Các BPQL hoạt động học tập của HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học tại trường THPT chu văn an, yên bái (Trang 71)

TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết 1

Thực hiện nội quy của trƣờng, lớp 100 (66,7%) 30 (20%) 20 (13,3%) 0 (0%) 2 Hƣớng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập trên lớp, ở nhà 50 (33,3%) 90 (60%) 10 (6,7%) 0 (0%) 3 GD ý thức, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho HS 130 (86,7%) 20 (13,3%) 0 (0%) 0 (0%) 4 GVCN, GVBM phối hợp quản lý chặt chẽ nền nếp học tập của HS 90 (60%) 40 (26,7%) 20 (13,3%) 0 (0%) 5 Phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và

tổ chức xã hội trong quản lý HS

90 (60%) 50 (33,3%) 10 (6,7%) 0 (0%) 6 Tăng cƣờng hoạt động ngoại khoá

nâng kỹ năng sống cho HS

80 (53,3%) 60 (40%) 10 (6,7%) 0 (0%) 7 Tăng cƣờng vai trị của Bí thƣ Đoàn

TN, Ban quản sinh, đội cờ đỏ

70 (46,%) 70 (46,%) 10 (6,7%) 0 (0%) 8 Tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh

giá lẫn nhau trong cùng lớp.

60 (40%) 80 (53,3%) 10 (6,7%) 0 (0%)

2.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh học sinh

2.4.5.1. Thực trạng việc chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch KTĐG môn Ngữ văn

Ngƣời viết tiến hành khảo sát về mức độ cần thiết của việc chỉ đạo tổ chức cho GV xây dựng kế hoạch KTĐG môn ngữ văn, đa số CBQL, GV đều cho rằng xây dựng kế hoạch KTĐG là rất cần thiết. Trên cơ sở kế hoạch KTĐG của nhà trƣờng, tổ chuyên

môn xây dựng kế hoạch KTĐG của tổ, mỗi GV có kế hoạch KTĐG của mình, có thể lồng ghép trong kế hoạch giáo dục của cá nhân. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hồ sơ thì việc xây dựng kế hoạch KTĐG chỉ mang tính hình thức, chƣa thể hiện hết mục đích, yêu cầu, cách thức tổ chức ra sao, đặc biệt là chƣa thể hiện đƣợc việc quản lý kết quả học tập của HS, các biện pháp nâng cao chất lƣợng môn học sau khi kiểm tra đánh giá, hƣớng điều chỉnh nhƣ thế nào.

2.4.5.2. Thực trạng QL việc ra đề, tổ chức thực hiện các hình thức KTĐG mơn Ngữ văn

Qua hệ thống Smas, BGH quản lý việc kiểm tra, cho điểm của GV. Đối với kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, GV Ngữ văn thực hiện thƣờng xuyên qua các giờ học trên lớp. Đối với kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ nhà trƣờng tổ chức cho HS thi chung, sắp xếp phòng thi. Khâu ra đề thi đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Mỗi GV Ngữ văn dạy theo khối sẽ ra hai đề thi, có đáp án kèm theo. Việc ra đề phải đảm bảo theo đúng ma trận đề thi. Đề thi đƣợc bảo mật chặt chẽ, đƣợc kiểm duyệt thông qua đội ngũ GV cốt cán của tổ, chuyển nộp cho chuyên môn nhà trƣờng, đề kiểm tra đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi. Khâu tổ chức coi thi đƣợc thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế thi. Đối với các bài kiểm tra định kỳ (Bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ) nhà trƣờng tổ chức thi theo đề chung. Sắp xếp phịng thi, phân cơng giám thị coi thi, bài thi đƣợc dọc phách, phân công GV chấm theo cặp đổi nhau.

