Ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 49 - 53)

Việc ra quyết định thi hành án ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền cơ bản của công dân nên chỉ TAND là cơ quan tư pháp nhân danh nhà nước mới có quyền ra quyết định THAHS theo quy định tại Điều 364 BLTTHS:

1. Chánh án Tịa án đã xét xử sơ thâm có thâm quyên ra quyêt định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành cùa Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tịa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án... .

Căn cứ vào quy định về việc giao, gửi bản án tại Điều 262 BLTTHS thì đối với bản án, quyết định của Tịa cấp phúc thẩm tun án thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc tuyên án Tòa cấp phúc thẩm phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan THAHS có thẩm quyền; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm ... Tương tự với trường hợp TAND cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày.

Như vậy từ những quy định tại Điều 262 và Điều 364 BLTTHS có thể thấy thời hạn ra quyết định đối với Tòa cấp phúc thẩm có thể kéo dài lên đến 17 ngày và TAND cấp cao xét xử phúc thẩm có thể kéo dài lên đến 32 ngày. Tuy nhiên trong thực tế việc ra quyết định thi hành án có thể kéo dài hơn thời gian quy định trong BLTTHS với nhiều lý do. Trong đó có cả các lý do chủ quan lẫn khách quan như việc: Các cơ quan thực hiện việc chuyển giao bản án, quyết định ở các cấp sơ thẩm, phúc thấm và TAND cấp cao xét xử phúc thẩm thực hiện không đúng thời gian chuyển giao bản án theo quy định; Việc chuyển bản án, quyết định có thể bị chậm chễ do bưu điện hoặc bị thất lạc trong q trình vận chuyển; Ngồi ra việc chậm chễ trong việc ra quyết định thi hành án cịn có ngun nhân khác như việc người chấp hành án có hộ khẩu và nơi cư trú khác nhau, nên việc ủy thác đến, rồi xác minh xong lại trả ủy thác rồi ủy thác đi mất rất nhiều thơi gian ... Vì vậy việc ra quyết định thi hành án trong các trường hợp ủy thác thường không đảm bảo thời gian theo quy định. Qua đó, việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cũng bị ảnh hưởng khơng

nhỏ. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến qun lợi và nghĩa vụ của người châp hành án treo, cải tạo không giam giữ, đặc biệt là người chấp hành án cải tạo không giam giữ.

Trước đây tại Nghị định số 60, 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 tại khoản 5, Điều 5 của cả hai Nghị định đều quy định thời điểm tính chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ đều được tính từ ngày cơ quan, tố chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Tuy nhiên đến nay các quy định về án treo đã được thay đổi. Thời điểm tính thời gian thử thách của án treo đã được chú ý nghiên cứu thay đổi thế hiện qua các văn bản như tại mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, điều 4 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và nay được quy định hết sức cụ thể theo Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NĐ- HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo như sau:

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:

1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

3. Trường họp Tòa án cấp sơ thẩm khơng cho hưởng án treo, Tịa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tịa án cấp phúc thẩm khơng cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án

treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoăc xét xử lai và sau khi xét xử sơ thẩm lai, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ

ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

6. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

7. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tịa án cấp phúc thẩm khơng cho hương án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

thẩm khơng cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Tuy nhiên thời điểm tính thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ đến nay vẫn khơng thay đổi ngồi căn cứ tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 60/2000/NĐ-CP. Dường như hình phạt cải tạo không giam giữ không được các nhà làm luật và Nhà nước ta quan tâm đầu tư nghiên cứu phát triển cho phù hợp. Có lẽ các nhà làm luật ở nước ta cho rằng thời điểm tính thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ như vậy là phù hợp với tính chất của loại hình phạt này. Tuy nhiên có thể nhận thấy bất lợi đối với người chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong trường hợp bản án, quyết định thi hành án vì những lý do khách quan, chủ quan đã nêu trên chậm được chuyển đến cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án cải tạo khơng giam giữ thì họ sẽ thiệt thịi rất nhiều về thời gian chấp hành án. Từ nhận thức của tác giả nhận thấy cần sửa đổi bổ sung thêm các quy định pháp luật về phần thi hành án cải tạo không giam giữ để cải thiện phần quyền lợi của người thi hành loại án này. Để người chấp hành án cải tạo không giam giữ không bị ảnh hưởng đến quyền lợi như trong những trường hợp nêu trên.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w