CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình CB, GV của các trường cao đẳng xây dựng khu vực phía Bắc qua các thời kỳ, dữ liệu trên trang cổng thông tin điện tử của Bộ xây dựng.
Là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung các Ban lãnh đạo, các Lãnh đạo đơn vị, kế toán trưởng, tham khảo ý kiến các nhân viên, giảng viên, tham khảo các bài viết trên diễn đàn nhằm khám phá ra các yếu tố của hệ thống KSNB để hoàn thiện hơn KSNB tại các trường CĐ xây dựng phía Bắc.
- Các nguồn dữ liệu thứ cấp gồm có: Dữ liệu thứ cấp bên trong và dữ liệu thứ cấp bên ngoài
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ 4.0 do đó đã tạo nên một nguồn dữ liệu vơ cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ Internet. Trong thực tế, nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng và tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là người sử dụng phải tiến hành phân loại nguồn dữ liệu và có một phương thức tìm kiếm thích hợp. Luận văn thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các bài viết, các bài báo tổng hợp về HT KSNB và tình hình xây
dựng HT KSNB trong giáo dục và các trường cao đẳng, các văn bản pháp lý quy định về kế toán, kiểm toán và KSNB, thực hiện ứng dụng thực tế tại các trường CĐ xây dựng phía bắc.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu được thu thập qua bảng hỏi thông qua phỏng vấn, lấy phiếu khảo sát các đối tượng là: Đối tượng lãnh đạo cán bộ chủ chốt như Ban giám hiệu, Chủ tịch hội đồng trường, trưởng, phó các phịng khoa của nhà trường. Đây đều là những người có hiểu biết về hoạt động thu chi của đơn vị, là những người làm việc trực tiếp, liên quan đến hoạt động thu chi; hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi. Phiếu khảo sát được sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra là ngẫu nhiên. Tổng số đối tượng điều tra được thực hiện tại 8 trường cao đẳng khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng với tổng số 75 người gồm cán bộ quản lý, nhân viên phòng TCKT và giảng viên
Phiếu khảo sát được tác giả thiết kế trên cơ sở 03 nội dung chính:
- Đánh giá thực trạng KSNB hoạt động thu chi tại các Trường cao đẳng được xây dựng theo 5 cấu phần của hệ thống KSNB với ý kiến đánh giá được chia theo 5 cấp độ
- Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với hoạt động thu chi
- Đề xuất ý kiến để hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng
Trên cơ sở các ý kiến của các cán bộ liên quan thu thập được, luận văn sẽ đi sâu phân tích đánh giá thực trạng, các mặt kết quả đạt được và hạn chế của KSNB hoạt động thu chi tại cac trường cao đẳng
Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc. Tác giả đã sử dụng thang đánh giá Likert để thực hiện phân tích và diễn đạt số liệu:
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert
Mức Khoảng điểm Ý nghĩa
5 4.2 - 5.00 Mức độ thực hiện tốt/rất ảnh hưởng 4 3.40 - 4.19 Mức độ thực hiện khá/ảnh hưởng 3 2.60 - 3.39 Mức độ thực hiện trung bình/ít ảnh hưởng 2 1.80 - 2.59 Mức độ thực hiện yếu/không ảnh hưởng 1 1.00 - 1.79 Mức độ thực hiện kém/hồn tồn khơng ảnh hưởng
Thang đánh giá:
Tác giả đã sử dụng phương pháp toán thống kê định lượng để xử lí kết quả các phiếu điều tra. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X n . X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin:
2.2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, đối chiếu để xử lý và phân tích số liệu và các dữ liệu điều tra, khảo sát.
Qua phương pháp này, phân tích thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng. Sau đó, tổng hợp và phân tích những điều đã đạt được và chưa đạt được để đưa ra các giải pháp kiểm soát nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng trong thời gian tới.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả
Các thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu này sau khi thu thập được phân loại và tiếp tục xử lí, phân tích, chọn lọc để sử dụng.
- Sử dụng các phép thống kê mô tả đối với các dữ liệu thu thập được từ phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, từ nguồn số liệu liên quan đến ứng dụng kiểm soát nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng...
- Sử dụng phương pháp thống kê suy luận: Phân tích, so sánh tổng hợp thơng tin thông qua các dữ liệu khảo sát, từ các kết quả nghiên cứu và thông qua phỏng vấn để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá, phân tích thực trạng kiểm sốt nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng.
2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Để tăng tính thực tiễn, kiểm chứng cho kết quả khảo sát đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhân viên về thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này tác giả đã trình bày về tiến trình và các phương pháp nghiên cứu được thực hiện để nghiên cứu về thực trạng KSNB hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng khu vực phía Bắc thuộc Bộ xây dựng. Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành cụ thể, khoa học, chi tiết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn khoa học và có tính mới. Vì thế chúng tơi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ thu được một cách chính xác, khoa học và thuyết phục.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê, mơ tả; Phương pháp so sánh. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ở từng phương pháp, luận văn xác định rõ mục đích, nội dung cũng như cách thức tiến hành. Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và khoa học kết quả nghiên cứu thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất biện pháp kiểm soát nội bộ hoạt động Thu - Chi tại các trường cao đẳng nghề khu vực phía Bắc trực thuộc Bộ xây dựng.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC PHÍA BẮC THUỘC BỘ
XÂY DỰNG
3.1. Giới thiệu chung về một số trường cao đẳng khu vực phía bắc trực thuộc Bộ xây dựng