Ngƣời viết tiến hành khảo sát 150 HS về việc tổ chức các hình thức KTĐG, kết quả nhƣ sau: Bảng 2.15. Bảng khảo sát mức độ tổ chức các hình thức KTĐG TT Nội dung Mức độ Rất nghiêm túc Nghiêm túc Chưa nghiêm túc

1 Kiểm tra thƣờng xuyên 30 (20%)

40 (26,7%)

80 (53,7%) 2 Kiểm tra giữa kỳ 50

(33,3%) 60 (40%) 40 (26,7%) 3 Kiểm tra tổng kết 80 (53,7%) 50 (33,3%) 20 (13,3%) Kết quả trao đổi, phỏng vấn GV dạy Ngữ văn: 5/10 = 50% GV trả lời là rất

nghiêm túc; 3/10 = 30% GV trả lời là nghiêm túc; 2/10 =20% GV cho rằng chƣa nghiêm túc. Kết quả khảo sát trên phản ánh một thực tế đó là đối với việc kiểm tra thƣờng xuyên, một số GV rất ít kiểm tra miệng, chủ yếu cho HS làm bài kiểm tra 15 phút rồi cho vào điểm thƣờng xun. Chính vì thế HS khơng học bài cũ vì khơng bị kiểm tra miệng. Đối với kiểm tra định kỳ, đa số ý kiến của HS cho rằng việc kiểm tra rất nghiêm túc. Có một số ít ý kiến cho rằng, khâu coi thi ở một số phòng thi chƣa chặt chẽ dẫn đến việc không phản ánh khách quan và không đảm bảo công bằng trong kết quả học tập. Việc chấm trả bài đối với các bài kiểm tra định kỳ mơn Ngữ văn có tiết trả bài riêng nên đa số GV trả bài đúng quy định, đồng thời nhà trƣờng quản lý việc chấm trả bài vào điểm trên hệ thống Smax, khi GV chậm trễ trong vào điểm BGH sẽ nhắc nhở. Riêng đối với kiểm tra thƣờng xuyên, một số GV còn trả bài chậm, vào điểm cịn ít so với tiến độ chƣơng trình mơn học.

2.4.5.3. Thực trạng việc QL kết quả học tập của HS

Đối với hoạt động quản lý kết quả HS của trƣờng THPT Chu Văn An đƣợc tiến hành nhƣ: Sau khi có kết quả chấm thi, GV sẽ nhập điểm, chuyển cho thƣ ký nhà trƣờng nhập điểm tổng hợp, kiểm tra rà soát lại giữa điểm bài thi và điểm nhập của GV, chuyển Ban giám hiệu nhà trƣờng duyệt điểm và công bố kết quả cơng khai. HS có quyền đƣợc phúc khảo kết quả bài thi nếu thấy chƣa thỏa đáng so với kết quả mà các em làm bài. Việc chấm phúc khảo đƣợc thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi cho HS, sự công bằng và khách quan. Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy việc quản lý kết quả của HS chƣa sát sao, chƣa đáp ứng mục tiêu của quá trình KTĐG. CBQL nhà trƣờng chƣa có nhiều biện pháp chỉ đạo và quản lý GV trong việc xây dựng kế hoạch điều chỉnh PPDH cho phù hợp, chƣa có báo cáo đánh giá sự tiến bộ của HS. HS cũng chƣa tự đánh giá bản thân. Một số HS thiếu trung thực trong thi cử, vẫn sử dụng tài liệu trong làm bài, chính vì thế kết quả học tập chƣa đánh giá chính xác, khách quan, chƣa phản ánh đúng năng lực của HS.

2.4.6. Quản lý môi trường, thiết bị dạy học môn Ngữ văn

Ngƣời viết tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 03 CBQL, 10 GV ngữ văn về các biện pháp quản lý GV sử dụng các TBDH trong dạy học môn ngữ văn, kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.16. Khảo sát các biện pháp quản lý GV sử dụng TBDH trong dạy học môn ngữ văn

TT Nội dung các biện pháp

Mức độ thực hiện %

Tốt Khá Chưa

tốt

1 Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản, sử dụng TBDH 9 (69,2%) 3 (23,1%) 1 (7,7%) 2

Kiểm tra sự chuẩn bị các phƣơng tiện, đồ dùng, thiết bị trong dạy học môn Ngữ văn của giáo viên thơng qua q trình soạn bài, lập kế hoạch giáo dục 7 (53,8%) 5 (38,5%) 1 (7,7%) 3

Kiểm tra việc sử dụng phƣơng tiện thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên môn Ngữ văn thông qua các tiết dự giờ trên lớp.

