THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu High-level-Session-Book-Vie-IN (Trang 145 - 154)

C) NHÓM 3: CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ XỬ LÝ TRONG 2020 & 2021 (24 VẤN ĐỀ) 23 (BWG Ban Tài chính –

44. Dự thảo thay thế TT 22/2018/TT-NHNN

THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám Đốc Tổ hợp Samsung điện tử Việt Nam

Khoảng 60% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam. Khảo sát thị trường cho thấy Samsung tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng về thị trường điện thoại thông minh với 22% thị phần. Việt Nam cũng nổi lên là nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới nhờ thành công trong xuất khẩu của Samsung sang khoảng 128 quốc gia.

Samsung đã làm được điều đó bằng cách nào?

các linh kiện, thiết bị cơng nghệ cao mà cịn cả thực phẩm, vận chuyển và các dịch vụ bảo mật. Chúng tôi đã tạo nhiều cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung.

Việt Nam - quê hương thứ hai của Samsung

Chúng tơi góp phần xây dựng q hương thứ hai của mình bằng cách nỗ lực vì sự phát triển của Việt Nam, đơn cử như việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Kể từ năm 2014 đến nay, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm đối tác tiềm năng. Trong số 1161 công ty mà chúng tôi tiếp cận, 240 cơng ty được đánh giá là có tiềm năng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã hỗ trợ 167 doanh nghiệp triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao hiệu quả gia công và tái cấu trúc nhà máy nhằm giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, tiết kiệm chi phí sản xuất. Khi bắt đầu triển khai chương trình, Samsung đã cử các chuyên gia sản xuất của tập đoàn từ Hàn Quốc sang Việt Nam, trực tiếp làm việc tại các công ty trong nước. Thời gian hỗ trợ của nhóm chuyên gia này trong doanh nghiệp là 12 tuần và được các cơng ty Việt Nam tích cực hưởng ứng và đánh giá là thiết thực sau khi được chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực sản xuất đáng kể lên đến 90% chỉ trong một thời gian ngắn.

Mới đây, Samsung Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tại các tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh cải tiến quy trình sản xuất, hồn thiện tiêu chuẩn trong cung ứng sản phẩm và linh kiện, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy nếu chỉ dựa vào sự hỗ trợ của các chuyên gia Hàn Quốc thì số lượng doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi sẽ rất khiêm tốn. Vì vậy, chúng tơi đã phối hợp với Bộ Công Thương đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam với sự kèm cặp của đội ngũ chuyên gia Hàn Quốc để tạo hiệu ứng quả cầu tuyết. Chúng tôi đã đào tạo 207 chuyên gia tư vấn trong giai đoạn 2 năm 2018 - 2019.

Sau khóa đào tạo tại Việt Nam, chúng tôi đã chọn được 28 chuyên gia tư vấn và cử họ sang Hàn Quốc tham gia khóa đào tạo nâng cao kéo dài 4 tuần với nội dung chính là trang bị kỹ năng đào tạo cho đội ngũ quản lý cấp cao, dựa trên tiêu chuẩn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn tại Pocheon và Gumi cũng như các nhà máy của Samsung.

Với những nỗ lực không ngừng, đến nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Samsung vẫn không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Năm 2018, có 627 doanh nghiệp Việt Nam; năm 2019, con số này đã tăng lên 679; và dự kiến đến cuối năm nay, sẽ có 725 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của chúng tôi.

Samsung sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và đóng góp nhiều cơng sức hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và ngành cơng nghiệp phụ trợ nói riêng.

