3.2 .Cảm nhận hạnh phúc và chất lượng tình bạn
3.2.2 .Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn đối với cảm nhận hạnh phúc
Để tìm hiểu yếu tố chất lượng tình bạn ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La, chúng tơi xem xét liệu yếu tố chất lượng tình bạn với 4 khía cạnh gần gũi, giúp đỡ, chấp nhận và an tồn có tương quan với cảm nhận hạnh phúc hay khơng và mức độ ảnh hưởng của yếu tố này với cảm nhận hạnh phúc như thế nào. Chúng tơi cũng muốn tìm hiểu xem bắt nạt học đường có mối liên hệ như thế nào đối với cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Chúng tôi sử dụng phép phân tích thống kê suy luận là tương quan để tìm hiểu các vấn đề trên. Kết quả phân tích dữ liệu bằng phép tương quan Pearson được thể hiện trong bảng 3.8.
71
Bảng 3.8. Tương quan giữa chất lượng tình bạn và cảm nhận hạnh phúc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Cảm nhận hạnh phúc chung 1 2. Sự tự quyết 0,56** 1 3. Làm chủ môi trường 0,53** 0,499** 1 4. Mục đích cuộc sống 0,039** 0,18** 0,075 1 5. Mối quan hệ tích cực 0,596** 0,42** 0,3** 0,095 1 6. Tự chấp nhận 0,589** -0,09 0,02 0,005 0,15* 1 7. Phát triển cá nhân -0,007 -0,53** -0,37** -0,03 -0,38** 0,25** 1 8. Chất lượng tình bạn chung 0,303** -0,14* -0,16* -0,08 0,28** 0,55** 0,199** 1 9. Gần gũi 0,272** -0,096 -0,11 -0,04 0,27** 0,44** 0,14* 0,86** 1 10. Giúp đỡ 0,295** -0,08 -0,12 -0,03 0,34** 0,44** 0,12 0,8** 0,62** 1 11. Chấp nhận 0,302** -0,075 -0,15* -0,07 0,29** 0,505** 0,15* 0,9** 0,74** 0,69** 1 12. An toàn 0,23** -0,19** -0,16* -0,104 0,165* 0,52** 0,24** 0,92** 0,65** 0,66** 0,77** 1 Chi chú: ** p < 0,01; * p < 0,05
72
Bảng 3.8 cho thấy sự tương quan của chất lượng tình bạn nói chung cũng như các khía cạnh của chất lượng tình bạn đối với cảm nhận hạnh phúc chung ở các mức độ khác nhau. Trong đó, chất lượng tình bạn nói chung và các khía cạnh của chất lượng tình bạn như sự gắn kết, sự chấp nhận, sự giúp đỡ và sự an tồn có tương quan thuận đối với cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp hoặc trung bình. Trong đó, chất lượng tình bạn chung có tương quan thuận, trung bình đối với cảm nhận hạnh phúc (r = 0,303; p < 0,01). Trong các khía cạnh của chất lượng tình bạn thì khía cạnh chấp nhận có tương quan thuận, trung bình (r = 0,302; p < 0,01). Những khía cạnh cịn lại chỉ có tương quan thấp so với cảm nhận hạnh phúc, cụ thể khía cạnh gần gũi (r = 0,272; p < 0,01); khía cạnh giúp đỡ (r = 0,295; p < 0,01); khía cạnh an tồn (r = 0, 233; p <0,01). Như vậy có thể thấy rằng những học sinh nào có chất lượng tình bạn càng cao thì mức độ cảm nhận hạnh phúc nói chung càng cao. Đặc biệt khi một cá nhân nhận được sự chấp nhận, cảm thơng của các nhóm bạn bè càng lớn thì mức độ cảm nhận hạnh phúc của cá nhân đó càng cao. Mặc dù mức độ tương quan chỉ ở mức trung bình thấp nhưng cũng thể hiện được phần nào sự tác động của chất lượng tình bạn đối với cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La. Một nghiên cứu được tiến hành bởi tác giả Akin (2016) đã chứng minh rằng một cá nhân có chất lượng tình bạn cao có những ảnh hưởng tích cực đến khả năng điều chỉnh tâm lý và nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc. Cũng một nghiên cứu khác đến từ Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Orkide (2016) về mối liên hệ giữ chất lượng tình bạn và cảm nhận hạnh phúc cũng chỉ ra rằng tất cả các yếu tố của chất lượng tình bạn đều có mối tương quan và có thể dự báo cho mức độ cảm nhận hạnh phúc của học sinh cấp 3.
Xem xét từng khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc có thể nhận ra rằng chất lượng tình bạn nói chung có mối tương quan thuận đối với ba khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc đó là mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,28; p < 0,01), tự chấp nhận (r = 0,55; p < 0,01) và phát triển cá nhân (r = 0,25; p < 0,01). Trong đó, hai khía cạnh là mối quan hệ tích cực với người khác và phát triển cá nhân có hệ số tương quan khá lỏng lẻo thì khía cạnh tự chấp nhận lại có hệ số tương quan với chất lượng tình bạn tương đối
73
chặt chẽ. Điều này cho thấy học sinh có chất lượng tình bạn càng cao thì các em sẽ càng thể hiện thái độ tích cực đối với bản thân, càng dễ dàng chấp nhận nhiều khía cạnh của bản thân bao gồm cả những phẩm chất xấu và tốt. Bên cạnh đó, hai khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc lại có tương quan nghịch với chất lượng tình bạn đó là sự tự quyết (r = 0,14; p < 0,05) và làm chủ môi trường (r = 0,16; p < 0,05). Tuy nhiên sự tương quan này lại không chặt chẽ. Và một khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc khơng có sự tương quan với chất lượng tình bạn đó là mục đích cuộc sống (r = 0,08; p >0,05).
