phạt tù của bản án tuyên cho hưởng án treo và miễn, giảm chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ
- Rút ngắn thời gian thử thách của án treo: Thẩm quyền rút ngắn thời gian thử thách cùa án treo thuộc TAND cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo cư trú. UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo có nhiệm vụ rà sốt người đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách báo cáo cơ quan THAHS - Công an huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu kèm tài liệu có liên quan để đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách. Cơ quan THAHS - Công an huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người có đủ điều kiện gửi đên Tịa án
và Viện kiêm sát cùng câp. Hô sơ đê nghị rút ngăn thời gian thử thách theo quy định gồm: đơn đề nghị rút ngắn; Bản sao bản án (lần thứ hai được thay bằng quyết định thi hành án treo); Văn bản đề nghị của UBND xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; Khen thưởng, lập cơng thì có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, bị bệnh hiểm nghèo thì có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu trở lên; đã được rút ngắn thời gian thử thách thì có bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách [44, Điều 90].
Điều kiện để người chấp hành án treo được xét rút ngắn thời gian thử thách là: đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; Trong thời gian thử thách đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ của người chấp hành án treo theo quy định; Tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Thời gian xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm, mỗi năm chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách 01 lần. Người chấp hành án treo có thể xét rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thừ thách. Trường hợp đặc biệt người chấp hành án treo lập cơng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện theo quy định của Luật THAHS thì Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành thời gian thử thách cịn lại.
sau đó lại vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật THAHS và bị Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn cũng khơng được tính trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù [44, Điều 89].
- Kiểm điểm, xử lý vi phạm đối vói người chấp hành án treo: UBND xã nơi người chấp hành án treo cư trú có quyền xử phạt hành chính đối với người chấp hành án treo vi phạm quy định tại nơi cư trú; TAND cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú có quyền tổ chức phiên họp để xem xét, quyết định buộc người chấp hành án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo [44, Điều 91, 93].
Việc xử lý vi phạm đôi với người châp hành án treo được xác định như sau: trường hợp người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ về việc triệu tập và cam kết chấp hành án thi cơ quan THAHS - Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lập biên bản vi phạm, đồng thời yêu cầu người được hưởng án treo phải có mặt trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Hết thời hạn này mà người được hưởng án treo vẫn khơng có mặt thì cơ quan THAHS - Cơng an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lập biên bản vi phạm và đề nghị TAND cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
quận đội được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm nhưng sau khi kiểm điểm vẫn tiếp tục vi phạm và đã được nhắc nhở bằng văn bản mà vẫn cố ý vi phạm thì Cơng an cấp xã đề xuất UBND cấp xã báo cáo, đề nghị cơ quan THAHS - Cơng an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tịa án có thẩm quyền quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Người chấp hành án treo bị ƯBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm trong trường hợp: Vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án treo trừ vi phạm nghĩa vụ về triệu tập và cam kết chấp hành án mà cơ quan THAHS - Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu tiến hành xử lý như ở trên và người chấp hành án treo đã bị nhắc nhở bằng văn bản về việc vi phạm mà tiếp tục vi phạm; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong những trường họp này người chấp hành án treo sẽ UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát tổ chức kiểm điểm. Việc kiểm điểm này sẽ được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan THAHS - Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu để có biện pháp xử lý khi tiếp tục vi phạm như trên [44, Điều 87, 91, 93].
Hồ sơ đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo gồm: Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS - Công an cấp huyện; Báo cáo của ƯBND xã được giao giám sát giáo dục về việc người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ từ 02 lân trở lên; Biên bản người châp hành án treo vi phạm nghĩa vụ; Quyết định xừ phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án treo bị xử phạt hành chính; Biên bản
kiểm điểm người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ và các tài liệu khác có liên quan [44, Điều 931.
- Người được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ phải có đủ những điều kiện như: (1) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt, đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt; (2) Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ theo quy định cùa Luật THAHS, tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng; (3) Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.
Thời hạn được xét giảm mồi năm được xét giảm một lần, mỗi lần giảm từ 03 tháng đến 09 tháng. Người chấp hành án có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành án là một phần hai mức án, đối với người dưới 18 tuối thì thời gian thực tế chấp hành là hai phần năm mức án. Người chấp hành án đã lập cồng, người đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo đã chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành án, mức giảm mỗi lần cao nhất là 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành án là hai phần năm mức án. Người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại [44, Điều 102].
kiện và thời hạn xét giảm cũng như thời gian chấp hành thực tế đối với người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Ỏ Luật THAHS 2010 các vấn đề này không được đề cập trực tiếp trong các điều luật mà được hướng dẫn ở các văn bản pháp luật liên quan như: Thông tư 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012 hay BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Có thể thấy một lần nữa Luật THAHS 2019 tiến bộ hơn và quy định đầy đủ hơn so với Luật THAHS 2010.
