Những kêt quả và hạn chê, thiêu sót trong cơng tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 85 - 96)

MỘT SỐ KHÓ KHÃN, VƯỚNG MẮC

2.2. Những kêt quả và hạn chê, thiêu sót trong cơng tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

2.2,1. Thực trạng và kết quả thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhăn có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của TAND hai cấp thành phố Hà Nội:

Theo quy định của BLTTHS, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật Tịa án phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 7 ngày và có 3 ngày làm việc để giao quyết định thi hành án cho người bị kết án cho các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án. Trong những năm gần đây, TAND thành phố Hà Nội đã chú trọng chỉ đạo TAND cấp quận, huyện, thị xã bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục ra quyết định và bàn giao quyết định thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và tống kết công tác xét xử, thi hành án hàng năm; hạn chế tối đa và khắc phục những sai sót trong cơng tác nghiệp vụ của TAND hai cấp. về cơ bản, việc ra các quyết định THAHS đảm bảo kịp thời, không để quá

hạn luật định. Tuy nhiên việc chuyển giao các quyết định thi hành án đơi khi vẫn cịn chưa đảm bảo thời hạn theo quy định. TAND hai cấp đã thường xuyên phối hợp với VKSND hai cấp và cơ quan THAHS hai cấp thường xuyên rà soát danh sách những người đã có quyết định thi hành án chưa chấp hành án để đôn đốc lập hồ sơ thi hành án; phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc quản lý các đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương.

Trong những năm qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm nhiều đến tình trạng cho hưởng án treo không đúng quy định và đặc biệt là cơng tác xét xử các vụ án hình sự nổi cộm về các lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ .... hay nạn ấu dâm, dâm ô đối với trẻ em ... Một số vụ án do tác động cùa dư luận xã hội khiến các cơ quan tiến hành tố tụng khá là khó khăn trong việc nhận định và áp dụng pháp luật nói chung và việc xử lý người vi phạm pháp luật được hưởng án treo và cải tạo khơng giam giữ nói riêng. Hiện nay việc áp dụng án treo cần tuân thủ nghiêm các quy định của Nghị quyết số 02/2018/HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán - TAND tối cao.

Các Nghị quyêt, Chỉ thị của Ban cán sự Đảng, TAND tôi cao đêu được các ngành tư pháp Hà Nội như TAND thành phố Hà Nội, VKSND thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội tố chức quán triệt và đưa ra để rút kinh nghiệm trong toàn thành phố. Nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị và các thông báo rút kinh nghiệm của TAND tối cao cơ quan có trách nhiệm chính trong việc soạn thảo, hướng dẫn các quy định pháp luật về hình sự. Chính vì vậy, việc xem xét quyết định trong các bản

án hình sự, quyết định THAHS đối với những bị án được áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo khơng giam giữ là tương đối chính xác về hành vi và tội danh kể cả các đối tượng thuộc các án nhạy cảm như án kinh tế, chức vụ ...

Từ năm 2016 đến 2020, TAND hai cấp đã xét xử sơ thẩm và tuyên hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ cho 13012 bị án, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, TAND hai cấp đã ra quyết định thi hành án và chuyển giao quyết định thi hành án cho người chấp hành án, Viện kiểm sát, cơ quan THAHS, UBND xã nơi được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sơ tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Các quyết định thi hành án nhìn chung đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức văn bản, tuy nhiên thời hạn chuyển giao quyết định thi hành án ở nhiều nơi còn chậm. Đa số TAND các địa phương đều theo dõi chặt chẽ, chính xác, đúng pháp luật việc bàn giao quyết định thi hành án và ủy thác thi hành án. Đe đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án, TAND hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách thực hiện công tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng. Cán bộ thi hành án có trách nhiệm giúp Chánh án ban hành quyết định thi hành án, bàn giao quyết định thi hành án, mở sổ sách theo dõi công tác thi hành án, giúp Chánh án tổng hợp số liệu và báo cáo một cách đầy đủ về các trường hợp thi hành án tại địa phương, về trình độ chun mơn nghiệp vụ, tất cả cán bộ làm công tác thi hành án đều là cử nhân luật trở lên, nên hồn tồn có đủ điều

kiện đế đáp ứng yêu cầu công tác thi hành án.

- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội:

VKSND hai câp thành phô Hà Nội đã quan tâm, tăng cường công tác kiêm sát đối với các VKSND cấp huyện căn cứ vào kế hoạch của VKSND Tối cao. VKSND thành phố Hà Nội cũng chủ động xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình, đăng ký chỉ tiêu nghiệp vụ, xác định các điểm kiểm sát và phương pháp kiểm sát, bố trí lực lượng thực hiện các cuộc kiểm sát với chất lượng, hiệu quả cao. Thông qua chức năng kiểm sát đảm bảo việc thực hiện pháp luật thi hành án, ngành Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong công tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ. Qua đó đảm bảo cơng tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án thực hiện đúng Luật THAHS 2010, 2019, Nghị quyết 02/2018/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán - TAND tối cao ...

Định kỳ hằng năm, ngành Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức các cuộc kiểm sát đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong cơng tác THAHS đế kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vi phạm, đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các vi phạm trong công tác này. Từ năm 2016 đến 2020, VKSND thành phố Hà Nội đã tiến hành 241 cuộc kiểm sát tồn diện cơng tác THAHS tại cơ quan THAHS Công an tỉnh, cơ quan THAHS - Công an cấp huyện, VKSND cấp huyện, Trại giam, Trại tạm giam. Qua đó, VKSND thành phố Hà

Nội đã ban hành 15 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. VKSND 30 quận, huyện, thị xã đã tiến hành 1495 cuộc kiểm sát tiến hành phúc tra đối với 1450 đơn vị thực hiện công tác THAHS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó đã ban hành 1505 kiến nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm. Những đơn vị thực hiện tốt điển hình như: Đống Đa, Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Bắc Từ Liêm.

- Công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của cơ quan THAHS ở hai cấp thuộc lực lượng Công an nhân dân:

Ngay sau khi Luật THAHS 2019 có hiệu lực Cơng an thành phố Hà Nội đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch tập huấn và triển khai Luật THAHS, cùng các văn bản thông tư hướng dẫn liên quan đến tất cả các cấp, các ngành, đồn thể có liên quan đến cơng tác THAHS trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó

cơ quan THAHS - Cơng an tỉnh đã chủ động có kê hoạch triên khai thực hiện Luật THAHS 2019 trong toàn lực lượng; tổ chức cho các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ THAHS nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Luật THAHS trong đó có cơng tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ đầu năm 2020, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai chuyên đề tổng rà soát, thống kê số đối tượng có án phạt tù cịn ở ngồi xã hội như các trường họp tại ngoại, hỗn, tạm đình chỉ; người đang chấp hành hình phạt tại xã, phường, thị trấn

như án treo, cải tạo không giam giữ; người được đặc xá; ngồi ra cịn có một số trường hợp đặc biệt như tha tù trước hạn có điều kiện trên địa bàn thành phố. Qua đó nắm chắc tình hình thực trạng cơng tác THAHS trên địa bàn thành phố thời điểm trước và sau khi thi hành Luật THAHS 2019 có hiệu lực. Căn cứ vào đó, cơng an thành phố Hà Nội đã để đề ra các giải pháp phù hợp chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã cũng như các cơ quan THAHS tại các đơn vị này nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng THAHS những năm tiếp theo. Đồng thời cũng chỉ đạo, hướng dẫn Công an các xã, phường, thị trấn chủ động tham mưu và trực tiếp giúp các ƯBND cấp xã phối hợp cùng các tổ chức, đồn thể, cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ; hàng năm tham mưu và trực tiếp giúp cho Đảng ủy, ƯBND xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về giữ gìn an ninh, trật tự gồm cả các nội dung về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đồn thể và đơng đảo nhân dân tham gia thực hiện. Công an các xã, phường, thị trấn phải trực tiếp phân cơng các đồng chí cảnh sát khu vực quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án và báo cáo kết quả thực hiện các nghĩa vụ của người chấp hành án; tiến hành kiểm danh, kiểm diện và tổ chức tuyên truyền pháp luật đối với người đang chấp hành án tại địa phương ...

