Bài học về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi cho các trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 46 - 49)

1.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại đơn

1.3.3. Bài học về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi cho các trường Cao đẳng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về KNSB thu chi ngân sách của Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch và Trường cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng và Nơng lâm Trung Bộ, có thể rút ra một số bài học đối với KSNB hoạt động thu chi cho các Trường cao đẳng như sau:

Thứ nhất: Cơ sở pháp lý của hoạt động KSNB cần được quy định bởi các văn

bản pháp lý cao và có hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn đầy đủ. Các nước đều có Luật quy định về hoạt động KSNB; các cơ quan QLNN (chủ yếu là Kiểm tốn Nhà nước và Bộ Tài chính) đều ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện, trong đó nhấn mạnh:

(i) Hoạt động KSNB cần đưa ra quy định cụ thể về phân cấp giữa các cơ quan, trách nhiệm báo cáo và giải trình

(ii) Trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục, quy trình KSNB

Hoạt động KSNB cần có sự thống nhất nhận thức về tính tất yếu khách quan và vai trò. Từ kinh nghiệm và các địa phương, trường học cho thấy, dù ở mơ hình tập trung, phi tập trung hoặc hỗn hợp; quy định KSNB mang tính bắt buộc hay khuyến khích; hoạt động KSNB có tính độc lập, chun hay thiết lập các mối quan hệ theo hướng hợp tác giải trình trách nhiệm và xã hội hóa hoạt động KSNB thơng qua thuê công ty tư vấn, chuyên gia độc lập thực hiện, nhưng đều khẳng định hoạt động KSNB là tất yếu khách quan, cần thiết, là một công cụ quản lý có hiệu quả, hoạt động KSNB

ln được thực hiện cùng hoạt động sử dụng thu - chi của các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, Trên cơ sở thực tiễn, cần lựa chọn mơ hình tổ chức hoạt động KSNB.

Trong phạm vi cả nước, việc lựa chọn mơ hình KSNB (tập trung, phi tập trung, hỗn hợp) đều có những ưu điểm và hạn chế:

(i) Đối với mơ hình tập trung sẽ tạo điều kiện tăng cường mức độ chuyên nghiệp và vai trò độc lập của KSNB, tuy nhiên bộ máy KSNB sẽ cồng kềnh, chồng chéo vì mỗi Bộ, ngành có cả KSNB của Bộ Tài chính và KSNB của Bộ, ngành, giảm trách nhiệm của các Bộ, ngành là đối tượng trực tiếp sử dụng thu - chi và giao trách nhiệm quá lớn cho Bộ Tài chính.

(ii) Đối với mơ hình phi tập trung sẽ giảm mức độ chồng chéo trong hoạt động KSNB, tăng trách nhiệm của Bộ, ngành vì Bộ, ngành trực tiếp sử dụng thu - chi sẽ thực hiện hoạt động KSNB, tuy nhiên hạn chế trong việc tăng cường mức độ chuyên nghiệp, độc lập của hoạt động KSNB. Trong phạm vi từng Bộ, ngành, từng cơ quan nhà nước, các nước đều quy định phải có:

(i) Bộ phận hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ KSNB, thực chất là giúp thủ trưởng cơ quan nhà nước và các cơ quan ngoại kiểm thực hiện chức năng kiểm soát theo luật định;

(ii) Các mơ hình đều gắn với cấu trúc bộ máy hành chính, nổi bật vai trị của người đứng đầu các cơ quan hành chính;

(iii) Chú trọng tính độc lập của bộ phận KSNB, bộ phận này không trực tiếp tham gia chức năng phân bổ, điều hành NSNN nhưng được quyền nhận thông tin của các cơ quan, bộ phận sử dụng thu - chi, có mối quan hệ trực tiếp với người đứng đầu cơ quan nhà nước, với ngoại kiểm và các hội đồng tư vấn, các chuyên gia.

Thứ ba, Đề cao vai trò của người đứng đầu đơn vị và kiểm soát viên. Để thực

hiện nhiệm vụ KSNB có hiệu lực, hiệu quả thì việc cán bộ được giao nhiệm vụ KSNB có trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ đóng vai trị quan trọng. Trên cơ sở đó hoạt động KSNB tiến đến tính chun nghiệp cao nhất, có đủ thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiến nghị, kết luận và đảm bảo thực thi kiến nghị, kết luận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Giáo dục và đào tạo hiện nay đang được cả xã hội quan tâm và thực tế hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo đặc biệt là các trường cao đẳng đang đứng trước các thách thức vơ cùng khó khăn địi hỏi cơng tác quản lý tài chính phải đáp ứng được yêu cầu vừa phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp.

Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập dần phải chuyển sang hình thức tự chủ về tài chính cũng như tự chủ về bộ máy, thì việc các đơn vị sự nghiệp cần tăng cường hơn nữa cơng tác kiểm sốt nội bộ là rất cần thiết. Điều này góp phần đảm bảo cơng khai minh bạch thơng tin tài chính, nâng cao tính hiệu quả, tính hiệu năng và tính kinh tế trong các hoạt động, duy trì sự tuân thủ của các quy định, quy chế nội bộ trong đơn vị, giúp phát hiện những yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị và cung cấp thơng tin tài chính đáng tin cậy, chính xác cho nhà quản lý trong việc ra quyết định.

Trên cơ sở đưa ra các khái quát về kiểm soát nội bộ; đặc điểm hoạt động thu – chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Nội dung và phương pháp KSNB hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập; Tiêu chí đánh giá kết quả KSNB hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiếm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng phía bắc trực thuộc bộ xây dựng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)