Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

a. Chức năng:

Chức năng chính của các trường cao đẳng là thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ từ các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và công nhân kỹ thuật; thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành xây dựng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng.

Bên cạnh đó, các trường cao đẳng cịn thực hiện nghiên cứu khoa học - công nghệ và tư vấn, đầu tư xây dựng, phục vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Quyết định tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Nhà trường trên cơ sở quy hoạch chung của Bộ xây dựng và các Bộ ngành liên quan;

2. Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng để ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường phù hợp với Quy hoạch theo từng giai đoạn về mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước và ngành Xây dựng,. 3. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo liên kết, đào tạo liên thông và đào tạo bồi dưỡng:

a) Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp trình độ, các ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;

b) Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu, kế hoạch giảng dạy đối với các ngành nghề được phép đào tạo theo quy định của pháp luật.

c) Xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi bằng tốt nghiệp và chứng chỉ sơ cấp các hệ

Trường đào tạo theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức liên kết đào tạo, đào tạo liên thơng ở các cấp trình độ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

f) Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định; g) Tổ chức đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Nghiên cứu khoa học công nghệ - hợp tác quốc tế

a) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, tư vấn, xây dựng các chương trình, đề án, đề tài trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật; b) Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ đào tạo, tổ chức sản xuất thực nghiệm, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn về nghề nghiệp, giới thiệu việc làm; tham gia đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động, tổ chức du học cho học sinh, sinh viên và đưa chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo quy định của pháp luật; 5. Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, sa thải, biên chế cán bộ, viên chức, người lao động theo vị trí việc làm của Trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mơ và trình độ đào tạo đáp ứng hiệu quả.

6. Thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, viên chức của Trường. Kiểm tra, giải khuyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ

7. Quản lý tài chính, tài sản được giao; tổ chức sử dụng và quản lý ngân sách, kinh phí đào tạo và các nguồn vốn theo quy định của pháp luật. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực, nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

8. Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu giá dịch vụ đào tạo tương ứng với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo phù hợp với các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng theo quy định

9. Được thành lập hoặc giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc Trường để tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ theo qui định của pháp luật theo từng giai đoạn phát triển phù hợp điều kiện thực tế và hiệu quả; Quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Xây dựng.

10. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học

11. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

12. Đảm bảo dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường. 13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Bộ Xây dựng và các Bộ ngành khác có liên quan.

15. Được tự đầu tư hoặc được góp vốn với tổ chức, cá nhân trong xã hội để đầu tư thành lập doanh nghiệp, tư vấn lao động. Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của trường theo quy định của pháp luật

16. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng đặt hàng;

được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật. 18. Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của Trường; tài trợ cho các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động nhân đạo và từ thiện.

19. Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Trường trên cơ sở quyết định phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường do Bộ qui định.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Xây dựng và của pháp luật.

b. Cơ cấu tổ chức:

Căn cứ theo Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28/12/2016 của Bộ lao động thương binh và xã hội thì cơ cấu tổ chức các trường cao đẳng công lập gồm: Hội đồng trường; Hiệu trưởng; phó hiệu trưởng; các phịng chun mơn, nghiệp vụ; các khoa, bộ môn; các hội đồng tư vấn, phân hiệu. Trên cơ sở quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường, tác giả xin vắn tắt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng bộ phận như sau:

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

- Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn: thơng qua các hoạt động liên quan đến cơng tác nhân sự của đơn vị; có quyền đánh giá, giới thiệu, kiến nghị thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Hiệu trưởng: đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường; điều hành tổ chức, bộ máy của trường

- Các Phó hiệu trưởng: là những người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân cơng của Hiệu trưởng

- Các phịng chức năng: là các đơn vị trực thuộc, có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của nhà

trường gồm: Phịng tài chính kế tốn, phịng tổng hợp, phịng kế hoạch đào tạo, phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng

- Các đơn vị đào tạo gồm các khoa phân theo chuyên ngành đào tạo có chức năng: tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo. Tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của tồn thể giáo viên của đơn vị mình theo đúng quy định

- Các hội đồng tư vấn: để tư vấn cho hiệu trưởng về một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc và không hưởng lương.

- Phân hiệu: tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có)

Cơ cấu tổ chức của các trường cao đẳng được khái quát qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)