b. Về ngôn ngữ
3.1.1. Cách tiếp cận và đưa thông tin về trẻ em trong tác phẩm báo chí.
Các cơ quan báo chí hướng tới nhóm đối tượng trẻ em là chính cần đặc biệt quan tâm tới những vấn đề về quyền trẻ em được quy định trên các văn bản pháp quy của Việt Nam và quốc tế. Điều đó sẽ góp phần truyền thơng mạnh mẽ quyền của trẻ em ra cộng đồng xã hội và là tiền đề cho các đơn vị báo chí khác đi theo khi tiếp cận đối tượng công
Từ khảo sát thực tế hai số báo Nhi đồng và tạp chí Gia đình và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012 cho thấy có sự khác biệt về đối tượng độc giả. Báo Nhi đồng tập trung vào nhóm đối tượng là trẻ em cịn tạp chí Gia đình và Trẻ em tập trung vào nhóm đối tượng người lớn làm cơng tác trẻ em bởi vậy sẽ thấy có sự khác biệt về nội dung và hình thức thể hiện trong sự tiếp cận và đưa thông tin về đối tượng trẻ em trên báo. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện bài viết thế nào, đối tượng độc giả là ai, đối với bài viết có nội dung liên quan tới trẻ em cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định khi lựa chọn vấn đề phản ánh và cách thức phản ánh trẻ em trong mỗi bài viết. Các đơn vị báo chí cần phải coi tin bài về trẻ em và quyền trẻ em là một bộ phận của tin tức chính trị chứ khơng thể nhìn nhận nó dưới góc độ tình cảm đối với nhóm đối tượng chưa được coi trọng tiếng nói như trẻ em.
Các cơ quan báo chí truyền thơng phải có trách nhiệm trong việc phản ánh nhanh chóng, kịp thời các điển hình tiên tiến, các nhân vật, sự kiện như một tư liệu thơng tin có tác động tích cực đối với sự phát triển đặc biệt là tinh thần của trẻ em. Những cách tiếp cận đối tượng trẻ em là những bạn nhỏ chăm ngoan, học giỏi, những bạn biết vượt lên số phận để vươn lên trong học tập và cuộc sống, những bạn nhỏ có tính cách tốt như cần cù, chăm chỉ, trung thực, biết phân biệt phải trái... nếu được phản ánh một cách chân thật, thường xuyên trên báo chí truyền thông sẽ không chỉ thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, khuyến khích các em làm điều tốt, điều hay mà còn là những tấm gương thuyết phục, rất đáng học tập cho các bạn nhỏ khác noi theo. Chỉ như vậy báo chí truyền thơng mới làm tốt được vai trò là định hướng cho các em phát triển về tinh thần, nhân cách một cách đúng đắn nhất trong thời kỳ thông tin nhiễu loạn hiện nay.
Trẻ em ở lứa tuổi từ 10-18 tuổi có những biến đổi mạnh về tâm sinh lý đặc biệt từ lứa tuổi này khả năng trí tuệ phát triển mạnh nhất là tư duy logic và tư duy trừu tượng, ngơn ngữ đã được hồn thiện dần vì vậy những sản phẩm báo chí có tác động đến suy nghĩ, trí tưởng tượng và hành động mang tính “noi theo” của các em theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Chính bởi vậy, những sản phẩm báo chí dành cho đối tượng trẻ em rất cần thiết được cơ quan báo chí chú trọng cả về nội dung lẫn hình thức, cách tiếp cận đối tượng trẻ em cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chân thực dựa trên ngun tắc
tơn trọng ý kiến, vì lợi ích tốt nhất cho trẻ khi đăng tải những bài viết về đối tượng trẻ em hoặc dành cho đối tượng trẻ em.
Các đơn vị báo chí nên có những tài liệu giới thiệu về Cơng ước Quốc tế quyền trẻ em, những văn bản luật pháp chính sách liên quan tới trẻ em, những nguyên tắc khi viết về trẻ em để những người phóng viên khi thâm nhập thực tế viết bài về trẻ em được trang bị những kiến thức nền tảng về quyền trẻ em để từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn khi phản ánh các vấn đề liên quan tới trẻ em, trở thành kênh giám sát vấn đề thực thi quyền trẻ em tại cộng đồng.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH năm 2010, số lượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cịn khá nhiều lên tới 1,7 triệu trẻ em, các đơn vị báo chí cũng cần quan tâm tới việc tiếp cận nhóm đối tượng này trên cơ sở khách quan và bình đẳng. Việc các đơn vị báo chí chỉ tập trung đăng tải những bạn học sinh giỏi, những bạn có điều kiện học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, phát triển các tài năng cá nhân... chiếm đa số trên các bài viết về gương mặt điển hình sẽ vơ tình tạo cho nhóm đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt có tâm lý tiêu cực như buồn, tự ty, ghen ghét, đố kỵ.... Các đơn vị báo chí cần có sự phân bổ số lượng bài viết về nhóm đối tượng trẻ em một cách cân đối, đó khơng chỉ là việc thực hiện quyền trẻ em (quyền khơng phân biệt đối xử giữa các nhóm trẻ) mà cịn bởi hiện nay có rất nhiều trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nhưng vẫn đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong học tập và cuộc sống, các em sẽ là tấm gương sáng khuyến khích các bạn khác đồng cảnh ngộ noi theo. Mặt khác, chính bản thân các em khi được hiện thân trên các trang báo sẽ tạo cho các em niềm vui, tin tưởng rằng những điều các em làm là đúng đắn và được mọi người thừa nhận, quan tâm. Đây chính là sự khích lệ tinh thần của các em một cách hữu hiệu bởi chính sức mạnh tinh thần mới giúp các em tiếp tục cuộc sống một cách có ý nghĩa.
Đối với những số báo viết về vấn đề trẻ em nhưng dành cho các nhóm đối tượng khác có liên quan như gia đình, nhà trường, các nhà hoạch định chính nên có những bài viết mang tính đặc thù, khách quan và có ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng về quyền trẻ em chứ không đơn thuần chỉ phản ánh các thơng tin về các văn bản, chính sách, chủ trương
Khi báo chí tơn trọng quyền trẻ em sẽ tạo ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới khơng chỉ lĩnh vực báo chí mà mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội bởi báo chí là tiên phong, có vai trị định hướng dư luận xã hội. Khi trẻ em tiếp cận với những thơng tin báo chí được thực hiện dựa trên quyền trẻ em sẽ giúp cho các em hiểu thêm về quyền của các em và phát triển một cách hồn thiện. Các em sẽ có những động lực để thực hiện quyền của các em một cách chủ động và có trách nhiệm từ đó sẽ góp phần thay đổi quan điểm của xã hội