.Mối quan hệ giữa bắt nạt học đường và cảm nhận hạnh phúc

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 86 - 88)

3.2 .Cảm nhận hạnh phúc và chất lượng tình bạn

3.2.3.Mối quan hệ giữa bắt nạt học đường và cảm nhận hạnh phúc

Chúng tôi cũng tiến hành thu thập số liệu về tình trạng bắt nạt học đường của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La, trong số 224 khách thể nghiên cứu, đa số các em chưa từng là nạn nhân của bắt nạt học đường (73,7%); 19,6% học sinh có một vài lần bị bắt nạt học đường; chỉ 3,1% học sinh chia sẻ bị bắt nạt khá thường xuyên và thường xuyên. Bên cạnh đó cũng đa số khách thể nghiên cứu chưa từng đi bắt nạt người khác (86,6%) và một tỉ lệ nhỏ khách thể chia sẻ khá thường xuyên và thường xuyên bắt nạt người khác (2,2%).

Bảng 3.9. Tỉ lệ bắt nạt học đường và nạn nhân của bắt nạt học đường Bắt nạt học đường

Nạn nhân của bắt nạt học đường

Mức độ Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm

Chưa bao giờ 194 86,6 165 73,7

Một vài lần 24 10,7 44 19,6

76

Khá thường xuyên 3 1,3 2 0,9

Thường xuyên 2 0,9 5 2,2

Bên cạnh việc tìm hiểu mối liên hệ giữa chất lượng tình bạn và cảm nhận hạnh phúc, chúng tơi cũng tìm hiểu về mối liên hệ giữa bắt nạt học đường nói chung và cảm nhận hạnh phúc thông qua phép thống kê tương quan Pearson. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tương quan giữa bắt nạt học đường và cảm nhận hạnh phúc Đối tượng đi bắt nạt

học đường Nạn nhân của bắt nạt học đường Cảm nhận hạnh phúc chung -0,096 -0.199** Sự tự quyết -0.068 -0.136* Làm chủ môi trường -0.05 -0.099 Mục đích cuộc sống -0.074 -0.054 Mối quan hệ tích cực -0.108 -0.063 Tự chấp nhận -0.005 -0.098 Phát triển cá nhân 0.028 -0.069 Chi chú: ** p < 0,01; * p < 0,05

Kết quả cho thấy, nạn nhân của bắt nạt học đường có tương quan nghịch đối với cảm nhận hạnh phúc nói chung (r = -0,199; p < 0,01), đồng thời tương quan nghịch với khía cạnh sự tự quyết trong cảm nhận hạnh phúc (r = -0,136; p < 0,05). Điều này cho thấy học sinh bị bắt nạt trong mơi trường học đường có tác động tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc nói chung và sự tự quyết nói riêng. Học sinh càng bị bắt nạt nhiều tại trường thì các em càng khó có những suy nghĩ và quyết định độc lập, các em thường quan tâm đến sự đánh giá và ý kiến của những người xung quanh hơn những học sinh không

77

thường xuyên bị bắt nạt. Mặc dù sự tương quan này ở mức độ khá thấp nhưng đây cũng là một kết quả cần lưu ý.

Bên cạnh khía cạnh nan nhân của bắt nạt học đường thì khía cạnh là đối tượng đi bắt nạt học đường lại không tương quan đối với cảm nhận hạnh phúc chung (p = 0,154 > 0,05), cũng như các khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc. Như vậy, một học sinh đi bắt nạt các bạn khác ở mức độ thường xun hay khơng bao giờ cũng khơng có tác động nào đối với cảm nhận hạnh phúc của học sinh đó.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 86 - 88)