Một số hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành án treo, án cảitạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 96 - 99)

MỘT SỐ KHÓ KHÃN, VƯỚNG MẮC

2.2.2. Một số hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành án treo, án cảitạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác thi hành án của TAND hai cấp thành phố Hà Nội còn một số tồn tại như sau:

(1) Quyết định THAHS của TAND là căn cứ, cơ sở pháp lý để các cơ quan, tố chức thực hiện các chức năng THAHS trong đó có việc tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên cịn có một số nơi Tòa án còn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời về việc chuyển giao quyết định THAHS hoặc khơng kèm theo bản sao bản án, trích lục bản án đã có hiệu lực pháp luật. Từ năm 2016 đên 2020, có 1024 qut định THAHS mà TAND các cấp khơng gửi cho UBND xã, phường, thị trấn để thực

hiện cơng tác THAHS. Bên cạnh đó, cịn có tình trạng chậm ra quyết định thi hành án. Ngoài ra việc chậm chuyển các quyết định thi hành án kèm bản án có hiệu lực pháp luật cho các cơ quan liên quan như Viện kiểm sát, cơ quan THAHS còn xảy ra tương đối phổ biến. TAND cũng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục khi gửi quyết định thi hành án như: khơng vào sổ cơng văn đi, khơng có sổ bàn giao quyết định, phiếu gửi ...

(2) Một số quyết định THAHS do TAND ban hành chưa đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản như: Quyết định thi hành án đối với người được hưởng án treo không ghi thời gian thử thách; căn cứ ra quyết định không đúng quy định của pháp luật; quyết định ghi sai họ tên, ngày tháng năm sinh hoặc địa chỉ nơi bị án cư trú; ủy thác không đúng địa chỉ ...

(3) TAND thành phố Hà Nội chưa quan tâm đến công tác THAHS trên địa bàn thành phố thể hiện ở việc chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ THAHS đối với TAND cấp dưới. TAND các quận, huyện, thị xã chưa hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm hoặc rút ngắn thời gian đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.

(4) Sự phối hợp giữa TAND hai cấp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình người chấp hành án trong việc giám sát, giáo dục chưa thường xuyên. Một số địa phương không thực hiện công tác này nên hiệu quả của công tác

cảm hóa, giáo dục người chấp hành án chưa cao. Việc chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan chức năng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể.

(5) Bên cạnh những tồn tại nêu trên, cơng tác xét xử các vụ án hình sự cũng tác động nhất định, gây sức ép đến thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Thực tế xuất hiện xu hướng nhiều người có tâm lý mong muốn được Tịa án vận dụng khơng xử phạt tù mà thay thế bằng biện pháp tha miễn như phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt ở mức nhẹ hơn như cải tạo không giam giữ. Theo thống kê tại báo cáo tổng kết của TAND tối cao cho thấy, hàng năm cả nước vẫn còn khoảng 40 trường hợp án treo thiêu căn cứ, cá biệt có những trường hợp cho bị cáo có tiên án, tiên sự chưa xóa án tích được hưởng án treo khơng đúng quy định của pháp luật.

Việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo chưa đúng có nhiêu ngun nhân như: chưa đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; chưa

9

2.2.2.2. Viện kiêm sát nhân dân hai câp trên địa bàn thành phô Hà Nội

Trên địa bàn thành phô Hà Nội, VKSND ở một sô địa phương chưa thực sự chú trọng công tác kiểm sát việc chấp hành pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 7, Điều 167, 168, 169 Luật THAHS. Có những đơn vị quận, huyện chỉ tiến hành kiểm sát từ 1 đến 2 xã, phường, thị trấn trong 1 năm; có năm khơng xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm sát xã, phường, thị trấn

nào và cũng khồng kiểm sát cơ quan THAHS tại địa phương mà chỉ báo cáo khống thành tích lên VKSND thành phố Hà Nội. do vậy việc nắm bắt thực trạng công tác THAHS khơng chính xác, khơng kịp thời phát hiện những tơn tại, vi phạm để kiến nghị giải quyết, khắc phục. Cùng với đó là cơng tác phúc tra, kháng nghị, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kiến nghị vi phạm chưa thực sự được quan tâm. Trong 1520 văn bản kháng nghị, kiến nghị do VKSND hai cấp ban hành chỉ có 889 số đơn vị được kiểm sát có cơng văn phúc đáp (chiếm tỉ lệ 58,5 %), số đơn vị cịn lại khơng trả lời theo quy định.

Thông qua công tác kiêm sát, ngành Kiêm sát thành phô Hà Nội phát hiện khá nhiều vi phạm pháp luật của các chủ thể. Kết thúc kiếm sát mới chỉ dừng lại ở việc kết luận, kiến nghị, kháng nghị những vi phạm của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thi hành án. Đối với các đối tượng chấp hành án vi phạm nghĩa vụ VKSND đã đề nghị UBND xã có báo cáo lên cơ quan THAHS để lập hồ sơ xử lý theo quy định như: chuyển từ việc chấp hành thời gian thử thách của án treo sang chấp hành hình phạt tù hoặc kiểm điểm đối với người chấp hành án cải tạo khơng giam giữ. Bên cạnh đó, VKSND hai cấp hằng năm cũng có kiến nghị UBND thành phố, quận, huyện, thị xã về công tác THAHS trên địa bàn tuy nhiên hiệu quả của công tác THAHS chưa cao.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 96 - 99)