Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của Luật Thi hành án hình sự

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 134 - 139)

GIẢI PHÁP THỤC THI PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TREO, ÃN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ

3.1.2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định của Luật Thi hành án hình sự

hình sự 2019

-Bổ sung Luật THAHS 2019 về việc xử lý vi phạm đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng:

1. Trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này từ 02 lần trở lên thì Cơng an xã đề xuất ƯBND cấp xã báo cáo, đề nghị cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tịa án có thẩm quyền quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chấp hành án.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kê từ ngày nhận được báo cáo, cơ

quan THAHS Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ gửi TAND cấp huyện để xem xét, quyết định, đồng

thời gửi VKS cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS Công an cấp huyện;

b) Báo cáo của ƯBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ về việc người chấp hành án vi phạm nghĩa

vụ từ 02 lần trở lên;

c) Biên bản người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ vi phạm nghĩa vụ;

d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong trường hợp người đó bị xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Biên bản kiểm điểm người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ vi phạm nghĩa vụ;

e) Tài liệu khác có liên quan.

3. Trong thời gian thử thách, nếu người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục đã bị kiểm điếm theo quy định tại Điều 99 của Luật này nhưng sau khi kiểm điểm vẫn tiếp tục vi phạm và đã được nhắc nhở bằng văn bản mà vẫn cố ý vi phạm thì đơn vị quân đội giám sát, giáo dục lập biên bản vi phạm và đề nghị cơ quan THAHS cấp quân khu tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tịa án có thẩm quyền quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người đó, đồng thời gửi VKS quân sự cùng cấp. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS cấp quân khu;

b) Báo cáo của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ về việc người đó vi phạm nghĩa vụ từ 02 lần

trở lên;

c) Biên bản người châp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ vi phạm nghĩa vụ;

d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong trường hợp người đó bị xử phạt hành chính;

đ) Biên bản kiểm điểm người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ vi phạm nghĩa vụ;

e) Tài liệu khác có liên quan.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp

hành hình phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo

không giam giữ. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên VKS cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tịa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bố sung.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc tăng thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, Tịa án phải gửi quyết định cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này.

hiệu lực pháp luật, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu phải bổ sung thủ tục, hồ sơ đối với người chấp hành hình phạt cải tạo không

giam giữ.

Trường hợp Tịa án khơng chấp nhận đề nghị tăng thời gian chấp hành

hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lưu quyết định và các tài liệu có liên quan vào hồ sơ thi hành án cải tạo không giam giữ và thông báo quyết định cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ để tiếp tục giám sát, giáo dục [44, Điều 105].

Việc bô sung chê tài xử lý đơi vời người châp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong việc quản lý, giám sát người chấp hành án nói chung và chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ nói riêng. Qua đó phần nào đảm bảo được hiệu quả trong quá trình chấp hành án.

-về khó khăn trong việc quản lý, giám sát đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ thường xuyên thay đổi nơi cư trú do bản chất công việc hoặc nhu cầu cuộc sống của họ thì cần bổ sung quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các Điều 87, 99 Luật THAHS 2019 như sau:

Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ trong q trình chấp hành án do bản chất cơng việc hoặc nhu cầu về cuộc sống cần

thay đổi địa điểm thì có trách nhiệm báo cáo với UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án rời đi và nơi người chấp hành án đến cư trú. Trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng cần đến ƯBND xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú làm bản nhận xét, tự nhận xét theo quy định của Luật này.

Ngoài ra cần bồ sung Điều luật về ủy thác kết quả thi hành án giữa các UBND xã, phường, thị trấn để đảm bảo công tác giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án trong trường hợp không kịp chuyển giao hồ sơ cũng như ủy thác thi hành án đến nơi ở mới của người chấp hành án.

-Bổ sung thêm các văn bản pháp luật và các quy định về việc ƯBND quận, huyện, thị xã cần phối hợp với cơ quan THAHS - Công an quận, huyện, thị xã và VKSND quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác THAHS trên địa bàn mình quản lý. Qua đó báo cáo kết quả đến Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan; báo cáo ƯBND cấp trên để phối họp đưa ra các hướng giải quyết đối với cơng tác THAHS nói chung, thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng.

-Đối với các cơ quan, tố chức có người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đang lao động, học tập. cần có các nhận xét, đánh giá của người có trách nhiệm đối với q trình học tập, lao động của người chấp hành án gửi về UBND xã, phường, thị trấn nơi người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cư trú định kỳ hằng tháng, quý, năm.

-Đôi với các cơ quan trực tiêp thực hiện công tác THAHS trong đó có thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: TAND, VKSND, cơ quan THAHS, ƯBND xã, Công an xã ... cần thực hiện nghiêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong cơng tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào vi phạm các quy định trong Luật THAHS thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó bằng các hình thức kỷ luật kiểm điểm, cảnh cáo...

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 134 - 139)