MỘT SỐ KHÓ KHÃN, VƯỚNG MẮC
2.2.3. Nguyên nhân của một số thiếu sót, hạn chế trong cơng tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nộ
2.2.3.1. Một sổ quy định pháp luật về thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ cịn chưa hồn thiện
Những quy định về trình tự, thủ tục thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của Luật THAHS 2019 đã tương đối chi tiết và đầy đủ. Nếu được các cơ quan chức năng và người chấp hành án chú ý, thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập trong hệ thống pháp luật về THAHS như:
(1) Để xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ theo điểm c, khoản 4, Điều 14 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình:
Phạt tiên từ 2.000.000 đông đên 3.000.000 đông đôi với một trong những hành vi sau: Người bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo
không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; khơng có mặt theo u cầu của cơ quan THAHS, UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà khơng có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú và không được sự đồng ý của UBND cấp xã [27].
Mặc dù đã có quy định về xử phạt hành chính như vậy tuy nhiên việc cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính đối với người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ gặp nhiều khó khăn. Thực tế từ năm 2016-2019, chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa xử lý vi phạm hành chính được trường hợp nào theo quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Nên thực tế đã có những trường hợp vi phạm nhiều lần, không chấp hành nghĩa vụ thi hành án theo quy định, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Tại khoản 5, Điều 65 BLHS 2015 và Luật THAHS 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã quy định nếu người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ vi phạm nghĩa vụ thì có thể bị Tịa án buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xử lý được trường hợp nào bời nhiều lý do một phần cũng do việc quản lý, giám sát giáo dục của các cơ quan tại địa phương chưa sâu sát, chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ theo quy định. Do đó thực tế xảy ra tình trạng là đã có quy định nhưng lại chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả. Các cơ quan, tổ chức và người chấp hành án thực hiện chưa nghiêm túc dẫn đến việc chấp hành kỷ cương pháp luật chưa nghiêm làm giảm hiệu lực, hiệu quả quy định của pháp luật.
(2) BLHS 2015 và Luật THAHS 2019 đã quy định chế tài hết sức nghiêm khắc và đủ tính răn đe đối với người chấp hành thời gian thử thách của án treo vi phạm nghĩa vụ có thể bị Tịa án tun chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Tuy nhiên, chưa có hình thức chế tài đặc biệt nghiêm khắc và đủ sức răn đe đối với người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Căn cứ theo quy định tại Luật THAHS 2019, về việc xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ:
1. Trường hợp người châp hành án cô ý vi phạm nghĩa vụ qưy định tại Điều 99 của Luật này thì Cơng an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản về việc vi phạm. Trường hợp đã lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ 02 lần nhưng người chấp hành án vẫn tiếp tục vi phạm thì Cơng an cấp xã đề nghị UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục thì đơn vị quân đội tổ chức kiểm điểm người đó.
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưư hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu.
2. Người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật này thì khơng được xem xét giảm thời hạn chấp hành án. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, UBND cấp xã,
đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự [44, Điều 105].
Theo đó nếu cố tình vi phạm nghĩa vụ nhiều lần thì người chấp hành án cải tạo không giam giữ cùng lắm chỉ bị kiếm điểm và không được xét giảm thời hạn chấp hành án. Tuy nhiên, thời gian chấp hành án của những người chấp hành án cải tạo không giam giữ lại rất ít, mà khơng giảm thời hạn chấp hành án có lẽ khơng đảm bảo tính răn đe. Bên cạnh đó việc xử phạt hành chính thì như trình bày ở trên là hiếm khi ƯBND xã, phường, thị trấn xử lý vì chưa có sự quan tâm đến cơng tác này và với tâm lý ngại việc. Đối với bên Công an xã, phường, thị trấn là những cơ quan làm việc trực tiếp với người chấp hành án nên rất muốn có những quy định đủ nghiêm, đủ sức răn đe người chấp hành án để đảm bảo cho cơng tác thực thi cùa các đồng chí Cơng an phường được đảm bảo. Luật THAHS 2019 và BLHS 2015 được bố sung chế tài chuyển sang hình phạt tù đối với những người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ cũng là do trong quá trinh thực tế các đồng chí Cơng an xã, phường, thị trấn khó làm việc với người chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo nên đề nghị có những hình thức xử lý nghiêm đê quá trình châp hành án được đảm bảo. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chấp hành án cải tạo khơng giam giữ thì mang tính chung chung khơng đảm bảo vì thực tế rất khó để xử lý hình sự về việc người chấp hành án cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ.