Ông Tetsu Funayama - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Mitsubishi Corporation

TradeWaltz – nền tảng kỹ thuật số giúp đơn giản hóa, tăng hiệu quả các hoạt động thương mại nếu Việt Nam áp dụng nền tảng này bằng việc nâng cao hiệu quả giao dịch thương mại nhờ kỹ thuật số, chắc chắn, các sản phẩm của Việt Nam có thể dễ dàng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu. Nền tảng này sẽ góp phần to lớn vào việc tăng cường sự hiện diện các sản phẩm Việt Nam trong khuôn khổ thương mại tự do toàn cầu, mà đại diện là CPTPP và EVFTA – vốn là chủ đề chính của VBF trong

những năm gần đây. Để giải thích rõ ràng về yếu tố thông tin thông minh và sự thống nhất, tơi xin trình bày như sau:

Trang 3

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam, trung bình 1 giao dịch thương mại cần tới 240 giờ giao dịch, trong đó 130 giờ là cho các thủ tục giấy tờ. Từ trước tới nay, các giao dịch thương mại vẫn bị chi phối bởi các hoạt động dựa trên giấy tờ. Có thể thấy, có nhiều cơ hội cải thiện tính hiệu quả liên quan đến hoạt động này. Hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn còn mất rất nhiều thời gian hơn so với các nước tiến bộ nhất trong lĩnh vực này, như Pháp, Ý. Song hành với thời gian dành cho giao dịch, chi phí cũng vì thế mà tăng lên.

Đây là tổng quan về các nền tảng kỹ thuật số Bằng cách số hóa các hoạt động trên giấy tờ và thúc đẩy trao đổi giữa nhiều bên liên quan giúp tối đa hóa tác dụng của hiệp định thương mại đa phương EPA và FTA.

Tầm quan trọng của quản trị dữ liệu trong việc thúc đẩy số hóa.

Trang 6

Khi q trình số hóa ngày càng phát triển thì sự chú ý được tập trung vào tầm quan trọng và tính hữu ích của dữ liệu, nhưng nếu dữ liệu này không được bảo mật và quản lý đúng cách thì vấn đề chênh lệch thơng tin sẽ xảy ra. Điểm quan trọng để giảm thiểu khoảng cách thông tin, đồng thời xây dựng 1 nền tảng thống nhất và việc thiết lập hệ thống quản trị dữ liệu và cởi bỏ ở mỗi quốc gia. Về lâu dài, việc xây dựng 1 nền tảng mở để thúc đẩy việc thiết lập quản trị dữ liệu ở mỗi quốc gia sẽ trở nên thiết yếu.

TradeWaltz là 1 nền tảng kts sử dụng blockchain mới nhất, trong đó đảm bảo độ tinh cậy trong giao dịch thương mại, loại bỏ lãng phí trong việc thực hiện các thủ tục kinh doanh bằng giấy tờ. Các công ty Nhật Bản (trong lĩnh vực thương mại, tài chính, bảo hiểm và vận tải) đã nỗ lực phát triển và hiện thực hóa dự án này dưới sự giám sát của Chính phủ Nhật Bản và dự kiến có thể đi vào thương mại hóa tại Nhật Bản trong năm 2021.

Theo sơ đồ bên trái: Quá trình giao dịch thương mại là q trình khi nhà sản xuất , cơng ty thương mại, xuất nhập khẩu, … thực hiện các vai trị riêng biệt và hàng hóa được vận chuyển giữa các quốc gia thơng qua vận đơn, chứng từ. Việc áp dụng TradeWaltz vào q trình nói trên, sẽ đem lại 3 lợi ích: (1) Thơng tin giao dịch thương mại được chuyển đổi thành dữ liệu thơng minh (2) Uy tín và độ tin cậy được tăng lên đáng kể so với việc giao dịch qua giấy (3) Thực hiện thống nhất quy trình giao dịch.

Trang 11

Thể hiện kết quả thu nghiệm khi các bên tham gia vào hoạt động thương mại bằng các sử dụng nền tảng TradeWaltz để xác minh sự cải thiện về tính hiệu quả bao gồm cả tiết kiệm chi phí. Có thể thấy hiệu quả của các giao dịch ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty vận tải đã được cải thiện hơn 60%. Để đẩy mạnh hơn nữa việc đưa các sản phẩm Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, ý tưởng TradeWaltz là 1 sáng kiến nhằm đơn giản hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch thương mại. Chúng tôi mong muốn đóng góp cho việc tăng cường sự tham gia của các công ty Việt nam và sự hiện diện hơn nữa các sản phẩm Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu. Để làm được việc đó, cần có sự tham gia của nhiều tổ chức bao gồm các cônng ty tư nhân trong nhiều lĩnh vực, các cơ quan Chính phủ như cơ quan thuế, hải quan.

Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội Da giầy & Túi xách/ Chủ tịch TBS Group

Ngành cơng nghiệp thời trang ăn sâu vào chuỗi tồn cầu đã trên 30 năm nay. Ngay từ khi mới thành lập đến nay, ngành ln là mặt hàng đóng góp kim ngạch trên 1 tỷ đơ la, giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải về công ăn việc làm, lao động và năng suất lao động. Đến nay, ngành có hơn 10 nghìn doanh nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay đạt gần 60 tỷ đô la, giải quyết công ăn việc làm cho trên 5 triệu lao động và thặng dư thương mại luôn luôn đạt trên 50%.

Với kế hoạch chiến lược mà Bộ Cơng thương cũng như Chính phủ định hướng, năm 2025, ngành cơng nghiệp thời trang Việt Nam phải đạt được doanh số trên 100 tỷ đô la, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động.

Nhân Diễn đàn này, tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đầu tư về quy hoạch chiến lược về các vùng còn rất hoang sơ, để khai thai nguồn lao động cịn dơi dư, đương làm trong ngành có năng suất lao động thấp, đó là vùng đồng bằng sơng Cửu Long, nơi có trên 20 triệu lao động; và các tỉnh đương có rất nhiều dự án mời gọi đầu tư với các cơ chế chính sách ưu đãi, rất phù hợp với chiến lược ly nông mà khơng ly hương của Chính phủ. Để thực hiện được việc này, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

• Trong Luật Đầu tư, đề nghị có ưu đãi đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là để dịch chuyển lao động mà đã chuyển lên thành thị, quay về vùng nơng thơn. Tuyển thêm, chuyển hóa trên 35- 40% lao động trong ngành nơng nghiệp, làm sao chuyển thêm 5% nữa sang ngành công nghiệp thì năng suất lao động tổng thể của người Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện tại, năng suất lao động của 1 người lao động trong ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam trung bình là 400 – 500 triệu/ người. Năng suất lao động bình quân của Việt Na mới đạt trên 70 triệu.

• Bộ KH&ĐT cần cải tiến trong ký quỹ trong hợp đồng đầu tư. Một số doanh nghiệp khi cam kết đầu tư cần ký quý, nhưng ký quỹ này lại không được hưởng lãi suất, mà lãi suất này ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp rất nhiều.

• Bộ LĐ-TB&XH cần xây dựng module nghề tích hợp để phù hợp với q trình quản trị trên nền tảng số, chứ không phải bộ module nghề mà Tổng cục Bộộ Lao động xây dựng vừa rồi.

• Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xử lý dứt điểm những đề xuất của hiệp hội: (1) Doanh nghiệp gia công và gia công lại – vẫn chưa thực hiện được. (2) Q trình hậu kiểm: Chúng tơi rất cảm ơn Bộ Tài chính đã rất linh hoạt trong giai đoạn dịch bệnh vừa rồi. Vì chuỗi cung ứng bị đứt quãng, rất nhiều doanh nghiệp phải lấy mã code của đơn hàng này sang sản xuất cho đơn hàng khác. Do đó nhiều doanh nghiệp lo sợ về khâu hậu kiểm. Doanh nghiệp không gian lận thương mại nhưng đã vi phạm thủ tục hành chính, mà vi phạm thủ tục hành chính thì hậu kiểm phạt rất nặng.

