J Cơ quan Thi hành án hình sự hai câp trên địa bàn thành phô Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 99 - 115)

MỘT SỐ KHÓ KHÃN, VƯỚNG MẮC

2.2.2. J Cơ quan Thi hành án hình sự hai câp trên địa bàn thành phô Hà Nộ

các quận, huyện, thị xã là các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cơng tác THAHS đối với UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ đạo, kiểm tra Công an cấp xã trong việc tham mưu, trực tiếp giúp ƯBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ THAHS. Cơng an cấp tỉnh là cơ quan cấp trên có quyền chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác THAHS đối với Công an cấp dưới. Tuy nhiên, cơ quan THAHS - Công an thành phố Hà Nội và cơ quan THAHS Công an các quận, huyện, thị xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ về THAHS như bắt, rà sốt các trường hợp chấp hành án ngồi xã hội để đảm bảo đưa đi thi hành án đúng quy định; hỗ trợ bảo vệ các phiên tòa phức tạp, nhạy cảm ... cho nên chưa thực sự chú trọng đến công tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ. Qua đó, việc triến khai hướng dẫn về cơng tác THAHS theo Luật THAHS 2019 vẫn chưa được phổ biến tại các UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Đơn cư chỉ có một vài quận, huyện thực hiện việc tập huấn cho các ƯBND xã, phường về Luật THAHS 2019 như Bắc Từ Liêm, Hà Đông.

Sự phân công, phân cấp của Công an các cấp chưa rõ ràng, mặc dù cơng việc theo dõi thi hành các hình phạt khác tại xã, phường, thị trấn đã được quy định tương đối cụ thể, song hầu hết Công an cấp quận, huyện hiện nay chưa bố trí cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ do cơ quan THAHS tại

J J • • • • • JL •

các quận, huyện thường vẫn cịn tình trạng thiếu cán bộ mà lượng cơng việc tương đối nhiều. Vì vậy việc theo dõi, hướng dẫn, tổ chức quản lý THAHS tại các xã,

phường, thị trấn nhất là công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ. số lượng cán bộ kiêm nhiệm phải theo dõi công tác THAHS đối với rất nhiều loại đối tượng như: hỗn, tạm đình chỉ, tại ngoại chưa thi hành án, tha thù trước hạn có điều kiện, án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế... hơn thế nữa mỗi cán bộ phải quản lý rất nhiều xã, phường, thị trấn. Trung bình mỗi cán bộ phải phải đảm nhiệm theo dõi từ 10 đến 15 xã, phường, thị trấn, bên cạnh đó cịn phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác, nên chịu sức ép cơng việc rất lớn. Vì vậy, hạn chê trong cơng tác theo dõi, quản lý đôi với các đôi tượng châp hành án treo, cải tạo không giam giữ là không thể tránh khởi. Mặc dù thiếu biên chế nhưng các cơ quan THAHS - Công an cấp quận, huyện, thị xã vẫn phải chú trọng công tác canh gác, bảo vệ, quản lý nhà tạm giữ. Trình độ cán bộ THAHS cịn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ.

Bên cạnh đó, quyền lợi đối với các cán bộ làm công tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng chưa được đảm bảo. Hiện nay, chưa có chế độ chính sách thỏa đáng, kể cả hỗ trợ về cơng tác phí, tiền xăng xe, đi đường ... đối với các cán bộ Công an quận, huyện hằng ngày, hằng tuần phải thực hiện việc phô tô hồ sơ và mang hồ sơ thi hành án từ trụ sở Công an huyện, thành phố đến trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn đế làm thủ tục bàn giao hồ sơ và người chấp hành án cho UBND xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện công tác giám sát,

giáo dục. Do đó, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ thực thi nhiệm vụ THAHS là chưa cao. Nhiều nơi có tình trạng làm việc cầm chừng, hầu hết chỉ làm tốt công tác cập nhật, theo dõi số liệu, quản lý hồ sơ và báo cáo thống kê. Việc bàn giao lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ thi hành án và người chấp hành án xuống ƯBND xã, phường, thị trấn thường bị chậm. Một số trường hợp cá biệt khi chuyển hồ sơ thi hành án cho ƯBND cấp xã để giám sát, giáo dục thì thời gian thử thách của đối tượng cũng đã gần hết ...

Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Công an quận, huyện đối với Công an xã, phường và ƯBND xã, phường trong công tác thi hành án treo, cải tạo không

giam giữ còn hạn chế. Từ khi thực hiện Luật THAHS 2019 ngày 01/01/2020 đến nay, toàn thành phố chưa tổ chức được một đợt kiểm tra toàn diện nào đối với UBND và

1 • • • •

Cơng an xã, phường. Tình trạng UBND và Cơng an xã, phường thực hiện các quy định của Luật THAHS 2019 cịn chưa đầy đủ chính xác nhưng chậm bị phát hiện, hướng dẫn nên tồn tại kéo dài. Như việc lập hồ sơ thi hành án treo, cải tạo khơng

giam giữ cịn thiếu và khơng chính xác theo quy định tại Thơng tư 65/2019/TT-BCA, Thông tư 84/2019/TT-BCA và Luật THAHS 2019. Việc ƯBND xã, phường không

thực hiện việc báo cáo cơ quan THAHS - Cơng an quận vê việc rà sốt các đơi tuợng được giảm thời gian thử thách của án treo, miễn giảm thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ cũng như chậm bàn giao hồ sơ thi hành án đối với những trường hợp đã chấp hành xong vẫn cịn. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính

xã, phường chưa đầy đủ, đúng quy định nên có rất ít hồ sơ người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được xét giảm thời gian thử thách hoặc xét giảm thời hạn

chấp hành hình phạt theo quy định của Luật THAHS. Từ năm 2016 đến 2018, riêng trên địa bàn huyện Hồi Đức có 20 trường hợp chấp hành án treo đã hết thời gian thử thách nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong bản án. Cá biệt

năm 2017, có 01 trường hợp chấp hành án cải tạo không giam giữ ở quận Hà Đông

đã chấp hành xong 03 tháng mà chưa được cấp giấy chứng nhận, người chấp hành án đã kiện và yêu cầu bồi thường tương đương với 1 tháng ngồi tù vì cho rằng 3 ngày

cải tạo không giam giữ tương đương với 1 ngày ngồi tù. Do chưa có quy định để giải quyết về vấn đề này, công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu Công an quận Hà Đơng

giải trình và tự thương lượng với người chấp hành án.

2.2.2A. Các cơ quan khác có liên quan đến thỉ hành án hình sự • ƯBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trước đây, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội thường rất lúng túng trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ này. Phần lớn các UBND xã, phường, thị trấn đều khơng có cán bộ chun trách theo dõi công tác thi hành án, mà giao trách nhiệm cho Công an xã hoặc cán bộ tư pháp kiêm nhiệm thực hiện cơng tác này. Cho nên ở một số nơi có việc đổ thừa trách nhiệm giữa UBND và Công xã, phường, thị trấn như ở một số phường ở quận Bắc Từ Liêm như Phúc Diễn, Tây Tựu. Từ ngày 01/01/2020, Luật THAHS 2019 có hiệu lực tại khoản

2, Điều 86 và khoản 2, Điều 98 quy định rất rõ “Cơng an xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp ƯBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ”. Như vậy, từ ngày 01/01/2020, Công an xã, phường, thị trấn sẽ là cơ quan tham mưu và trực tiếp giúp ƯBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, các cán bộ thực hiện công tác này tại các ƯBND và Công an xã, phường, thị trấn phần lớn chưa được tập huấn nghiệp vụ lại thường xuyên biến động, luân chuyển nên không đảm bảo được hiệu quả công tác. Nguyên nhân là do nhận thức của một số cấp, ngành, địa phương còn chưa đầy đủ, chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục, tính nhân đạo của các hình phạt ngồi xã hội.

Trước đây, sau khi nhận được hồ sơ từ cơ quan THAHS - Cơng an quận, huyện, thị xã thì Chủ tịch ƯBND xã, phường, thị trấn phân công tư pháp hoặc công an triệu tập người bị kết án lên trụ sở quán triệt phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ cùa người bị kết án trong thời gian chấp hành án. Một số địa phương cử cán bộ Tư pháp, Cơng an xã kết hợp với chính quyền thơn, xóm, khu phố và các tổ chức quần chúng đến trực tiếp gia đình người bị kết án nắm bắt gia cảnh, thái độ của người chấp hành án, giải thích và hướng dẫn cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ trong thời gian chấp hành án, những biện pháp xử lý khi người chấp hành án cố tình vi phạm pháp luật. Cịn lại chỉ khi nào người bị kết án có biểu hiện vi phạm mới áp dụng các biện pháp răn đe, giáo dục. Còn việc thực hiện hồ

sơ thi hành án mang tính hình thức, việc phân cơng người giám sát, giáo dục cũng như việc thực hiện nhận xét, tự nhận xét chỉ mang tính thủ tục khi bị kiểm tra; khi đối tượng đã chấp hành xong hoặc khi đối tượng phạm tội mới. Nhưng theo Luật THAHS 2019, cơ quan THAHS - Công an quận, huyện, thị xã trực tiếp bàn giao hồ sơ và đối tượng tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Tại đây, cơ quan THAHS sẽ phổ biến cho đối tượng biết quyền và nghĩa vụ của mình cũng như các biện pháp xử lý khi đối tượng vi phạm nghĩa vụ. Từ đó, UBND xã, phường, thị trấn cũng phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. UBND xã, phường, thị trấn sẽ phải có thơng báo đề nghị Cơng an xã, phường, thị trấn phối hợp quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Ngoài ra, hằng tháng ƯBND xã, phường, thị trấn phải thực hiện việc nhận xét người chấp hành án, yêu cầu người chấp hành án tự nhận xét và báo cáo lên cơ quan THAHS - Công an quận, huyện, thị xã. Nên việc thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục được thực hiện nghiêm chỉnh hơn khơng mang tính thủ tục như trước.

