THPT Chu Văn An, Yên Bái
Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy trƣờng THPT Chu Văn An, Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học. Bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn, cụ thể nhƣ sau:
2.6.1. Ưu điểm
* Về đội ngũ
- CBQL, tổ chuyên môn Ngữ văn, GV dạy Ngữ văn và HS đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.
- CBQL nhà trƣờng năm học 2018-2019, 2019 -2020 có 2/4 đồng chí trong BGH có trình độ chun mơn Ngữ văn, năm học 2020 -2021 là 1/4 đồng chí, đồng thời cũng trực tiếp giảng dạy bộ mơn Ngữ văn trong nhà trƣờng nên rất thuận lợi trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.
- 100% GV ngữ văn có trình độ đạt chuẩn trở lên trong đó có đồng chí TTCM, TPCM có trình độ thạc sỹ và là GV cốt cán của tỉnh. GV ngữ văn có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên mơn tốt, u nghề, ham học hỏi, có năng lực thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, biết phát huy năng lực, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, biết khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy học.
* Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Nhà trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ CSVC, TBDH hiện đại thuận lợi cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.
Nhà trƣờng chủ động trong công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ cho CSVC nhà trƣờng, tạo môi trƣờng thực sự khang trang, đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học.
* Về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn
- Nhà trƣờng chỉ đạo tổ chun mơn nghiêm túc nghiên cứu chƣơng trình các môn học ban hành kèm theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của
Bộ GD&ĐT để lựa chọn, xây dựng các chủ đề trong chƣơng trình hiện hành phù hợp, gắn kết với việc thực hiện Chƣơng trình GDPT mới, nhằm phát huy hiệu quả các phƣơng pháp dạy học tích cực theo định hƣớng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Chỉ đạo tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh. Việc thiết kế bài giảng đƣợc thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, khoa học, phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu. Học sinh đƣợc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dƣỡng năng lực độc lập suy ngh . Hoạt động thực hành, thí nghiệm, tự nghiên cứu đƣợc giáo viên quan tâm, chú trọng, đảm sự hài hòa trong việc truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS.
- Quản lý các hoạt động dạy học khoa học phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng. Quan tâm chú trọng đến đổi mới PPDH, HTTC môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất HS.
2.6.2. Hạn chế
Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu chƣơng trình mơn Ngữ văn trong chƣơng trình GDPT 2018 của tổ Ngữ văn còn sơ sài, chƣa cụ thể, quản lý chất lƣợng tập huấn các Module chƣa sát sao. Các biện pháp QL còn thực hiện theo kinh nghiệm, đổi mới chƣa triệt để, QL chủ yếu dựa trên hồ sơ, sổ sách chƣa đi sâu vào chất lƣợng bộ mơn, chƣa cụ thể hố các chun đề trong sinh hoạt tổ. Quản lý việc đổi mới PPDH, HTTC chƣa có nhiều biện pháp hữu hiệu nên hiệu quả chƣa cao. Quản lý KTĐG môn ngữ văn mới chỉ chú ý đến việc KTĐG sao cho đúng quy chế, việc đổi mới hình thức, PP KTĐG chƣa đƣợc mạnh dạn thực hiện, chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu đặt ra là đánh giá HS theo năng lực. Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH đối với môn Ngữ văn chƣa sát sao, chƣa tập trung vào chất lƣợng, vẫn chủ yếu qua việc đăng ký các giờ dạy bằng máy chiếu. Chƣa có nhiều giờ học kiểu mẫu của tổ chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm.
2.6.3. Nguyên nhân
2.6.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Có sự chỉ đạo, hƣớng dẫn sát sao, kịp thời t Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Yên Bái trong nhiệm vụ GDĐT.
CBQL nhà trƣờng có kinh nghiệm lâu năm trong cơng tác quản lý, trình độ chuyên môn vững vàng, bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo triển khai.
Đội ngũ GV có năng lực chuyên môn, nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.
CSVC, TBDH đƣợc đầu tƣ, có sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan và cha mẹ HS nhà trƣờng.
2.6.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Việc nghiên cứu chƣơng trình môn Ngữ văn chỉ d ng lại ở việc tập huấn trên cơ sở lý thuyết, chƣa có bộ SGK để dạy thực nghiệm.
Việc đổi mới quản lý dạy học môn Ngữ văn của CBQL và đổi mới PPDH của GV chƣa triệt để, vẫn đang thực hiện theo chƣơng trình GDPT hiện hành nên chƣa mạnh dạn đổi mới. Xu hƣớng học thiên về các môn tự nhiên để thi vào các trƣờng đại học đa dạng ngành nghề, có nhiều lựa chọn cơng việc sau khi ra trƣờng cũng ảnh hƣởng nhiều đến động cơ, thái độ học tập bộ môn của HS.
Một số GV vẫn chịu ảnh hƣởng của bệnh thành tích nên việc KTĐG chƣa phản ánh đúng thực trạng kết quả của HS.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng QL HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học ở trƣờng THPT Chu Văn An, Yên Bái trong 3 năm học 2018 - 2019; 2019 - 2020; 2020 - 2021, tác giả đã chỉ ra những nội dung về quản lý HĐDH học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất nhƣ sau:
- Nhà trƣờng đã chỉ đạo GV Ngữ văn nghiên cứu chƣơng trình mơn Ngữ văn trong chƣơng trình GDPT, nắm rõ mục tiêu, nội dung chƣơng trình, tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chung và khung chƣơng trình của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, nhà trƣờng đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết bao gồm kế hoạch dạy học chính khóa, kế hoạch dạy học các chuyên đề, kế hoạch dạy học tự chọn, kế hoạch trải nghiệm sáng tạo, tích hợp liên mơn, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng trình Sở GD&ĐT phê duyệt và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng; chỉ đạo tổ chun mơn rà sốt nội dung chƣơng trình hiện hành để tinh giản, điều chỉnh những nội dung trùng lặp, không phù hợp, những nội dung vƣợt quá mức độ về chuẩn kiến thức kỹ năng; sắp xếp, tích hợp một số bài ở t ng môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Việc thực hiện nền nếp, nội quy trƣờng, lớp, công tác quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đƣợc quản lý khoa học, chặt chẽ. Đổi mới PPDH, HTC dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL đã đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện. Việc KTĐG kết quả học tập bộ môn Ngữ văn của HS đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế hiện hành.
- Tuy nhiên, trong công tác quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học tại trƣờng THPT Chu Văn An vẫn còn một số nhƣợc điểm cần khắc phục nhƣ: Chƣa chú trọng quản lý chất lƣợng bồi dƣỡng, nghiên cứu chƣơng trình mơn ngữ văn, chƣa quyết liệt trong chỉ đạo đổi mới PPDH, HTTC, KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học. Các giờ dạy học môn Ngữ văn vẫn nặng về nội dung kiến thức, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất vẫn chƣa hiệu quả, còn trên cơ sở lý thuyết. Một số GV còn
hạn chế về CNTT nên lúng túng khi xử lý các sự cố, t đó ngại ứng dụng CNTT trong dạy học, các tiết học chƣa phong phú.
Để việc quản lý HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học ở trƣờng THPT Chu Văn An, Yên Bái đạt hiệu quả cao cần có những BPQL của Hiệu trƣởng trên cơ sở phát huy những mặt tích cực, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng. Đây chính là lý do tác giả đƣa ra các BPQL trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHU VĂN AN, YÊN BÁI