BẾ MẠC

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Lĩnh vực đầu tiên tôi muốn đặc biệt lưu ý từ quá trình thảo luận là sự cần thiết phải đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới và cơng nghệ số nói riêng. Trên con đường tăng trưởng của Việt Nam, chúng tơi nhận thấy phần lớn thành cơng có được là nhờ việc ứng dụng tiến bộ công nghệ trong khi tốc độ đổi mới lại đang chậm lại. Ý kiến của các đại biểu tham dự hơm nay cho thấy vẫn cịn dư địa để tăng tốc hơn nữa và q trình này sẽ địi hỏi kết hợp nhiều yếu tố. Thực tế là sẽ có nhiều khoản đầu tư được thực hiện từ khu vực tư nhân, tuy nhiên để tạo thuận lợi cho q trình này cần có sự đầu tư của khu vực cơng vào một số hạ tầng nền tảng cho quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần điều chỉnh một số quy định, chính sách để hỗ trợ việc giới thiệu cơng nghệ mới và cơng nghệ số nói riêng, đồng thời xem xét các vấn đề quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ số.

Lĩnh vực thứ hai mà chúng tôi muốn được tăng cường hợp tác với Chính phủ trong thời gian tới là yêu cầu giảm phát thải cacbon trên lộ trình tăng trưởng của Việt Nam. Hiện tại, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Do đó, chúng tơi ủng hộ việc kêu gọi chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các công nghệ năng lượng tái tạo. Chúng tơi ln sẵn sàng hợp tác với Chính phủ để đảm bảo

hoàn thành các hoạt động đầu tư cơng cần thiết để thúc đẩy q trình này diễn ra nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể, cũng như hỗ trợ những thay đổi cần thiết trong khung pháp lý để thu hút các nhà đầu tư khu vực tư nhân vào lĩnh vực năng lượng.

Một ý kiến khác cũng được đề cập nhiều hôm nay đó là sự cần thiết phải nâng cao các tiêu chuẩn về mơi trường. Nói rộng hơn, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh nhu cầu đầu tư mạnh mẽ vào quản lý chất thải rắn trong q trình xử lý nước. Chúng tơi tin rằng khu vực tư nhân và khu vực cơng có thể phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc đảm bảo 100% nguồn cấp nước sạch tại Việt Nam và quản lý nghiêm ngặt chất thải, trong đó có chất thải nhựa, để tăng cường năng lực cạnh tranh trong tương lai của nền kinh tế.

Ông Hong Sun, Đồng Chủ tịch, Liên minh VBF

Tại diễn đàn hôm nay, cộng đồng doanh nghiệp đã được lắng nghe những chỉ đạo sát sao từ Phó Thủ tướng cũng như những phản hồi rất tích cực từ đại diện các bộ, ngành. Thay mặt Liên minh VBF, chúng tơi xin chân thành cảm ơn Chính phủ đã dành thời gian lắng nghe và chia sẻ những mối quan tâm cùng cộng đồng doanh nghiệp. VBF hi vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, đồng thời cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong việc khắc phục những tác động tiêu cực của COVID-19, tạo lập 1 môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.

Đây là 1 thời điểm rất thuận lợi đối với Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng hiện tại rất quan tâm vào việc đầu tư vào Việt Nam. Xin thay mặt cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các hiệp hội thành viên của VBF, chúng tơi xin cam kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành và mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Ơng Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Tơi xin tóm tắt nội dung qua 3 phiên thảo luận hơm nay như sau:

• Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp: Mặc dù đã có nỗ lực rất cao của Chính trong việc tạo lập mơi trường kd ổn định, vững chắc và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp nhưng vẫn cịn những vấn đề vướng mắc mà Chính phủ vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực thực chất hơn nữa và đồng bộ để đạt mục tiêu cao hơn. Trong thời gian qua, nhiều chính sách và các biện pháp cải cáchđã được Chính phủ xây dựng, điều chỉnh và hồn thiện phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, trong năm 2019-2020 vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành rất nhiều bộ luật để tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đầu tư kinh doanh thương

Một phần của tài liệu High-level-Session-Book-Vie-IN (Trang 145 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)