Một sơ ƯBND câp xã khơng ra quyêt định phân công người trực tiêp giám sát, giáo dục người chấp hành án theo luật THAHS 2010; không thông báo đề nghị công an xã phối hợp quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án theo Thông tư 84/2019/TT-BCA. Việc lập sổ thụ lý thi hành án của một số UBND xã, phường, thị trấn chưa đúng mẫu và chưa kịp thời cập nhật các trường hợp thi hành án. Có địa phương khồng lập sổ thụ lý thi hành án, sau khi tiếp nhận xong thì cất hồ sơ vào tủ

không thực hiện công tác thi hành án. Hồ sơ được lập cịn sơ sài, chỉ có quyết định thi hành án và bản sao bản án, khơng có các tài liệu phản ánh kết quả giám sát, giáo dục bị án thường xuyên định kỳ ... Các văn bản ban hành không đúng mẫu, thể thức; công tác sắp xếp lưu trữ chưa khoa học, cá biệt có nơi để mất hồ sơ. Công tác đánh giá nhận xét hằng tháng, quý về tình hình chấp hành pháp luật, quá trình tu dưỡng, rèn luyện cải tạo của người bị kết án chưa được thường xuyên, nhận xét không đầy đủ. Không đề nghị rút ngắn thời gian, miễn, giảm chấp hành án cho người cải tạo tốt, thậm chí có nơi chưa cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong bản án ... Qua các cuộc kiểm sát từ năm 2016-2020 của VKSND hai cấp đã kiến nghị một số ƯBND xã, phường, thị trấn chưa chú trọng lập hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

Một số ƯBND xã, phường, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến việc rà soát các trường hợp đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách đối với án treo, giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ theo quy định tại Điều 90, 103 Luật THAHS làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người chấp hành án. Công tác quản lý, giám sát, giáo dục bị án của một số UBND xã, phường, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Luật THAHS 2010, 2019. Có địa phương chưa tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ. Do việc quản lý người kết án lỏng lẻo, không áp dụng đầy đủ các biện pháp giám sát, giáo dục người bị kết án theo quy định của pháp luật nên có nơi khơng nắm được chính xác số người bị kết án, khơng biết họ đi đâu, làm gì, có cịn ở địa phương hay khơng.

Tạo cơng ăn việc làm cho người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án nhanh chóng tái hịa nhập cộng đồng. Tạo dựng cho họ có được nguồn thu nhập chính đáng, hạn chế nguy cơ dẫn đến tái phạm. Tuy nhiên, một số nơi cịn khó khăn về kinh tế - xã hội nên các địa phương chưa có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết việc làm cho người bị kết án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số bị án tái phạm hoặc bở đi khỏi địa phương để tìm kiếm cồng ăn việc làm. Qua theo dõi, do điều kiện sống ở địa phương khó khăn, khơng tìm được cơng ăn việc làm nên có khoảng 5% người bị kết án bỏ đi làm ăn sinh sống ở địa phương khác.

• Cơng an các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phổ Hà Nội

Trong công tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ thì hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục là nội dung chính quyết định hiệu quả của tồn bộ hoạt động thi hành án. Nhiệm vụ trên được Luật THAHS giao cho ƯBND cấp xã (hoặc đơn vị quân đội) nhưng Cơng an cấp xã mới là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc tham mưu và trực tiếp giúp UBND xã thi hành nhiệm vụ này theo Luật THAHS 2019 (trước đây chỉ là tham mưu theo Luật THAHS 2010). Thực tế cho thấy Công an xã thường được phân công trực tiếp trong công tác tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các địa phương. Đây là lực lượng có vai trị nịng cốt, ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành

án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này tại các xã, phường, thị trấn cịn gặp nhiều khó khăn. Phương pháp, trình tự thực hiện giám sát, giáo dục; chế độ, chính sách đối với các cán bộ chuyên trách theo dõi, giám sát người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ pháp luật, nghiệp vụ thi hành án cho đội ngũ cán bộ Công an xã, phường, thị trấn ... chưa được đảm bảo. Luật THAHS 2019 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 kèm các văn bản, biểu mẫu và thông tư liên quan nhiều khiến lực lượng cơng an xã, phường, thị trấn khó nắm bắt được nhất là những nơi chưa được tổ chức tập huấn. Đặc biệt vấn đề chế độ đối với các cán bộ làm công tác này tại các xã, phường, thị trấn chưa được đảm bảo nên hiệu của của công tác là chưa cao.

Căn cứ theo Luật THAHS 2019, các văn bản, biểu mẫu và thơng tư liên quan thì nay cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trực tiêp do công an xã, phường, thị trấn thực hiện. ƯBND xã, phường, thị trấn nay chỉ là cơ quan chỉ đạo và chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương. Việc Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp thực hiện

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 99 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w