và áp đặt con cái vẫn cịn tồn tại trong nhiều gia đình hiện nay.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 99 - 104)