Tháng 12/2020, cơ quan THAHS - Công an thành phố đã chỉ đạo triển khai kế hoạch tổng kiểm tra cơng tác THAHS trong tồn thành phố, giao Phịng Cảnh sát

THAHS và hỗ trợ tư pháp chủ trì phối họp Cơng an các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện và báo cáo kêt quả kiêm tra vê cơ quan quản lý THAHS - Bộ Công an. Qua kiểm tra, từ ngày 01/01/2019 đến 30/11/2020 cơ quan THAHS Công an 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã đã tiếp nhận tất cả các hồ sơ án treo, cải tạo không giam giữ. Sau khi tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án và các tài liệu có liên quan do TAND các cấp chuyển giao, Công an các quận, huyện, thị xã lập hồ sơ thi hành án, mở sổ theo dõi, tiến hành bàn giao hồ sơ và đối tượng chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ cho ƯBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận để thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục đảm bảo thời hạn theo quy định của Luật THAHS. Đối với các trường hợp người chấp hành án có đơn đề nghị xin thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, lực lượng Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án cho Công an địa phương nơi bị án đến sinh sống, làm việc để quản lý, giám sát theo quy định. Việc bố sung các loại tài liệu vào hồ sơ được tiến hành thường xuyên liên tục đảm bảo đúng theo quy định của Luật THAHS.

Nhìn chung, từ khi được thành lập cho đến nay, cơ quan THAHS hai cấp đã được tố chức một cách chặt chẽ, đầy đủ về lực lượng, phương tiện; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và quản lý người thi hành án một cách hiệu quả. Vì vậy, cơ quan THAHS ở hai cấp của Cơng an thành phố Hà Nội đã góp phần khơng nhỏ làm chuyển biến tích cực tình hình, kết quả cơng tác THAHS nói chung và cơng tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bằng

các hoạt động nghiệp vụ, ngành Cơng an nói chung đã triển khai tốt cơng tác nắm bắt tình hình di biến động và tình hình chấp hành án của những người chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ ở địa phương. Qua đó, chủ động lập hồ sơ đưa vào theo dõi đối với các bị án có biểu hiện vi phạm pháp luật, cùng với việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác đảm bảo công tác THAHS được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả tốt, gắn kết chặt chẽ cơng tác THAHS với cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tái hịa nhập cộng đồng.

- Cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan:

Các cơ quan, tổ chức khác là những chủ thể liên quan công tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ có trách nhiệm phơi hợp và thực hiện các yêu câu của cơ quan, người có thẩm quyền trong THAHS theo quy định tại Điều 5 Luật THAHS 2019. Có trách nhiệm giám sát việc THAHS như Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc theo quy định tại Điều 6 Luật THAHS 2019. Ngồi ra, có nhiệm vụ quyền, hạn chính trong việc giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo như ƯBND xã, phường, thị trấn quy định tại các Điều 86, 98 Luật THAHS. Bên cạnh đó, Cơng tác tham mưu, trực tiếp giúp ƯBND xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giám sát, giáo dục người chấp hành án là Công an xã, phường, thị trấn. Mặc dù điều kiện làm việc ở một số nơi cịn khó khăn, song bộ phận cơng an xã,

phường, thị trấn cũng đã chủ động trong chuyên môn, nghiệp vụ nắm bắt kịp những quy định mới về THAHS đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn như việc: tự lập số thi hành án theo mẫu Thông tư 63/2011/TT-BCA gắn với Luật THAHS 2010 và mẫu Thông tư 84/2019/TT-BCA gắn với Luật THAHS 2019; UBND xã nay cũng sau khi nhận được hồ sơ và người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 85, 97 cũng cần có thơng báo để cơng an xã phối hợp thực hiện giúp ƯBND xã trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Công an xã nay sẽ thực hiện việc phân cơng một đồng chí giám sát, giáo dục người chấp hành án và thường sẽ là cảnh sát khu vực nơi người chấp hành án cư trú. Điều này là hết sức hợp lý vì trước đây khi UBND xã phân những người giám sát như cán bộ ủy ban, tổ trưởng dân phố hay bí thư thì những người này khó có thể thực hiện tốt cơng tác này do chưa đủ sức răn đe người chấp hành án. Ngồi ra, Cơng an xã cũng phối hợp tốt với ƯBND xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật THAHS 2019. Từ đó, đảm bảo cơng tác giám sát, giáo dục người chấp hành án; nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật, thái độ của người chấp hành án; đưa ra các biện pháp tích cực ngán chặn hành vi tái phạm của người bị kết án; tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động xã hội, xóa dần mặc cảm, hịa nhập với cộng đồng và có ý thức phấn đấu vươn lên.

hữu quan, các đồn thể quần chúng, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú cùng với sự hỗ trợ, quan tâm từ phía gia đinh họ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp công tác thi hành án ở thành phố Hà Nội đạt được những kết quả tích cực. Bằng các biện pháp tích cực của chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội nên mặc dù lượng người chấp hành án treo, cải tạo

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w