Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 159 - 163)

GIẢI PHÁP THỤC THI PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TREO, ÃN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ

Thực trạng công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cho thấy công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật về cơng tác thi hành án cịn kém hiệu quả. Ngay chính một số cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như ƯBND - Công an xã, phường, thị trấn cũng không nắm hết được các văn bản, quy định của pháp luật vê công tác này. Đây là một trong những nguyên nhân khiên cho hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án khơng đạt được hiệu quả. Vì vậy cần phải tăng cường cơng tác phố biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật THAHS nói chung, thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân nhằm mục đích từng bước hình thành tri thức pháp luật, tình cảm niềm tin đối với pháp luật. Từ đó có thói quen và hành vi xử sự họp pháp trong thi hành pháp luật THAHS. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều biện pháp cụ thể như:

-Các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là chính quyền cấp xã cần quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Hội đồng nhân dân, cơng an nhân dân, TAND, VKSND, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện cơng tác tuyên truyền, phố biến và giáo dục pháp luật, coi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

-Các cơ quan chức năng phải xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật. Đối tượng tuyên truyền là các cán bộ, cơng chức và tồn thể nhân dân. Nội dung và hình thức tuyên truyền cần chú ý trình độ dân trí, hồn cảnh, điều kiện sống từng vùng, tập quán từng địa phương, về nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần tập trung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng; các văn bản pháp luật nói chung, thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng; các quy định của Chính phủ, các Bộ, Ngành; các quy định của BLHS, BLTTHS có liên quan đến cơng tác THAHS và các văn bản hướng dẫn thi hành, về hình thức tuyên truyền, cần kết hợp sử dụng nhiều phương thức tuyên truyền sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất như:

+ Thông qua các kênh thông tin truyền thông của các cơ quan thơng tin đại chúng: Đài truyền hình, phát thanh của thành phố, báo địa phương...

+ Thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật của báo cáo viên, đây là những người được tổ chức cơ sở Đảng bầu, chọn, cử nắm bắt tin tức thời sự, am hiểu pháp

luật, có khả năng truyền đạt tốt.

+ Thông qua hoạt động của cán bộ chính qun, cán bộ đồn thê, nhât là cán bộ Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, cán bộ hịa giải viên, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố và những người có uy tín trong nhân dân. Phương pháp thực hiện có thể tuyên truyền trực tiếp cá biệt đến từng hộ dân, từ cán bộ, đảng viên, đồn viên, hội viên, hoặc có thể thực hiện thơng qua tun truyền tập trung, các buổi sinh hoạt chi bộ, họp tổ dân phố...

+ Đẩy mạnh tuyên truyền thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại địa phương, địi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương phải quan tâm đầu tư về kinh phí, thời gian, thu hút đơng đảo mọi người dân tham gia một cách sôi nổi.

+ Thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là hoạt động xét xử của Tòa án: Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật được thực hiện lồng ghép trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thấm phán và của các cán bộ làm công tác thi hành án ở các cơ quan, tố chức. Đây là một kênh tuyên truyền pháp luật trực tiếp đến các đối tượng là bị can, bị cáo, người bị kết án, gia đình và những người thân của họ cùng với những người có liên quan khác. Thơng qua đó giúp họ nâng cao nhận thức và nghĩa vụ thực hiện pháp luật. TAND các cấp cần tăng cường xét xử lun động ở các địa bàn có trình độ dân trí thấp, xa trung tâm, tập trung xét xử những vụ án phức tạp, có nhiều đối tượng tham gia ...

các trường học. Trong giảng dạy chú ý đến giáo dục pháp luật hình sự, dân sự, thi hành án ... và lối sống, cách ứng xử văn hóa, sẵn sàng giúp đỡ những người đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cũng như những người lầm lỗi khác vươn lên trở thành người có ích cho xã hội, tránh xa lánh, ác cảm, kỳ thị họ. Gắn việc đào tạo kiến thức trong nhà trường với việc giáo dục phổ biến pháp luật trong học sinh, sinh viên, cũng như nâng cao trách nhiệm trong quản lý, giáo dục, phòng ngừa vi phạm pháp luật của cán bộ, giáo viên, góp phần từng bước hình thành ý thức chấp hành pháp luật tốt trong xã hội nói chung và pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng.

- ƯBND hai cấp cần tạo điều kiện đầu tư kinh phí bảo đảm cho hoạt động tuyên trun, phơ biên, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án đôi với người được hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng. Xây dựng tủ sách pháp luật cho xã, phường đến các cơ quan, tổ chức, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền pháp luật như: Kết nối internet, hình thành trang chủ của cơ quan THAHS cho mọi người dễ truy cập tìm hiểu ...

- Các cơ quan có chức năng, đơn vị, tổ chức và mọi công dân trên địa bàn thành phố cần đẩy mạnh việc đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật THAHS. Kết hợp giữa việc đảm bảo pháp chế với quần chúng nhân dân, thơng qua đó nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Đảm bảo cơng bằng xã hội, từ đó nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật

THAHS nói riêng.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 159 - 163)