PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình kinh doanh du lịch, khách sạn tại thành phố Huế
Du lịch là ngành mũi nhọn của Thừa Thiên Huế, nên rất được chú trọng phát triển. Theo báo cáo tình hình kinh tế năm 2011 của Cổng thơng tin điện tử Thành phố Huế, doanh thu du lịch ước đạt 1.003,3 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Tổng lượng khách đến Huế ước đạt 1.605.502 lượt, tăng 10,6%, tổng số ngày khách năm 2011 ước đạt: 3.269.750 ngày khách, tăng 11,5%. Mơi trường du lịch được lành mạnh hóa; giải quyết tốt các đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ, đeo bám khách du lịch, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ du khách. Hiện tại ở Huế có hơn 177 khách sạn, từ 1 sao, với tổng số hơn 6085 phịng nghỉ. Khách sạn ở Huế có đủ các cấp bậc, từ những khách sạn 5 sao tầm cỡ quốc tế như Best Western Premier Indochine Palace, Tân
Hoàng Cung... đến các khách sạn nhỏ ở cấp 1 sao... Bên cạnh đó là hệ thống các nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú nhỏ và các resort vừa mới được đầu tư xây dựng.
Bảng 1: Số liệu khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn Thành phố Huế
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Khách sạn 118 123 148 154 177 Phòng nghỉ tại KS 3071 4390 4981 5237 6085 Giường nghỉ tại KS 5730 8436 9518 9947 11317 Nhà nghỉ 35 33 131 131 136 Phòng nghỉ tại nhà nghỉ 146 264 1144 1164 1199 Giường nghỉ tại nhà nghỉ 267 528 1827 1827 1929
(Nguồn: Số liệu Kinh tế - Xã hội TTH) Các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác có hiệu quả. Festival nghề truyền thống Huế 2011 tổ chức thành công được đánh giá cao và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lịng du khách khơng chỉ khẳng định vị thế của thành phố Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam mà cịn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.