(3) Đối với thi hành án treo đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về cách tính “thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách”. Hiện nay, cách tính này được quy định cụ thể nhất tại Điều 5, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán - TAND tối cao. Tuy nhiên chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ lại chưa được hướng dẫn cụ thể về cách tính “thời điểm bắt đầu tính thời gian chấp hành án”. Từ trước đến nay đối với thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ chỉ được quy định duy nhất tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 60/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ. Theo đó, thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ được tính từ khi cơ quan, tố chức giám sát, giáo dục nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Tuy nhiên cách tính thời điểm như này thì khơng hợp lý vì nó phụ thuộc nhiều vào quá trình chuyển giao các văn bản, quyết định tố tụng của các cơ quan liên quan trong THAHS như: Tòa án, cơ quan THAHS, bưu điện ... Do bản chất của thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là chấp hành án ngồi xã hội nên nó liên quan đến rất nhiều các cơ quan, tổ chức nên việc bàn giao quyết định thi hành án, trích lục bản án đến nơi người chấp hành án cư trú có thể mất một thời gian khá dài. Qua đó, ảnh hưởng lớn đến cơng tác thi hành án cải tạo không giam giữ và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người chấp hành án.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 363 BLTTHS 2015, bản án hoặc quyết định của Tịa án về hình phạt khơng phải là hình phạt tù (trong đó có hình phạt cải tạo
khơng giam giữ) hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo ... thì được thi hành ngay sau khi tuyên án mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, có độ vênh giữa thời gian thi hành án giữa BLTTHS 2015 và Luật THAHS 2019 và các văn bản liên quan. Người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được trả tự do ngay sau phiên tịa, đối với án treo được tính thời gian thử thách ngay cịn cải tạo khơng giam giữ thì lại chưa thống nhất. Thực tế những người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trong trường hợp này vẫn chưa chính thực chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật THAHS. Qua đó có nhiều bất cập, tồn tại từ mặt pháp lý đến thực tiễn thi hành. Khi người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ sau khi được trả tự do tại tòa tiếp tục vi phạm pháp luật nhưng chưa tới mức phạm tội mới lại chưa bị quản lý, giám sát nên chính quyền địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THAHS không biết. Hoạt động THAHS lúc này chưa được tổ chức thực hiện, dẫn đến buông lỏng quản lý trong khoảng thời gian chờ bản án hình sự và quyết định THAHS của Tòa án được thi hành trên thực tế.
Mặt khác, do khoảng thời gian này chưa chính thức được giao quản lý, giám sát, giáo dục và cũng chưa được bàn giao hồ sơ và người chấp hành án nên ƯBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ khơng thể biết và nhận xét gì trong khoảng thời gian này. Như vậy, sẽ trống một khoảng thời gian tính từ khi tuyên án đến khi chính quyền địa phương nhận được hồ sơ và con người để tổ chức thi hành án trong phần nhận xét
định kỳ và trong hồ sơ quản lý, giám sát người thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ. Bên cạnh đó, người bị kết án treo, cải tạo không giam giữ được trả tự do tại phiên tịa nhưng khơng về địa phương, đi nơi khác làm ăn sinh sống cũng gây khó khăn cho cơng tác tổ chức thi hành án sau này. Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi lại quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và THAHS cho phù hợp, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật.
