Đặc điểm về địa lý, dãn cư, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 71 - 74)

MỘT SỐ KHÓ KHÃN, VƯỚNG MẮC

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dãn cư, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nộ

phạm vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế ngay từ những buổi đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định xây dựng kinh đô ở vùng đất mới này với cái tên Thăng Long; từ đó đến nay Hà Nội vẫn được coi như là thủ đơ là trung tâm văn hóa của cả nước. Ngày 16/7/1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hịa bình”. Từ ngày 01/8/2008, tồn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội biến thủ đơ Hà Nội thành nơi có diện tích lớn nhất trong các tỉnh thành trên cả nước. Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23’ vĩ độ Bắc và 105°44’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng n ở phía Đơng và Hịa Bình - Phú Thọ ở phía Tây.

Thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Với diện tích 3.358,6km2 (chiếm 1% diện tích của cả nước) và dân số hơn 8 triệu người (nếu tính những người khơng đăng ký có thể lên tới 10 triệu người) - số liệu thống kê năm 2019 với 55% dân số sống ở đô thị và

45% dân số sống ở nơng thơn.

Là thành phố thủ đơ, có vị trí trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không gồm nhiều sân bay như: sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, sân bay quân sự Hòa Lạc ... Giao thơng đường săt có nhiêu tun trong và ngồi nước. Giao thông đường bộ rất thuận tiện với nhiều bến xe như: bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình ... Ngồi ra, Hà Nội cịn có nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như: Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân - cầu Giẽ, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng .... về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen, bến Hàm Tử Quan...

Trong những năm qua GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) của Thành phố Hà Nội luôn nằm trong top đầu của cả nước và tăng dần qua các năm. Nhìn chung trong năm 2020, GRDP của Hà Nội đều tăng ở tất cả các khu vực như nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; bán bn, bán lẻ; y tế, giáo dục; tài chính, ngân hàng ... mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt ngành công nghiệp Hà Nội đang dần chuyển dịch theo hướng phát triển các lĩnh vực cơng nghiệp hiện đại có giá trị xuất khẩu lớn như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rơ-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học ... Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là khoảng 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán Hội đồng nhân dân

Thành phố giao, tăng 3,9% so với năm 2019.

Với những đặc điểm như trên thành phố Hà Nội hồn tồn có thể quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án đảm bảo theo quy định của BLHS, BLTTHS và luật THAHS. Tuy nhiên trong thực tế rất ít quận, huyện thực hiện tốt các quy định về việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ do địa bàn rộng lớn, các địa phương chưa chú trọng đến công tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án. Ngồi ra luật THAHS 2019 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 kèm theo nhiều thông tư và văn bản mới khiến cho UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn còn chưa kịp thời nắm bắt và áp dụng. Nhiều nơi còn chưa tập huấn, phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn cho UBND xã, phường, thị trấn nơi trực tiếp tiến hành giám sát, giáo dục người chấp hành án. Ngoài ra người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cũng chưa thực sự nắm bắt được các quy định về pháp luật trong quá trình thi hành án dẫn đến một số sai phạm phổ biến như việc tự nhận xét thời hạn 01 tháng/01 lần và thực hiện trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng ... từ đó phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của THAHS.

Thực hiện theo chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Trong những năm qua, tình hình tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản được kiềm chế, khơng có đột biến về số vụ, hằng năm thường dao động trung bình từ 5.000 đến 6.000 vụ. Các loại tội phạm chủ yếu vẫn là

ma túy, trộm cắp, đánh bạc, gây thương tích ... Một số địa bàn có số lượng tội phạm lớn như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng. Đặc biệt tội phạm ma túy hiện nay đang có diễn biến phức tạp, độ tuổi sử dụng ma túy có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều vụ án ma túy liên quan đến các em học sinh cấp 3, loại ma túy chủ yếu các em sử dụng là cần sa, methamphetamine. Việc đơ thị hóa nhanh cùng với sự phát triển kinh tế mạnh biến Hà Nội thành một trong những thành phố đi đầu về kinh tế tuy nhiên kéo theo đó sự phát triển mạnh của các tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ ...

Những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yểu về các tội gây thương tích, đánh bạc, trộm cắp ... đây thường là những người có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng. Tỷ lệ tái phạm của họ cũng là rất ít chỉ khoảng 2%. Bên cạnh đó, một số tội phạm bị tác động trực tiếp bởi dư luận xã hội, báo chí dẫn đến áp lực cho các ngành tư pháp. Qua đó cũng ảnh hưởng nhất định tới cơng tác bảo vệ, thực thi pháp luật nói chung và cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 71 - 74)