Các nguyên tắc xây dựng giải pháp:

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 97 - 98)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp:

Đảm bảo tính phù hợp và dễ thực hiện: Hệ thống KSNB là cơng cụ quản lý,

do đó nó huy động hầu hết các nguồn lực, chi phối hầu hết các hoạt động, đội ngũ nhân viên trong Nhà trường, vì vậy HT KSNB phải phù hợp với điều kiện thực tế thì mới có thể phát huy tính hiệu quả như mong đợi.

Xây dựng trên nguyên tắc kế thừa: Hệ thống KSNB hiện tại được kế thừa

và chỉnh sửa qua nhiều thế hệ cán bộ quản lý và nhân viên Nhà trường, tuy nhiên còn nhiều bất cập cần phải cải tiến, song nó cũng khẳng định phần nào vai trị kiểm sốt ngăn ngừa và phát hiện sai phạm … Cần kế thừa những ưu điểm của HT KSNB hiện tại, tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị khác, đồng thời khắc phục những yếu kém để tạo ra một hệ thống kiểm soát mới đáp ứng yêu cầu đặt ra, vừa tiết kiệm cơng sức, chi phí vừa dễ thực hiện vì có phần quen thuộc đối với mọi người.

Tăng cường ứng dụng CNTT vào hệ thống kiểm soát: Hiện nay, công nghệ

thông tin chưa được ứng dụng và khai thác công dụng một cách triệt để, mặc dù có được đầu tư máy tính và các phần mềm hỗ trợ nhưng nhân viên tại các trường vẫn chưa quen và thành thạo sử dụng nên chưa tận dụng hết sự thuận tiện và lợi ích khi ứng dụng khoa học công nghệ trong cơng tác quản lý và kiểm sốt. Chính vì vậy, để hồn thiện hệ HT KSNB, giải pháp dựa trên quan điểm hiện đại đưa CNTT vào hệ thống kiểm soát.

Đáp ứng nhu cầu ngăn ngừa và giảm thiểu tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các rủi ro đến việc hoàn thành các mục tiêu của nhà trường.

Với các đặc điểm từ hoạt động thu chi được đánh giá là tiềm ẩn nhiều các nhân tố có thể gây ra các rủi ro làm cho nhà trường không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, các chính sách, thủ tục kiểm sốt phải được xây dựng, áp dụng trên cơ sở nhận diện rủi ro và hướng đến việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng bất lợi đến việc hoàn thành các mục tiêu của nhà trường.

Đảm bảo đồng bộ trên cả hai phương diện là thiết lập và vận hành các chính sách, thủ tục kiêm sốt đã xây dựng vào quá trình quản lý tại các nhà trường trong Công ty.

Một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống KSNB thu chi chưa xây dựng đầy đủ các chính sách, quy chế, quy định quản lý chung thống nhất cho toàn nhà trường cũng chưa xây dựng đầy đủ các chính sách, quy chế kiểm sốt hoặc đã xây dựng nhưng khơng cịn phù hợp. Điều này xuất phát từ hạn chế trong nhận thức của mỗi cá nhân và công tác tuyên truyền, phổ biến cũng như cơng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện của các nhà trường.

Phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả: Sự cần thiết của việc thiết lập và

vận hành hệ thống KSNB là tất yếu xuất phát từ nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, khi xây dựng, áp dụng các chính sách, thủ tục kiểm soát cần cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh. Vì vậy, nhà quản lý tại các nhà trường sẽ từ chối hồn thiện hệ thống nếu chi phí thiết kế, vận hành hệ thống kiểm sốt lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. Điều này khơng có nghĩa là nhà quản lý sẽ nói khơng với bất cứ một hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào được thực hiện tại đơn vị. Trên cơ sở cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, họ sẽ quyết định lựa chọn cách thức hoặc cơng cụ kiểm sốt nào phù hợp nhất với đặc điểm, mục tiêu hoạt động và khả năng tài chính của nhà trường. Để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống KSNB, thì là các chính sách, thủ tục kiểm sốt được đề xuất hoàn thiện trước hết phải hướng tới những nghiệp vụ, hoạt động có mức độ rủi ro lớn nhất.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)