A. Tiểu ban Tăng trưởng Xanh 1. Năng lượng 1. Năng lượng
Hệ thống điện của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện. Những vùng này sẽ ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi lượng mưa phức tạp do tác động xấu của biến đổi khí hậu. Ngồi ra, Dự thảo Quy hoạch Điện VIII cho thấy nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng lên nhanh chóng và đặc biệt cao, chẳng hạn như than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nhập khẩu nhiên liệu tạo ra rủi ro lạm phát giá tiềm ẩn không mong muốn đối với người tiêu dùng và khơng cịn có thể được bảo đảm bằng các biện pháp của chính phủ để giảm thiểu lạm phát chi phí. Điều này làm suy yếu nỗ lực của
Tập đoàn Điện EVN trong việc tiếp tục cung cấp điện giá rẻ, đáng tin cậy với số lượng ngày càng tăng.
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII dự liệu chỉ có 5GW dự án điện gió mới ngồi khơi trước năm 2030 và một công suất hạn chế là 40 GW cho tới năm 2045. Sự thiếu tham vọng này có thể dẫn đến chi phí sản xuất điện năng cao khơng cần thiết. Do đó, chúng tơi kính đề nghị Bộ Công Thương nên xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển điện gió ngồi khơi bằng cách xúc tiến thí điểm hợp đồng mua bán điện có thể được tài trợ bởi hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế.
Chúng tơi mong muốn đưa ra các khuyến nghị chính sau:
• Tạm dừng việc phê duyệt các nhà máy điện than mới trong thực tiễn và tích hợp vào trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII;
• Cho phép người tiêu dùng điện tiếp cận với năng lượng sạch bằng cách thực thi Mua bán điện trực tiếp (DPPA) thơng qua các chương trình thí điểm và bằng cách giảm các rào cản quy định pháp lý đối với các nhà máy sản xuất năng lượng sạch phía sau cơng tơ.
2. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong tịa nhà
Theo quan điểm của chúng tơi, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển các tịa nhà tiết kiệm năng lượng, cơng trình xanh và bao gồm cả việc xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công; thúc đẩy áp dụng các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật và quản lý dự án nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việt Nam cần áp dụng phương pháp tiếp cận tồn diện theo vịng đời, đồng thời tăng cường hơn nữa việc ứng dụng nhãn xanh trong sản xuất và thực hiện áp dụng Công bố sản phẩm môi trường. Chúng tơi khuyến nghị Chính phủ khuyến khích các chủ sở hữu tịa nhà chứng nhận tịa nhà của họ là Cơng trình Xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả và đưa ra các quy định về chứng nhận các cơng trình tịa nhà.
3. Kinh tế Tuần hoàn
Giống như những năm về trước, Tiểu ban Tăng trưởng Xanh nhấn mạnh “Nền kinh tế tuần hồn” là mơ hình tham chiếu mới về sản xuất và tiêu dùng, bao gồm chia sẻ, cho thuê, thiết kế lại, thu hồi, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm hiện có một cách thường xun nhất có thể. Đây là một mơ hình tăng trưởng bền vững hơn so với nền kinh tế tuyến tính thống trị trước đây là “sản xuất - sử dụng - loại bỏ” vì nó ngụ ý giảm thiểu chất thải xuống mức tối thiểu và sử dụng các vật liệu bị loại bỏ một cách hiệu quả theo hình thức khác, giảm nhu cầu mới hoặc nguyên liệu thô và loại bỏ hầu hết chất thải và ô nhiễm ra khỏi phương pháp sản xuất.
Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam xây dựng cơ sở hợp lý để có thể áp dụng mơ hình tăng trưởng này trong tương lai, một mơ hình đã được áp dụng ở EU trong vài năm. Tiến xa hơn tới Nền kinh tế Tuần hồn sẽ mang lại những lợi ích như giảm áp lực lên môi trường, cải thiện an ninh nguồn cung và giá nguyên liệu, tăng khả năng cạnh tranh, kích thích đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm xanh và bền vững. Chúng tôi đánh giá cao việc ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định về Kinh tế Tuần hoàn. Để đảm bảo Nền kinh tế tuần hồn có thể được áp dụng rộng rãi, Chính phủ cần có trách nhiệm điều phối và khuyến khích khu vực tư nhân hỗ trợ sự thay đổi mới này.
B. Tiểu ban Nguồn nhân lực và Đào tạo
1. Hướng dẫn về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở (cơng đồn truyền thống và cơng đồn độc lập) thống và cơng đồn độc lập)
Theo Bộ luật Lao động mới. Chính phủ cần ban hành một nghị định định quy định rõ vai trò và mối quan hệ trong trường hợp cả "cơng đồn độc lập" và "cơng đồn truyền thống" đều tồn tại trong cùng một doanh nghiệp, nhằm quy định cụ thể rằng các cơng đồn sẽ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc đại diện người lao động, đồng thời quy định cơ chế hợp tác giữa hai cơng đồn này.
2. Nới lỏng quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngồi
Chúng tơi hoan nghênh việc ban hành Nghị định 152 mới đây, tuy nhiên để tránh có sự khác biệt trong việc giải thích nhiều quy định trong Nghị định này như việc gia hạn giấy phép lao động, yêu cầu về trình độ đối với người lao động. Chúng tôi đề xuất Bộ LĐTB&XH nên (i) chấp nhận cả bằng đại học và các chứng chỉ nghề làm chứng cứ chứng minh năng lực của người lao động nước ngồi; (ii) cơng nhận rằng kinh nghiệm làm việc tích lũy ở Việt Nam có giá trị tương đương với kinh nghiệm làm việc được tích lũy ở nước ngồi; (iii) tiếp tục áp dụng miễn giấy phép lao động cho những cá nhân đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp, mà khơng có bất kỳ giới hạn nào về khoản đầu tư; và (iv) ban hành hướng dẫn chính thức về việc quốc gia nào được coi là nước nói tiếng Anh bản địa vì vấn đề này có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
3. Cuối cùng, chúng tơi khuyến khích nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động tương lai
của Việt Nam thông qua sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục tư nhân.