6 (46,2%) 5 (38,5%) 2 (15,4%) 4

Kiểm tra việc sử dụng phƣơng tiện tiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên môn Ngữ văn thông qua các buổi các tiết dạy trong hội thi giáo viên giỏi, các giờ thanh tra.

6 (46,2%) 6 (46,2%) 1 (7,7%) 5

Tăng cƣờng xây dựng và tu sửa bổ sung các phòng học và các TBDH đảm bảo tiêu chí trƣờng chuẩn Quốc gia.

5 (38,5%) 6 (46,2%) 2 (15,4%) 6

Chỉ đạo giáo viên tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học hỗ trợ cho hoạt động dạy học 8 (61,5%) 5 (38,5%) 0 (0%) 7

Tổ chức cho CBGV tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ sử dụng phƣơng tiện thiết bị dạy học hiện đại để phát huy tính ứng dụng những phần mềm thông minh trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn.

7 (53,8%)7 5 (38,5%) 1 (7,7%)

CBQL nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp quản lý mơi trƣờng, thiết bị dạy học nhƣ xây dựng Kế hoạch sử dụng CSVC, TBDH hàng năm, xây dựng quy chế sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Thành lập Ban cơ sở vật chất, tổ ứng dụng CNTT để hỗ trợ GV trong hoạt động dạy học. Nhà trƣờng cũng chỉ đạo các tổ chun mơn trong đó có tổ Ngữ văn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy của tổ. Vào đầu năm học, ban cơ sở vật chất thiết bị sẽ xây dựng Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa và đề nghị bổ sung, thay

thế các thiết bị cũ, hỏng. Sau khi đƣợc phê duyệt thì tiến hành sửa chữa, bảo dƣỡng định kỳ, tổ chức bàn giao CSVC lớp học và các thiết bị cố định trên các lớp cho GVCN các lớp. Việc quản lý đƣợc thực hiện khoa học, đúng quy định nhƣ: Có sổ quản lý tài sản, gắn mã tài sản, có sổ theo dõi mƣợn, trả, sổ theo dõi việc sử dụng TBDH.

Nhà trƣờng cũng tổ chức tập huấn việc sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt là tập huấn cho GV sử dụng phịng học thơng minh, phịng học tiên tiến. Tổ ứng dụng CNTT nhà trƣờng hỗ trợ GV trong việc sử dụng các thiết bị, sử dụng các phần mềm dạy học, đặc biệt trong thời điểm khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhà trƣờng cũng đã chủ động tập huấn cho GV dạy học trực tuyến, sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý nhƣ: Onluyen.vn, E-Learning của VNPT, olm.vn,…

Yêu cầu 100% giáo viên phải thƣờng xuyên sử dụng các thiết bị tại phịng học thơng minh, phòng học tiên tiến. Coi đây là một tiêu chí quan trọng trong bình xét thi đua và đánh giá viên chức, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý môi trƣờng, thiết bị dạy học môn Ngữ văn, hoạt động quản lý vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Tình trạng GV làm dụng trình chiếu thay thế viết bảng vẫn cịn do việc quản lý các giờ học bằng giáo án điện tử chƣa kiểm soát chặt chẽ. Một số tiết học sử dụng máy tính bảng chƣa thành cơng do đƣờng truyền Internet kém, BGH chƣa có giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Một số thiết bị hỏng chƣa đƣợc sửa chữa, bổ sung kịp thời nên ảnh hƣởng đến quá trình dạy học. Trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT của GV Ngữ văn còn hạn chế, BGH chƣa có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học

Ngƣời viết đã tiến hành phỏng vấn CBQL và GV Ngữ văn để làm rõ hơn thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học: “Theo thầy/cơ, những yếu tố nào có

tác động đến QL HĐDH môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS và mức độ ảnh hưởng của chúng?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Thầy giáo Nguyễn Văn A2 – Hiệu trƣờng nhà trƣờng (Năm học 2020 - 2021) chia sẻ: " Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định

hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học đó là bản thân người CBQL phải thấy được tầm quan trọng của dạy học theo phát triển năng lực, phẩm chất người học từ đó thay đổi trong nhận thức, hành động. Chất lượng đội ngũ, trình độ HS, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học Ngữ văn"

Cơ giáo Nguyễn Thị A7 – phó hiệu trƣởng cho biết: "Sự chỉ đạo của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quản lý dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học".

