sát, đánh giá chất lượng các sản phẩm truyền thông dành cho các em.
Đối với những báo viết phục vụ chính cho đối tượng trẻ em như báo Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong, Khăn qng đỏ… thì trẻ em lại chính là những đối tượng hưởng thụ các tác phẩm báo chí đó. Bởi vậy, những thơng tin bài viết nhằm phục vụ cho nhu cầu thơng tin của trẻ em có nội dung và hình thức thể hiện rất đặc biệt dành riêng và phù hợp với tâm lý của nhóm đối tượng trẻ em theo từng độ tuổi.
Sự tiếp cận các đề tài liên quan tới trẻ em như các sự kiện, hiện tượng xung quanh cuộc sống của các em, trong gia đình, ngồi nhà trường và cộng đồng xã hội đều được các báo khai thác và sử dụng. Những thông tin được cung cấp cho các em khơng chỉ mang tính giải trí, làm phong phú cho đời sống tinh thần của các em, đáp ứng được nhu cầu thông tin phù hợp với trẻ em mà cịn có tác dụng giáo dục rất tích cực về ứng xử trong cuộc sống, những kỹ năng cần thiết của trẻ thông qua những câu chuyện, những bài viết, những truyện tranh… để giúp trẻ em tiếp cận thơng tin một cách chủ động và tích cực, hiệu quả hơn.
Trẻ em khơng chỉ là đối tượng hưởng thụ các sản phẩm báo chí dành cho lứa tuổi mình mà các em cịn trực tiếp tham gia sáng tạo các tác phẩm đó. Có nhiều trẻ em có năng khiếu trong viết báo, được tham gia các lớp ngoại khóa đào tạo về cách thức khai thác đề tài và viết bài đăng báo nên cũng có rất nhiều báo tiếp nhận bài và đăng tải bài của các em lên trên báo của đơn vị mình như báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Khăn quàng đỏ… Chính các em dưới góc nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống xung quanh mình đã tạo nên nhiều tác phẩm báo chí hay, phản ánh chân thực cuộc sống và những vấn đề cấp thiết mà các em quan tâm. Thường những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng sự cuộc sống của các em. Đôi khi những đề tài mà các em phản ánh trên bài viết của mình lại trở thành những đề tài để các nhà báo định hướng, điều tra, nghiên cứu sâu để phản ánh tới cơng chúng một cách sâu sắc và có hiệu quả cao.
Lúc này trẻ em tham gia viết báo đã thể hiện tính chủ động của bản thân và những bài báo khi tiếp cận với những trẻ em này cũng mang tính tơn trọng quyền của trẻ em hơn. Các nhà báo tôn trọng ý kiến, cảm xúc của trẻ em khi các em lựa chọn đề tài để viết. Các nhà báo cũng tôn trọng sự sáng tạo, ngôn ngữ mà trẻ em sử dụng trong bài báo. Rõ ràng, khi trẻ tham gia thực hiện quyền của mình thì rất cần người lớn phải tơn trọng và hỗ trợ để các em thực hiện những quyền đó một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Hiện nay, cùng với nhận thức về quyền trẻ em của cộng đồng và chính bản thân trẻ em đang có những bước cải thiện đáng kể thì trẻ em tham gia giám sát, đánh giá chất lượng các sản phẩm truyền thơng dành cho các em chính là một biểu hiện rõ ràng cho việc trẻ em tham gia giám sát việc thực hiện quyền trẻ em của các đơn vị báo chí truyền thơng. Mặc dù điều này cịn khá mới mẻ, trẻ em có đủ năng lực để giám sát chất lượng các sản phẩm báo chí hay khơng, tiêu chí để đánh giá chất lượng các sản phẩm báo chí dành cho trẻ em là gì, quy định về trách nhiệm của các đơn vị báo chí liên quan tới trẻ em đến đâu… tất cả những điều đó cịn chưa thực sự rõ ràng, bởi vậy việc thực hiện quyền trẻ em trên các sản phẩm báo chí cần đi theo một lộ trình với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí truyền thông đối với việc tiếp cận đề tài trẻ em dưới góc độ quyền trẻ em chứ khơng đơn thuần chỉ là phản ánh như những sự kiện, hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
Như vậy, báo chí hiện nay tiếp cận đề tài trẻ em dưới những góc độ khác nhau, trẻ em xuất hiện trên báo chí cũng dưới những khía cạnh khác nhau, quyền trẻ em được tôn trọng và thực hiện trên các báo cũng có sự khác nhau. Cần nhìn nhận ở từng chức năng, nhiệm vụ của từng báo viết về trẻ em để xác định quyền trẻ em được thực hiện tới đâu, nhận thức của các cơ quan báo chí đó đối với thực hiện quyền trẻ em như thế nào thì mới có thể đề ra những cách thức tiếp cận đề tài trẻ em một cách hiệu quả trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.