Hoạt động học của HS bao gồm hoạt động học tập trên lớp và hoạt động học ở nhà. Thông qua GV chủ nhiệm và GV Ngữ văn, nhà trƣờng cần tập trung quản lý hoạt động học của HS nhƣ sau:
1.4.4.1. Học tập trên lớp
- Xây dựng nội quy học tập phù hợp, nghiêm túc; tạo môi trƣờng tốt cho sự chuyên cần của học sinh. Cùng với GV chủ nhiệm, GV Ngữ văn, chỉ đạo Ban quản sinh của nhà trƣờng có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội quy nề nếp của HS.
- Căn cứ vào kết quả môn học t năm học trƣớc, thống kê chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn để có biện pháp điều chỉnh PPDH đạt hiệu quả cao hơn. Chỉ đạo tổ chuyên môn Ngữ văn xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ, kế hoạch của cá nhân trong đó cần chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế trong
dạy học môn Ngữ văn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục những hạn chế.
- Chỉ đạo GV chủ nhiệm lập hồ sơ HS, phân loại năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khỏe, giới tính, năng lực, sở trƣờng.. của HS thông qua hồ sơ của HS kiểm tra chất lƣợng đầu vào.
- GV chủ nhiệm, GV Ngữ văn thƣờng xuyên nắm bắt tình hình học tập của học sinh trên lớp để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu chƣa đúng đắn trong học tập của HS.
- Định hƣớng và hƣớng dẫn HS lựa chọn phƣơng pháp học tập phù hợp với đối tƣợng HS.
- Thông qua kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ để nắm bắt kết quả học tập bộ môn của HS, có biện pháp phối hợp với GV chủ nhiệm để quản lý tốt việc học trên lớp của HS.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để t đó phát huy năng lực, phẩm chất của HS. Đối với bộ môn Ngữ văn, không nhất thiết cứ học các nội dung trong SGK mới là học kiến thức. Các em có thể phát triển các năng lực và phẩm chất thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp do nhà trƣờng tổ chức, tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. HS cũng có thể đƣợc rèn kỹ năng giao tiếp ngay trong các cuộc trò chuyện giữa GV với HS, giữa HS với HS, có thể phát triển kỹ năng xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn trên lớp.
- Động viên, khích lệ HS tích cực tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và l nh hội kiến thức, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, rèn luyện thái độ, hành vi và tình cảm đúng đắn, khả năng cảm thụ văn học, khả năng diễn tả… bằng một sắc thái riêng và bằng tƣ duy hình tƣợng…
- Động viên HS mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm của bản thân trƣớc các vấn dề của môn học đặt ra, biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến quan điểm của bản thân và của ngƣời khác.
- Tích cực, sáng tạo trong thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra t thực tiễn học tập Ngữ văn cũng nhƣ thực tiễn giao tiếp trong đời sống xã hội.
1.4.4.2. Học tập ở nhà
- Bên cạnh hoạt động học trên lớp là hoạt động học tập ở nhà của HS. Thông qua GV chủ nhiệm, GV Ngữ văn, yêu cầu HS có thời gian biểu phù hợp dành cho môn học, biết cách chủ động sắp xếp thời gian học tập ở nhà, tham gia học tập với tinh thần tự giác cao nhất.
Phối hợp với cha mẹ học sinh hoặc chủ trọ (đối với các HS ở trọ) để quản lý HS trong thời gian các em ở nhà. Ngoài các bài tập trong SGK, GV chủ động giao bài tập về nhà cho HS, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập đƣợc giao.