3.2 .Cảm nhận hạnh phúc và chất lượng tình bạn
3.2.1 .Thực trạng chất lượng tình bạn của học sinh
66
Chất lượng tình bạn được dùng như một cách để xác định một mối quan hệ liên cá nhân với sự tự nguyện và cùng trải nghiệm một mối quan hệ chung. Tình bạn khơng chỉ đơn giản là sự níu kéo lẫn nhau trong một mối quan hệ mà còn thể hiện những mong đợi bạn bè của mỗi cá nhân, đáp ứng những nhu cầu về mặt cảm xúc xã hội hay sự hỗ trợ, bảo vệ nhau. Chất lượng tình bạn trong nghiên cứu này sẽ đề cập tới 4 khía cạnh của tình bạn đó là sự gần gũi, giúp đỡ, chấp nhận và an toàn. Thang đo chất lượng tình bạn sẽ làm rõ vấn đề này và được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Điểm trung bình chất lượng tình bạn của học sinh
M SD Trung bình chung 4,3 0,868 Khía cạnh gần gũi 4,63 0,901 Khía cạnh giúp đỡ 4,48 1,051 Khía cạnh chấp nhận 4,36 1,044 Khía cạnh an tồn 3,96 0,995
Điểm chung bình chung M = 4,3 với độ lệch chuẩn SD = 0,868 cho thấy mức độ chất lượng tình bạn của học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La ở mức trung bình cao. Trong tất cả các khía cạnh của chất lượng tình bạn có thể thấy học sinh cảm nhận sự gần gũi trong mối quan hệ bạn bè là cao nhất và khía cạnh an tồn trong mối quan hệ giữa các em và bạn bè của mình là thấp nhất. Như vậy, có thể thấy các em có những mối quan hệ gắn bó và thân thiết với nhau nhưng vẫn chưa đánh giá cao sự tin tưởng và cảm giác an tồn của bản thân đối với bạn bè của mình.
Xem xét trong khía cạnh an tồn, đây là khía cạnh được đánh giá thấp nhất trong 4 khía cạnh của chất lượng tình bạn với điểm trung bình M = 3,96 (SD = 0,995). Trên thang điểm từ 1 đến 6 thì điểm trung bình của khía cạnh này ở mức trung bình. Những nội dung học sinh đánh giá cao nhất là “Em sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn em
nếu bạn ấy gặp vấn đề ở trường” (M = 4,46; SD = 1,301) và “Em cảm thấy an toàn khi đi cùng bạn bè của em” (M = 4,45; SD = 1,241). Nội dung học sinh đánh giá thấp
67
em không bao giờ thất hứa” (M = 3,406; SD = 1,395). So với các nội dung khác, phần
lớn các em chỉ cho điểm ở mức độ 2, 3, 4 trên tổng số 6 mức độ ở hai nội dung được đánh giá thấp nhất. Như vậy, có thể thấy các em đánh giá cao việc được ở bên cạnh bạn bè của mình và bảo vệ nhau trước những vấn đề ở trường học hay những lời khuyên từ bạn bè của mình, tuy nhiên học sinh lại khơng đánh giá cao sự trung thực và giữ lời hứa của bạn bè mình.
Ở khía cạnh sự gần gũi trong mối quan hệ bạn bè, đây là khía cạnh học sinh đánh giá cao nhất trong bốn khía cạnh của chất lượng tình bạn với điểm trung bình M = 4,63 (SD = 0,901). Trong đó, các nội dung được học sinh đánh giá cao nhất bao gồm “Chúng em luôn chia sẻ những kinh nghiệm sống cho nhau” (M = 4,83; SD = 1,223); “Em khơng cảm thấy xấu hổ khi làm điều gì đó hài hước trước mặt các bạn
của mình” (M = 4,8; SD = 1,332) và “Em ln trị chuyện với bạn em ngay cả khi chúng em học khác lớp” (M = 4,76; SD = 1,412). Nội dung được các em đánh giá
thấp nhất trong khía cạnh này là “Em hiểu tâm trạng của bạn em” (M = 4,31;SD = 1,249) và “Em hiểu hồn cảnh và trình độ của bạn em” (M = 4,375; SD = 1,236). Điều này có thể thấy nhu cầu lớn được kết bạn và giao lưu bạn bè của học sinh. Các em có thể thoải mái chia sẻ và thể hiện bản thân trước mặt bạn bè, khi có khó khăn thì các em nghĩ đến việc xin lời khuyên của bạn bè. Điều này phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên do kinh nghiệm sống chưa được phong phú và chưa đủ sự nhạy cảm nên khả năng nhận biết và hiểu những sự thay đổi tâm lý của bạn bè cịn hạn chế.
