Gia đình và các cơ quan, tắ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 44 - 49)

(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.

1.2.5. Gia đình và các cơ quan, tắ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấphành án cư trú hành án cư trú

người bị kết án cư trú là rất quan trọng. Thông qua việc giám sát, giáo dục tác động, giúp đỡ người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ; gia đình và các cơ quan, tố chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án sửa chữa lỗi lầm và trở thành người có ích cho xã hội, tránh việc tái phạm tội. Trách nhiệm của gia đình và các cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

-Các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND xã, đơn vị quân đội trương việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.

-Gia đình người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục và thông báo kết quả chấp hành án của người châp

hành án treo, cải tạo không giam giữ cho ƯBND câp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; phải có mặt theo yêu cầu của ƯBND cấp xã, đơn vị quân đội được

giao giám sát, giáo dục.

- Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong THAHS và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án treo, cải tạo không giam giữ [44, Điều 5, 6, 94, 106].

Ngồi ra, có thể thấy gia đình người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ là chủ thể có vai trị rất quan trọng trong việc giúp cho người chấp hành án cải tạo tích cực, phấn đấu vươn lên trở thành người có ích cho xã hội. Xuất phát từ mối quan hệ

thân thiết, gần gũi, gắn bó trực tiếp với người chấp hành án hàng ngày. Gia đình là cái nôi, chỗ dựa vững trắc và là cầu nối giữa người chấp hành án và xã hội. Gia đình là chỗ dựa tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, nhận thức và khuynh hướng xử sự của người chấp hành án. Việc người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có thể cải tạo tốt và trở thành người có ích cho xã hội hay khơng phần lớn thuộc về vai trị của gia đình họ, sự động viên của những người thân trong gia đình họ sẽ tạo động lực không nhỏ giúp họ thay đổi bản thân làm lại cuộc đời tránh việc tái phạm tội.

1.2,6. Người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ

Người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87, 99 Luật THAHS như sau:

Người chấp hành án treo có nghĩa vụ: (1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 cùa Luật này; (2) Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế cùa nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đù hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thấm quyền xác nhận; (3) Chịu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc; (4) Chấp hành quy định tại Điêu 92 của Luật này (vê việc văng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đơi nơi cư trú); (5) Phải có mặt

theo u cầu của ƯBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu; (6) Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường họp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

So với Luật THAHS 2010, Luật THAHS 2019 đã quy định cụ thể đầy đủ hơn về nghĩa vụ của người chấp hành án treo. Ngồi ra có thể thấy việc quản lý, giám sát cũng trở nên chặt chẽ hơn khi người chấp hành án treo hằng tháng đều phải lên UBND xã trình diện và làm bản tự nhận xét (trước đây là 3 tháng). Khi vắng mặt hay thay đổi nơi cư trú đều phải báo cáo cụ thể đầy đủ với ƯBND xã. Nếu người chấp hành án treo không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định cịn có chế tài và nặng nhất người chấp hành án treo sẽ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Người chấp hành án cải tạo khơng giam giữ có nghĩa vụ: (1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này; (2) Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thú pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bồ sung theo bản án của Tịa án; (3) Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định cùa pháp luật; (4) Chịu sự

giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc; (5) Chấp hành quy định tại Điều 100 của Luật này (về việc vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đối nơi cư trú); (6) Có mặt theo yêu cầu của ƯBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu; (7) Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét vê việc thực hiện nghĩa vụ châp hành án cho ƯBND câp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này.

So với Luật THAHS 2010, Luật THAHS 2019 cũng quy định cụ thể đầy đủ hơn về nghĩa vụ người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Người chấp hành án cải tạo không giam giữ không những phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định mà cịn phải có mặt đầy đủ khi có triệu tập. Việc quản lý, giám sát người chấp hành án cải tạo không giam giữ cũng chặt chẽ hơn, hằng tháng phải có mặt để thực hiện việc tự nhận xét về việc chấp hành án (trước đây là 3 tháng). Ngoài ra cũng quy định cụ thể hơn về việc vắng mặt hoặc thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó, Luật THAHS 2019 quy định cụ thể hơn về việc khấu trừ thu nhập ngồi ra nếu khơng cịn thu nhập do mất việc hoặc khơng có việc làm thì phải thực hiện lao động cơng ích phục vụ cộng đồng.

Như vậy có thể thấy Luật THAHS 2019 quy định đầy đủ cụ thể hơn nhiều về nghĩa vụ của người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ. Qua đó nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của những người chấp hành án và đảm bảo vai trò của các cơ quan

quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Qua đó đảm bảo hiệu quả và nâng cao vị thế, vai trị của pháp luật THAHS nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 44 - 49)