1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về KSNB hoạt động thu chi tại đơn vị sự nghiệp công lập:
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp
sự nghiệp công lập
1.2.4.1. Nhân tố bên trong
Quan điểm và cách thức điều hành của người quản lý: Hiệu quả của hoạt
động KSNB luôn phụ thuộc vào quan điểm của người quản lý, bởi vì chính các nhà quản lý, đặc biệt là thủ trưởng các cơ quan HCSN sẽ phê chuẩn các quyết định KSNB từ kế hoạch, phương pháp đến kết luận, kiến nghị.
Năng lực của người quản lý: Những người quản lý cao cấp, lãnh đạo các cơ
quan HCSN, đơn vị dự tốn… nắm bắt được cơng việc cần KSNB cùng với hệ thống chính sách, thủ tục KSNB được ban hành đầy đủ là nhân tố tác động rất tích cực cho hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả.
Tính trung thực và đạo đức của người quản lý: Để giảm và xóa bỏ những
động cơ, cám dỗ có thể tạo ra sự khơng trung thực, hoặc có những hành động phi pháp, phi đạo đức. Đó là những giá trị truyền đạt thơng tin và chuẩn mực cư xử thông qua thiết lập các chính sách, điều lệ quản lý...
Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý xác định rõ quyền và nhiệm vụ
của các bộ phận, trong đó có bộ phận KSNB, bảo đảm khơng bị chồng chéo và có sự kiểm sốt giữa các bộ phận một cách hợp lý sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động KSNB.
Cán bộ được giao nhiệm vụ KSNB: Cán bộ KSNB có tiêu chuẩn nghề
nghiệp, chuyên môn, kỹ năng, mối quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp, với các cán bộ có liên quan. Cán bộ KSNB là người có quyền hạn nhưng:
(i) Không lấn át trách nhiệm của người khác
(ii) Không chịu thay trách nhiệm cho các cán bộ chuyên môn.
(iii) Những phát hiện, kết luận, kiến nghị của cán bộ KSNB không phải lúc nào cũng mang tính bắt buộc, một số trường hợp chỉ mang tính chất thơng tin tham vấn.
1.2.4.2. Các nhân tố bên ngồi
Các cơ quan có thẩm quyền: Tất cả các cơ quan HCSN nhận tác động từ các
cơ quan QLNN theo nguyên tắc chấp hành chỉ đạo của cơ quan QLNN các cấp, chấp hành chỉ đạo của cơ quan HCSN quản lý cấp trên.
Các đối tượng có liên quan: Đó là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nghĩa
vụ, quyền lợi, hợp tác, giải trình trách nhiệm sử dụng NSNN.
Quan hệ với các cơ quan bên ngồi: Đó là đối tác bên ngồi của cơ quan
HCSN; là cán bộ cơ quan ngoại kiểm... có thể khác nhau về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chủ yếu, nhưng đều hoạt động theo khn khổ cơ chế, chính sách của Nhà nước, hướng tới hiệu quả sử dụng NSNN, trong đó hoạt động KSNB là căn cứ cho lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện ngoại kiểm, hoạt động KSNB học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ của cơ quan ngoại kiểm.
Hội nhập quốc tế: Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các đối tác nước ngoài
quan tâm sâu sắc tới các tổ chức trong nước mà họ có liên quan. Họ có quyền lợi và trách nhiệm tham gia hoạt động KSNB đối với những cơng việc có nguồn viện trợ, tài trợ và có quyền lợi và trách nhiệm của họ. Đây vừa là áp lực và vừa là môi trường tất yếu, thuận lợi để các cơ quan HCSN tiếp nhận, học tập được những nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.