Một khía cạnh khác cũng được học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La đánh giá cao với điểm trung bình M = 4,48 (SD = 1,051) là sự giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt trong vấn đề học tập “Các bạn giúp em sửa những lỗi sai trong bài tập về nhà
của em” (M = 4,64; SD = 1,216), “Các bạn của em giúp em giải quyết nhiều vấn đề”
(M = 4,5; SD = 1,213) và “Bạn em luôn giúp đỡ em khi em gặp vấn đề trong việc
hoàn thành bài tập về nhà” (M = 4,3; SD = 1,36). Các em ở độ tuổi này có sự tập
trung chú ý vào bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn mình gặp khó khăn từ việc học cho đến những vấn đề khác trong cuộc sống.
68
Khía cạnh cuối cùng trong chất lượng tình bạn là sự chấp nhận. Sự chấp nhận được học sinh trung học phổ thông đánh giá khá cao với điểm trung bình M = 4,36 (SD = 1,044). Điều này được thể hiện thông qua các nội dung như “Bạn em đối xử
tốt với em” (M = 4,5; SD = 1,228); “Mối quan hệ của em với các bạn giống như anh chị em trong nhà” (M = 4,44; SD = 1,35); “Bạn em dễ dàng tha thứ cho em” ( M =
4,438; SD = 1,29). Từng khía cạnh của chất lượng tình bạn của học sinh được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Mức độ của chất lượng tình bạn
Nội dung M SD
Khía cạnh gần gũi
Em ln trị chuyện với bạn em ngay cả khi chúng em học
khác lớp. 4,76 1,412
Chúng em luôn chia sẻ kinh nghiệm sống cho nhau. 4,83 1,223
Em không cảm thấy xấu hổ khi làm điều gì đó hài hước
trước mặt các bạn của em. 4,799 1,333
Em hay nói đùa với bạn em 4,68 1,276
Em hiểu tâm trạng của bạn em 4,31 1,249
Em biết hồn cảnh, trình độ của bạn em 4,38 1,236
Khía cạnh giúp đỡ
Các bạn của em giúp em giải quyết nhiều vấn đề. 4,5 1,213
Các bạn giúp em sửa những lỗi sai trong bài tập về nhà của
em. 4,638 1,216
Bạn em luôn giúp đỡ em khi em gặp vấn đề trong việc hồn
69
Khía cạnh chấp nhận
Bạn em dễ dàng tha thứ cho em. 4,438 1,293
Mối quan hệ của em với các bạn giống như anh chị em
trong nhà 4,44 1,351
Chúng em có thể vượt qua những khác biệt trong quan
điểm của chúng em ngay lập tức. 4,05 1,36
Bạn em đối xử với em rất tốt 4,5 1,228
Khía cạnh an tồn
Em tin tưởng rằng bạn em sẽ khơng tiết lộ bí mật của em. 3,84 1,609
Bạn em khơng bao giờ nói dối em. 3,2 1,544
Em ln lắng nghe lời khuyên của các bạn. 4,29 1,247
Bạn em không bao giờ thất hứa. 3,41 1,395
Em tin vào tất cả những thông tin nhận được từ bạn em. 3,88 1,295
Em cảm thấy yên tâm khi những đồ dùng quý giá của em
được bạn em giữ. 4,14 1,392
Em sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn em nếu bạn ấy gặp
vấn đề ở trường. 4,46 1,301
Em cảm thấy an toàn khi đi cùng bạn bè của em 4,45 1,241
Như vậy có thể thấy, học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La có chất lượng tình bạn ở mức trung bình cao. Trong đó, các em coi trọng nhất sự gần gũi đối với bạn bè của mình, các em có nhu cầu cao trong việc được giao tiếp, thể hiện bản thân và chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với nhau. Bên cạnh đó cũng địi hỏi sự giúp đỡ của bạn mình trong cả việc học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, học sinh lại có đánh giá sự an toàn, trung thực và tin cậy đối với bạn bè là thấp nhất.
70