Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trên thế giới

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 44 - 46)

1.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại đơn

1.3.2. Kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ trên thế giới

Dessalegn G. Mihret và Yismaw (2007), thực hiện nghiên cứu hiệu quả của KTNB trong một tổ chức giáo dục công lớn ở Ethiopia, cho rằng, việc KTNB thiếu hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát về ngân sách tài nguyên và nguồn ngân sách đã sử dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả KTNB cần phải mở rộng phạm vi dịch vụ bằng cách mở rộng phạm vi của các hệ thống và các hoạt động kiểm tốn kết hợp với phân tích rủi ro thích hợp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các nhà quản lý đến các kiến nghị của KTVNB và các chính sách đối với nhân viên có trình độ tốt, là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả KTNB.

Onumah và Krah (2012) thực hiện nghiên cứu hiệu quả của KSNB trong KVC Ghana, cho rằng sẽ bị cản trở bởi một số yếu tố: Trình độ chun mơn thấp của người thực hiện kiểm soát; thiếu sự hỗ trợ cho các hoạt động KSNB. Dù KSNB đóng góp đáng kể trong quản lý, kiểm sốt và đánh giá rủi ro trong KVC nhưng phạm vi hoạt động lại rất hạn chế, tập trung vào các hoạt động kiểm toán thường xuyên như kiểm

toán sự tuân thủ chính sách, quy tắc và pháp luật và đánh giá tình hình tài chính. Do KSVNB khơng thành thạo và khơng nắm rõ được vai trị của họ, khung pháp lý và quy định về KSNB, hỗ trợ quản lý cịn thiếu. Từ đó, tác giả đề xuất cần cải thiện trình độ chuyên mơn của KSVNB, tuyển dụng KSVNB có năng lực, tăng cường hỗ trợ của nhà quản lý. Emmanuel và cộng sự (2013) thực hiện đánh giá về hiệu quả của KSNB tại KVC ở bang Kogi Nigeria cho rằng, KSNB có thể kiểm tra hiệu quả các hành vi gian lận trong KVC.

Các quốc gia châu Á có nền giáo dục phát triển như: Nhật Bản, Singapore…, đã ban hành chính sách với các nội dung vừa cắt giảm ngân sách nhà nước chi cho trường cao đẳng, vừa cho phép trường cao đẳng chủ động tìm kiếm nguồn thu mới, điều chỉnh chi tiêu và quản lý tài chính hiệu quả. Theo đó, một trong những chính sách được áp dụng rộng rãi để khuyến khích/thúc đẩy tự chủ tài chính là thắt chặt ngân sách chính phủ tài trợ cho các trường cao đẳng. Bên cạnh việc cắt giảm ngân sách, Chính phủ Nhật Bản sử dụng các gói tài trợ hướng vào các mục tiêu cụ thể thay vì cấp phát ngân sách cho các trường cao đẳng theo cơ chế bao cấp hoàn toàn như trước đây. Nhật Bản, trong giai đoạn 2015-2020, tỉ lệ nguồn tài trợ của Chính phủ trên tổng nguồn thu của các trường cao đẳng giảm từ 49,6% xuống còn 38,6%. Đồng thời, các cơ sở giáo dục công lập được phép tăng lên 10% các khoản thu từ học phí và lệ phí tuyển sinh để bù đắp, đảm bảo nguồn thu bên cạnh các khoản tài trợ của Chính phủ.

Chính sách tạo điều kiện cho các trường cao đẳng phát triển theo bản sắc doanh nghiệp: Chính phủ tạo ra một khung chính sách để các trường cao đẳng xác định mục tiêu hướng về cung cấp dịch vụ cho thị trường gắn với hoạt động cụ thể (hoạt động bên ngồi khn khổ được quy định của trường cao đẳng), bên cạnh các mục tiêu học thuật. Theo đó, chính sách đã tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy các cơ sở giáo dục cao đẳng triển khai các hoạt động khai thác thị trường theo thế mạnh học thuật, đảm bảo chia sẻ lợi nhuận trong nội bộ từ việc đa dạng hóa các mục tiêu và hoạt động gắn với thị trường.

doanh nghiệp, tập đoàn. Theo đó, cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp “cao đẳng” được triển khai theo các khía cạnh, như: (i) Khai thác nguồn tài chính linh hoạt, chú trọng tận dụng các quỹ tài trợ; (ii) Chế độ lương, thưởng theo mức độ hồn thành cơng việc; (iii) Giảng viên không phải là công chức; (iv) Gia tăng quyền tự chủ cho các trường cao đẳng. Việc coi các trường cao đẳng như các doanh nghiệp “cao đẳng” khơng có nghĩa là thương mại hóa hồn tồn, mà theo mơ hình doanh nghiệp phi lợi nhuận hoạt động theo cơ chế thị trường, có quyền tự chủ và cạnh tranh lẫn nhau. Nhà nước xác định mục tiêu, chiến lược, định hướng giáo dục cao đẳng chuyển từ cơ chế kiểm soát sang giám sát và tư vấn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)