Khi phân tích các khía cạnh nhỏ của chất lượng tình bạn, với khía cạnh sự gần gũi trong tình bạn, có thể thấy khía cạnh này có tương quan thuận với một số khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc cụ thể là mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,27; p <0,01); tự chấp nhận (r = 0,44; p < 0,01); phát triển cá nhân (r = 0,14; p < 0,01). Tuy nhiên sự tương quan giữa sự gần gũi với các mối quan hệ tích cực và phát triển cá nhân là tương đối yếu, sự tương quan giữa sự gần gũi và tự chấp nhận ở mức trung bình. Như vậy có thể thấy sự gần gũi trong tình bạn của các em học sinh có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự tự chấp nhận bản thân của các em. Chính sự giao tiếp, quan tâm, chia sẻ và cho nhau lời khuyên của bạn bè giúp cho học sinh có thể tự đánh giá bản thân và định hướng giá trị bản thân. Ngồi ra, sự gần gũi khơng có tương quan đối với các khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc.
Khía cạnh tiếp theo của chất lượng tình bạn là sự giúp đỡ cũng có tương quan thuận với một vài khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc như mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,34; p < 0,01) và tự chấp nhận (r = 0,44; p < 0,01). Sự tương quan của các khía cạnh này ở mức trung bình, điều này cho thấy khi học sinh nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong cả vấn đề học tập và cuộc sống thì các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tự nhận thức bản thân, bên cạnh đó mối quan hệ đối với những người xung quanh cũng trở nên tích cực hơn. Ngồi ra, sự giúp đỡ trong tình bạn khơng có tương quan với các khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc.
Khía cạnh sự chấp nhận trong nhóm bạn bè là một khía cạnh có tương quan mạnh mẽ nhất đối với cảm nhận hạnh phúc nói chung, sự chấp nhận phản ánh sự tương quan
74
thuận với một vài khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc như mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,29; p < 0,01), tự chấp nhận ( r = 0,505; p < 0,01), phát triển cá nhân ( r = 0,15; p < 0,01). Trong đó, sự chấp nhận của nhóm bạn bè với một cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tự chấp nhận bản thân của cá nhân đó. Điều này khá dễ hiểu khi học sinh trung học phổ thơng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các giá trị bản thân, các em chịu nhiều ảnh hưởng từ những phản ứng của các nhóm bạn đối với mình. Mặc dù khía cạnh mối quan hệ tích cực với người khác và phát triển cá nhân có mức tương quan thấp hơn so với tự chấp nhận nhưng cũng có thể thấy được sự tác động của sự chấp nhận và cơng nhận của nhóm bạn đến với những mối quan hệ tích cực xung quanh hay sự phát triển của học sinh. Bên cạnh đó, sự chấp nhận của bạn bè có tương quan nghịch đối với khía cạnh làm chủ mơi trường (r = -0,15; p < 0,05), mặc dù tương quan này tương đối yếu nhưng cũng có thể thấy sự tác động một phần của sự chấp nhận của nhóm bạn bè đối với khả năng kiểm soát và làm chủ những yếu tố bên ngồi mơi trường của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La.
Khía cạnh cuối cùng của yếu tố chất lượng tình bạn là sự an tồn cũng có tương quan thuận đối với một số khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc như tự chấp nhận (r = 0,52; p < 0,01, có thể thấy cảm giác an tồn, tin tưởng trong tình bạn có ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới sự tự chấp nhận bản thân của các em. Khi học sinh có sự tin tưởng và an tồn mạnh mẽ từ nhóm bạn thì các em cũng dễ dàng tin tưởng bản thân hơn, các em ít có những hồi nghi về bản thân và từ đó có được sự tự tin trong học tập cũng như trong cuộc sống. Sự an tồn có tương quan thuận với hai khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc nhưng thấp hơn là mối quan hệ tích cực với người khác (r = 0,165; p < 0,05) và ), phát triển cá nhân (r = 0,24; p < 0,01), cảm giác an toàn và tin tưởng trong nhóm bạn cũng tác động đến các mối quan hệ khác của học sinh cũng như là cảm giác bản thân đang có sự phát triển. Cảm giác an toàn là nhu cầu cơ bản và tiền đề cho sự phát triển của con người vì vậy khi học sinh cảm nhận được sự an toàn và tin tưởng đối với nhóm giao tiếp quan trọng nhất ở lứa tuổi này là nhóm bạn thì sẽ tạo tiền đề cho những mối quan hệ tích cực hơn từ đó phát triển bản thân tốt hơn. Sự an tồn trong tình bạn lại có
75
tương quan nghịch đối với làm chủ môi trường (r = -0,19; p < 0,01) và mục đích cuộc sống (r = -0,16; p < 0,05). Mặc dù sự tương quan này khơng chặt chẽ nhưng nó cũng thể hiện phần nào mối liên hệ giữa sự an tồn trong tình bạn đối với hai khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc là làm chủ mơi trường và mục đích cuộc sống.
Như vậy có thể thấy, chất lượng tình bạn có ảnh hưởng nhất định theo chiều thuận đối với cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình. Trong số sáu khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc thì chất lượng tình bạn ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với khía cạnh tự chấp nhận bản thân của học sinh. Như vậy, trong q trình phát triển cái tơi, xây dựng giá trị và cách nhìn nhận bản thân thì chất lượng tình bạn đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Khi học sinh nhận được nhiều sự đồng cảm, chấp nhận và giúp đỡ từ bạn bè thì các em sẽ có cảm nhận về bản thân và cảm nhận về hạnh phúc mạnh mẽ hơn.