C) NHÓM 3: CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ XỬ LÝ TRONG 2020 & 2021 (24 VẤN ĐỀ) 23 (BWG Ban Tài chính –
44. Dự thảo thay thế TT 22/2018/TT-NHNN
NGÀI PHẠM BÌNH MINH, PHĨ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trên quy mơ tồn cầu, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao độ bằng mọi nỗ lực trong việc thực hiện được mục tiêu kép: Vừa phục hồi phát triển kinh tế xã hội, vừa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19.
Tạo môi trường thuận lợi để giúp cộng đồng doanh nghiệp sớm phục hồi và vươn lên lấy lại động lực phát triển trong trạng thái bình thường mới là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô trong năm nay. Hàng loạt các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ trong sản xuất, thúc đẩy đầu tư cơng, kích cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và nhiều biện pháp khác đã được triển khai.
Thời gian tới, để đồng hành và hỗ trợ tối đa cộng đồng doanh nghiệp khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, Chính phủ sẽ quyết liệt triển khai một số nhóm giải pháp lớn như sau:
• Thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định chính trị xã hội, bình ổn kinh tế vĩ mơ, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, điều hành chủ động linh hoạt chính sách tiền tệ gắn với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn và cơ hội đầu tư kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh và kích cầu tiêu dùng nội địa bằng các biện pháp phù hợp. Ưu tiên thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, chính phủ số.
• Tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào hạ tầng, cơ sở. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động đón làn sóng đầu tư mới gắn với tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển cao công nghệ tiên tiến, thân thiện với
môi trường. Thực hiện tốt tất cả các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, RCEP và các hiệp định thương mại đầu tư song phương và đa phương để tận dụng hiệu quả cơ hội hợp tác kinh tế quốc tế.
• Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại ở trong và ngồi nước bằng các hình thức mới nhằm tăng cường giới thiệu quảng bá tiềm năng thị trường và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam qua đó giúp các doanh ngiệp mở rộng thị trường và mạng lưới đối tác thương mại, thu hút các dự án đầu tư có chất lượng cao.
Tôi rất mong muốn và đề nghị Diễn đàn hôm nay sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò là kinh đối tác quan trọng giữa Cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, phát huy tinh thần sáng tạo để thẳng thắn trao đổi, phân tích kỹ những cơ hơi và thách thức đặt ra trong trạng thái bình thường mới, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách thiết thực và khả thi nhằm giúp cho chính phủ có những quyết sách phù hợp, tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tôi đề nghị Lãnh đạo các Bộ, Ngành lắng nghe các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần hết sức cầu thị, xây dựng, tích cực trao đổi, giải đáp các ý kiến, thắc mắc, trăn trở của cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần cùng nhau thành cơng vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, góp phần đưa Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư tin cậy và kinh doanh hấp dẫn của các cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư trên toàn cầu.