Hô sơ đê nghị giảm thời hạn châp hành án cải tạo không giam giữ gôm: (1) Đơn đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của người chấp hành án; (2) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp xét giảm thời hạn chấp hành án từ lần thứ hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án; (3) Văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của ƯBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án; (4) Trường hợp người chấp hành án được khen thưởng hoặc lập cơng phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công; Trường họp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh việc cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người đó; tài liệu thể hiện đã thực hiện được một phần nghĩa vụ dân sự (5) Trường họp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án và các tài liệu khác có liên quan.
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án cải tạo như trên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ Chánh án TAND cấp huyện, Chánh án
Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án cư trú thành lập hội đồng và tồ chức phiên họp xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Thành phần hội đồng gồm 03 thẩm phán và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Ngồi ra so với Luật THAHS 2010 thì thời hạn tổ chức phiên họp của Tòa án Luật THAHS 2019 là sớm hơn 8 ngày. Điều này cũng khá hợp lý vì thường thời gian chấp hành án cải tạo khơng giam giữ của người chấp hành án là khá ngắn nên việc đẩy nhanh các thủ tục của các cơ quan liên quan đến hoạt động thi hành án là hoàn toàn cần thiết và đảm bảo quyền lợi cho người chấp hành án [44, Điều 103].
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được miễn chấp hành án khi thuộc một trong những trường hợp sau: (1) Sau khi bị kết án đã lập công; (2) Mắc bệnh hiểm nghèo; (3) Chấp hành tốt pháp luật, có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa. Ngồi ra, người đang chấp hành án cải tạo khơng giam giữ cịn có thể được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá [36, Điều 62].
Miễn chấp hành án và giảm thời gian chấp hành án là hai chế định hồn tồn khác nhau. Miễn chấp hành án là khơng buộc phải chấp hành án nữa hay còn gọi là tha bổng, nó là sự khoan hồng đặc biệt hơn so với giảm thời hạn chấp hành hình phạt (chỉ được giảm thời hạn chấp hành án) do đó trình tự, thủ tục miễn chấp hành hình phạt cũng chặt chẽ hơn. Theo quy định của BLHS 2015 và Luật THAHS 2019 thì cơ quan đề nghị xét miễn chấp hành án là VKSND cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực
nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc. Các cơ quan này có thể tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan THAHS - Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ gồm: (1) Bản sao bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; (2) Văn bản đề nghị của Viện trường Viện kiểm sát; (3) Văn bản đề nghị của cơ quan THAHS trong trường hợp cơ quan này đề nghị; (4) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật; (5) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công; kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh của người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo; xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn [44, Điều 104].
1.3,5. Xóa án tích đoi với án treo, án cải tạo khơng giam giữ
Xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm, đã chấp hành xong tồn bộ hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án) và đáp ứng điều kiện về xóa án tích thi được xóa án tích theo quy định của luật. Người được xóa án tích được coi như chưa bị kết án, họ có quyền được ghi trong lý lịch của mình chưa có tiền án sau khi đã được Tịa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định xóa án tích. Có 2 hình thức xóa án tích là đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tịa án. Chế định về xóa án tích được quy định tại
Chương X BLHS và chương XXIV BLTTHS.
Đương nhiên được xóa án tích đối với án treo, cải tạo khơng giam giữ được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quôc gia) và Chương XXVI (các tội chơng phá hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh) nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ mà người đó khơng phạm tội mới trong thời hạn 01 năm thì đương nhiên được xóa án tích, cần lưu ý chấp hành xong bản án tức là người bị kết án đã tự mình chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án [36, Điều 70].
Xóa án tích đối với án treo, cải tạo khơng giam giữ theo quyết định của Tòa án áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội qưy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh) nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, cải tạo khơng giam giữ mà người đó khơng phạm tội mới trong thời hạn 01 năm. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì Tịa án quyết định xóa án tích nếu đã bảo đảm được 04 tháng sau khi chấp hành xong thời gian thử thách của án treo hoặc thi hành xong hình phạt cải tạo khơng giam giữ khơng thực hiện hành vi phạm tội mới [36, Điều 71, 72].
về thủ tục xóa án tích cũng được chia làm 02 loại: Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ không thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh) theo quy định tại Điều 70 BLHS 2015 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ khơng có án tích khi có đù điều kiện theo quy định; Đối với những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội chống phá hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh) theo quy định tại Điều 71 BLHS 2015 hoặc