.Hành vi làm cha mẹ

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 46 - 47)

Hành vi làm cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thanh thiếu niên. Làm cha mẹ chưa từng là một cơng việc đơn giản địi hỏi sự đầu tư lớn về mặt thời gian, tình cảm và năng lượng. Theo Baumrind về cách nuôi dạy con cho thấy rằng trẻ em phát triển bằng cách xã hội hóa. Đây là một q trình mà trẻ em và thanh thiếu niên thơng qua giáo dục, đào tạo, bắt chước, tương tác với cha mẹ để tiếp thu văn hóa, kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện những hoạt động trong cuộc sống. Sự phát triển tối ưu của trẻ phụ thuộc cả sự hỗ trợ và kiểm soát bởi cha mẹ. Sự hỗ trợ này chính là tình u thương của cha mẹ dành cho con cái cũng như sự hỗ trợ những kế hoạch hay đáp ứng những nhu cầu của trẻ (Baumrind, 2013).

Hành vi làm cha mẹ có thể hiểu là q trình thúc đẩy và hỗ trợ của cha mẹ theo những phong cách khác nhau đối với sự phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành (Brooks, 2012). Như vậy có thể hiểu hành vi làm cha mẹ bao gồm hai khía cạnh là phong cách làm cha mẹ và hành vi nuôi dạy

36

con cái. Phong cách làm cha mẹ được hiểu là bầu khơng khí cảm xúc trong q trình tương tác với con cái hay có thể hiểu là cách cha mẹ phản ứng và đưa ra yêu cầu đối với con cái. Hành vi nuôi dạy con cái thường được đề cập đến việc giao nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của cha mẹ đối với con cái. Như vậy có thể thấy hành vi nuôi dạy con cái bao gồm với những hành vi mang tính chất cụ thể và phong cách làm cha mẹ thể hiện cho cách kiểu thực hành ni dạy con ở khía cạnh rộng hơn. Trong các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm nhận hạnh phúc cho thấy hành vi làm cha mẹ có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Trong nghiên cứu của Newlan (2014) chỉ ra rằng, hạnh phúc gia đình là nền tảng phát triển của hành vi làm cha mẹ. Hành vi làm cha mẹ là yếu tố trung gian của cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên.

Phần lớn hành vi làm cha mẹ được đánh giá thông qua phong cách làm cha mẹ và có thể làm tăng hoặc cản trở sự gắn kết giữa cha mẹ và thanh thiếu niên. Vì thế cha mẹ cần thể hiện những hành vi nhất quán, ấm áp và hỗ trợ con cái (Kayla Cripps, 2009). Sự tham gia của cha mẹ tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên đặc biệt ảnh hưởng đến lòng tự trọng, sự tự nhận thức, các mối quan hệ liên cá nhân và các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống gia đình (Kayla Cripps, 2009).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới hành vi làm cha mẹ ở những khía cạnh là sự hỗ trợ của cha mẹ và sự kiểm soát hành vi, kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái. Sự hỗ trợ của cha mẹ thường được cho là mức độ chấp nhận hoặc nhiệt tình mà cha mẹ dành cho con của mình. Sự hỗ trợ của cha mẹ được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong q trình phát triển của trẻ. Sự kiểm sốt hành vi đề cập đến việc cha mẹ đưa ra những điều luật, quy định đối với những hành vi của trẻ. Kiểm soát hành vi ở mức độ cao hơn có thể có những tác động tốt hơn đến với những hành vi của trẻ. Ngược lại, sự kiểm soát tâm lý thường được coi là những tác động tiêu cực đến sự phát triển cũng như cảm nhận hạnh phúc của trẻ vì nó đề cập đến sự xâm nhập và thao túng thế giới tâm lý của trẻ (ví dụ như hạn chế tương tác bằng lời nói, vơ hiệu hóa cảm xúc). (Brian, K.Barber và cộng sự, 2006)

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 46 - 47)