(4) Theo quy định tại khoản 2, Điều 35 và khoản 2 Điều 65 BLHS 2015 “Tòa án giao người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơỉ người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục... Thực tế cho thấy, có nhiều trường họp người chấp hành án khơng có
mặt tại nơi cư trú mà do nhu cầu đời sống, công việc nên họ thường xuyên biến động về nơi cư trú, dẫn đến việc giám sát, giáo dục của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Trường hợp nếu người chấp hành án thay đổi nơi cư trú nhiều lần, nhưng các lần thay đổi đó đều có lý do và có báo với cơ quan chức năng nhưng do họ thay đôi nơi cư trú quá nhiêu và trong thời gian ngăn nên không thê thực hiện được việc chuyển hồ sơ cũng như ủy thác thi hành án đến nơi ở mới cho họ. Từ đó cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ cũng không được đảm bảo.
(5) Mặc dù đã có nhiều văn bản Luật cũng như các thông tư, nghị quyết hướng dẫn thi hành nhưng vẫn chưa đầy đủ. Đen nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung như:
UBND tỉnh và huyện. Cơ quan có thẩm quyền chun mơn như: Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện. Các quy định về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng quy định tại Điều 5 Luật THAHS 2019 còn chung chung chưa cụ thể. Bên cạnh đó, chưa có những quy định về chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Từ sự bất cập trên dẫn đến tình trạng triển khai Luật THAHS 2019 và các thơng tư liên quan đến nội dung thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ cịn chậm. Đến nay chưa có cơ quan nào giúp ƯBND thành phố Hà Nội hướng dẫn nghiệp vụ, sơ kết tổng kết công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố.
(6) Luật THAHS khơng nhắc nhiều đến vai trị, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ đang lao động, học tập. Chỉ quy định chung chung tại Điều 5 Luật THAHS 2019 về trách nhiệm phối họp của cơ quan, tổ chức trong THAHS. Từ đó bỏ qua vai trị xã hội rất quan trọng của cơ quan, tổ chức trong việc giám sát, giáo dục. Nhất là đối với nhưng nơi đã tạo điều kiện cho người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được lao động, học tập, cải tạo tốt hơn; đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng của người chấp hành án qua đó giúp họ phấn đấu sớm trở thành người lương thiện. Do đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật THAHS và xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi
hành theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội trong công tác giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Đe họ có điều kiện lao động, học tập, cải tạo và hòa nhập cộng đồng.
(7)Luật THAHS 2019 quy định tương đối đầy đủ, cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tơ chức thực hiện cơng tác THAHS như Tịa án, cơ quan THAHS, ƯBND xã, Công an xã ... trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên lại chưa quy định về trách nhiệm và hướng xử lý khi những cơ quan này không thực hiện đúng các quy định trong Luật THAHS và các văn bản pháp luật liên quan. Chính vì vậy nên q trình thực hiện cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung vẫn chưa thực sự nghiêm túc và chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Bên cạnh đó sự kém hiểu biết về pháp luật của người chấp hành án cũng một phần làm cho các sai phạm trong công tác THAHS ảnh hưởng đến quyền lợi của họ chưa được đưa ra phản ánh gay gắt. Hằng năm có rất ít các trường họp người chấp hành án khiếu nại về việc ảnh hưởng tới quyền lợi của họ trong quá trình chấp hành án. Đặc biệt là các vấn đề như chậm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, chậm cơng nhận cho họ được xóa án tích ... Mặc dù q trình kiểm sát thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có rất nhiều sai phạm của UBND xã, phường, thị trấn và cơ quan THAHS ảnh hưởng đến quyền lợi này của người chấp hành án. Đặc biệt như vụ việc ở quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội như đã nêu ở trên kiện yêu cầu bồi thường vi chưa cấp giấy chứng nhận chấp hành xong đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ họ 03 tháng.
Trên đây là một số tồn tại mà tác giả phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn về đề tài thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Xét thấy cần tiếp tục hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về THAHS nói chung và cơng tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng để hoạt động thi hành án này thực sự mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu quả của pháp luật.
2.2.3.2. Công tác cán bộ, cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức thỉ hành án treo,