Về vấn đề chuyển tiền tăng vốn

Một phần của tài liệu High-level-Session-Book-Vie-IN (Trang 61 - 62)

V. Giải quyết Tranh chấp A Tiểu ban Pháp luật

9. Về vấn đề chuyển tiền tăng vốn

• Trong trường hợp thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (ERC), trong khoản 2 điều 31 Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định: “Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.”. Đồng thời, điều 24, Nghị định số 50/2016 / NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

• Phải khẳng định rằng trong các văn bản luật liên quan khơng có quy định rõ ràng, nhưng căn cứ vào điều này, cơ quan có thẩm quyền (Sở KH & ĐT) hiện đang hiểu là “Đầu tiên phải trả đủ vốn, sau đó trong vịng 10 ngày phải thay đổi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ có một số cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu nộp ‘hồ sơ xác nhận của ngân hàng để chứng minh vốn điều lệ đã được nộp đủ' khi xin cấp ERC, và cũng sẽ có một số cơ quan có thẩm quyền cho sửa đổi ERC mà không cần giấy xác nhận của ngân hàng.

• Trong trường hợp xin tăng vốn, sẽ nảy sinh sự bất đồng về quan điểm giữa cơ quan cấp ERC và ngân hàng về việc có thể thực hiện “nộp tiền trước, sửa đổi sau” hay “sửa đổi trước, nộp tiền sau”. Bất chấp các luật và quy định liên quan nêu trên, các ngân hàng thường có các quy định rõ rằng: đầu tiên doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin sửa đổi ERC trong đó bao gồm nội dung tăng vốn để được chấp thuận chuyển tiền vào tài khoản vốn (ví dụ Ngân hàng Shinhan Việt Nam), và quy định này vẫn đang được áp dụng nghiêm ngặt. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục trao đổi thêm với phía ngân hàng về việc phải nộp hồ sơ xin sửa đổi ERC trước hay phải nộp tiền vốn trước trong bối cảnh chưa có những hướng dẫn thực hiện cụ thể nào. Chúng tôi cho rằng, bên ngân hàng vẫn sẽ giữ quan điểm cần phải nộp đủ hồ sơ liên quan trước bởi vì tính chất của vụ việc là thực hiện giao dịch ngoại hối.

• Tuy nhiên, nếu hồ sơ điều chỉnh ERC được thực hiện trước khi chuyển tiền thì về ngun tắc, cơng ty có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Điều 24 Nghị định 50/2016/ NĐ-CP ngày 01/06/2016).

• Hiện nay, do có sự khác biệt về quan điểm đó nên trên thực tế, các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi đang lựa chọn phương thức tăng vốn: 1) gửi tiền tại Hàn Quốc (tiền sẽ được tạm giữ trong ngân hàng), 2) nộp hồ sơ xin sửa đổi và xin cấp ERC/IRC, 3) sau đó ngân hàng mới duyệt cho chuyển khoản tiền vốn về tài khoản tương ứng và doanh nghiệp được tiến hành rút vốn. Kết quả là, do sự khác biệt trong hướng dẫn thực hiện của ngân hàng và sở KHĐT, khác biệt về giấy phép và quy trình thủ tục nên thời gian thực hiện xin tăng vốn bị kéo dài, dẫn đến có trường hợp doanh nghiệp khơng đủ vốn hoạt động.

• Đối với doanh nghiệp, sẽ là thuận lợi nhất nếu khơng có quy định về thứ tự thực hiện thủ tục chuyển tiền và sửa đổi giấy phép trong quá trình tăng vốn, hoặc giả có bị quy định thì cũng cần rõ ràng về quy trình thực hiện trước-sau.

• Nếu có thể, nên cho phép nộp tiền trước, xin sửa đổi sau. Với trường hợp cần tăng vốn thì cho phép thực hiện song song bước chuyển tiền để doanh nghiệp có thể sử dụng vốn ngay, như vậy sẽ tạo thuận lợi để doanh nghiệp có thể lập tức ổn định vận hành. Cần cải tiến sao cho việc sửa đổi IRC/ERC liên quan đến tăng vốn là trách nhiệm của doanh nghiệp và họ buộc phải thực hiện sau khi đã có sửa đổi.

• Ngồi ra, cần cân nhắc đến quy trình xin cơng chứng giấy tờ ở nước ngoài và thời gian gửi hồ sơ để cho phép kéo dài hơn thời gian xin sửa đổi. (Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, nếu cân nhắc quy trình xin cơng chứng ở nước ngồi, trên thực tế có nhiều trường hợp khơng xử lý đước trong vòng 10 ngày.)

Một phần của tài liệu High-level-Session-Book-Vie-IN (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)