Cô giáo Nguyễn Thị A9 – Giáo viên Ngữ văn bày tỏ quan điểm: "Bên cạnh sự chỉ

đạo của BGH trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, phẩm chất người học, bản thân mỗi GV Ngữ văn cần tìm hiểu kỹ chương trình, xác định mục tiêu bài học, đổi mới PPDH phù hợp với đối tượng HS. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện cho GV được tham gia tập huấn về chun mơn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ".

Cô giáo Nguyễn Thị A5 – Giáo viên Ngữ văn cũng đồng quan điểm trên, cô cho biết thêm: "Chính quyền địa phương, cha mẹ HS cũng cần tạo điều kiện tốt

nhất, phối hợp với nhà trường để GV Ngữ văn có thể thực hiện các nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, đặc biệt là trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để rèn kỹ năng cho các em HS, GV cần có sự đồng thuận, ủng hộ từ phía cha mẹ HS".

Nhƣ vậy, có thể thấy CBQL, GV Ngữ văn trƣờng THPT Chu Văn An đã nhận thức đúng đắn về dạy học phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học là mục tiêu quan trọng của chƣơng trình mơn Ngữ văn. Hoạt động quản lý dạy học môn Ngữ văn không chỉ bị ảnh hƣởng bởi chủ thể quản lý mà còn chịu ảnh hƣởng bởi chất lƣợng đội ngũ, trình độ HS, mơi trƣờng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phƣơng; sự phối hợp của yếu tố gia đình trong việc QL HĐDH theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học. Đây cũng là cơ sở quan trọng để ngƣời viết có những đề xuất về biện pháp quản lý hoạt động dạy học Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học trong chƣơng 3 của luận văn.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Chu Văn An, Yên Bái THPT Chu Văn An, Yên Bái

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy trƣờng THPT Chu Văn An, Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học. Bên cạnh những điểm mạnh vẫn còn tồn tại hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn, cụ thể nhƣ sau:

2.6.1. Ưu điểm

* Về đội ngũ

- CBQL, tổ chuyên môn Ngữ văn, GV dạy Ngữ văn và HS đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.

- CBQL nhà trƣờng năm học 2018-2019, 2019 -2020 có 2/4 đồng chí trong BGH có trình độ chun mơn Ngữ văn, năm học 2020 -2021 là 1/4 đồng chí, đồng thời cũng trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trƣờng nên rất thuận lợi trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.

- 100% GV ngữ văn có trình độ đạt chuẩn trở lên trong đó có đồng chí TTCM, TPCM có trình độ thạc sỹ và là GV cốt cán của tỉnh. GV ngữ văn có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên mơn tốt, u nghề, ham học hỏi, có năng lực thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực, biết phát huy năng lực, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, biết khắc phục những khó khăn để làm tốt nhiệm vụ dạy học.

* Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Nhà trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ CSVC, TBDH hiện đại thuận lợi cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.

Nhà trƣờng chủ động trong công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cƣờng các nguồn lực đầu tƣ cho CSVC nhà trƣờng, tạo môi trƣờng thực sự khang trang, đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học.

* Về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn

- Nhà trƣờng chỉ đạo tổ chuyên môn nghiêm túc nghiên cứu chƣơng trình các mơn học ban hành kèm theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của

Bộ GD&ĐT để lựa chọn, xây dựng các chủ đề trong chƣơng trình hiện hành phù

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học tại trường THPT chu văn an, yên bái (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)