Thông tin liên quan tới trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 58 - 62)

Đây là một nội dung rất quan trọng trong tạp chí Gia đình và Trẻ em. Chính bởi vậy những bài viết liên quan tới đối tượng trẻ em chiếm 332 bài trong tổng số 1112 bài, chiếm 30% lượng bài viết trong 53 số tạp chí được khảo sát.

Hình 2.10: Tỉ lệ các nội dung liên quan tới trẻ em trên 53 số tạp chí Gia đình và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012

Trong 332 bài viết liên quan tới trẻ em, 53 bài viết tập trung vào các nội dung chính nhằm trang bị cho cha mẹ những kiến thức để giáo dục kỹ năng sống cho con chiếm 16%. Đó có thể là những kỹ năng như cần giáo dục con biết về đói nghèo để trẻ thêm giá trị sống như trong bài viết “Viết về đói nghèo, trẻ thêm giá trị sống” của tác giả Lam Linh đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em số 23, tháng 6/2012 gợi ý cha mẹ bằng cách làm tình nguyện tại các tổ chức có thể giáo dục con cái của họ về giúp đỡ người khác, biết giá trị của đồng tiền. Hoặc cha mẹ cần giúp con có được kỹ năng cần chấp nhận sự thay đổi của tác giả Lam Linh đăng trên tạp chí Gia đình và trẻ em số 21, tháng 5/2012.

đây là kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ ở tuổi dậy thì như tác giả Lam Linh đề cập trong bài viết “Mẹ ơi, con được sinh ra thế nào?” đăng trên tạp chí số 49, tháng 12/2011

74 bài viết chiếm 22% trong chuyên mục “Trong mắt con” tập trung vào phản ánh những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của trẻ em trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là những ký ức về mưa ngâu của em bé nhớ mẹ khi mẹ đi vắng, ký ức về mái trường, cánh đồng tuổi thơ, về ngõ nhà thân thương có hàng râm bụt qua bài thơ “Ngõ nhà em” của tác giả Mai Hà Un đăng trên tạp chí số 11, tháng 2/2012. Đó cũng có thể là suy nghĩ của trẻ tình cảm gia đình như sự vơ tình của đứa trẻ khi khơng đón giao thừa cùng người mẹ của mình khiến cho trẻ day dứt mãi trong bài viết “Con xin lỗi mẹ” của tác giả Thanh Huyền đăng trên tạp chí số 8, tháng 2/2012 hay mong ước giản dị của đứa trẻ về một mái ấm gia đình bố mẹ khơng giận nhau qua bài viết “Nhật ký ngày có bão” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương đăng trên tạp chí số 18, tháng 5/2012. Những tình cảm về người cha, người mẹ, ơng bà của mình hay những ước mơ giản dị của trẻ mà rất mong muốn được người lớn thực hiện đều được thể hiện một cách chân thật trong từng bài viết... Đó cũng có thể là sự đấu tranh trong tư tưởng của trẻ khi đứng trước những lựa chọn: điểm thấp hay sự dối trá trong học tập...

19% với 63 bài viết trong chuyên mục “Làm cha mẹ” tập trung vào việc giáo dục cho con cái về những ứng xử hàng ngày như trang bị cho con hiểu biết và tâm lý khi trẻ bắt đầu đi học, dạy con cách ứng xử khi nhà có khách, chọn bạn mà chơi hay giúp con sửa những tật xấu, cho con chơi những trị chơi trí tuệ để phát triển trí não, tơn trọng các sở thích riêng của trẻ, và biết hợp tác qua việc làm đồng đội hay dạy trẻ biết yêu thương qua bài viết “Được yêu thương trẻ sẽ biết yêu thương” của tác giả Hồng Liên đăng trên tạp chí số 18, tháng 5/2012 hoặc cách tổ chức kỳ nghỉ hè vui và ý nghĩa cho trẻ của tác giả Bạch Dương trong bài viết “Tổ chức nghỉ hè cho con” đăng trên tạp chí Gia đình và Trẻ em số 21, tháng 5/2012 hay bài viết giúp cha mẹ hiểu và hợp tác với trẻ với tên gọi “Bắt tay với con” của tác giả Vân Nhi đăng trên tạp chí số 23, tháng 6/2012; những bí quyết để “Trị thói trộm cắp của trẻ” của tác giả Thùy Dương đăng trên tạp chí số 49, tháng 12/2011.

42 bài viết trong tổng số 332 bài, chiếm 13% là những kiến thức trang bị cho các bậc cha mẹ về các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Những nội dung này tập trung vào các chuyên mục “Gia đình khỏe”, “Gia đình & Sức khỏe”, “Hỏi – đáp”... Những căn bệnh mà trẻ thường mắc phải như bệnh tay chân miệng, viêm phổi, cúm theo mùa cần được phòng tránh, trang bị cho cha mẹ những kiến thức về sự cần thiết cho con đi tiêm chủng, cách dùng kháng sinh cho trẻ khi trẻ bị bệnh, phòng bệnh còi xương ở trẻ... Bên cạnh đó cịn có những bài viết giúp cho cha mẹ trang bị những kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc tinh thần, trí tuệ cho trẻ ngay từ trong bào thai như bài viết với chủ đề “Giúp trẻ thông minh hơn” dưới sự tư vấn của bác sĩ Nguyễn Hồng Nhân – Bệnh viên Xanh pơn, Hà Nội đăng trên tạp chí số 26, tháng 6/2012 hay giúp cha mẹ có những kiến thức đầy đủ về bệnh tự kỷ ở trẻ qua bài viết “Hiểu đúng về trẻ tự kỷ” của tác giả Thùy Hương đăng trên tạp chí số 8, tháng 2/2012... hay bài viết “Trẻ dậy thì sớm: Ngồi tầm kiểm sốt của cha mẹ” của tác giả Thảo Vân đăng trên tạp chí số 18, tháng 5/2012 đề cập tới những dấu hiệu của trẻ bị dậy thì sớm và tư vấn cho các bậc cha mẹ có những ứng xử phù hợp đối với con khi con bị dậy thì sớm.

Với 100 bài viết về các vấn đề liên quan tới chính sách, hoạt động phục vụ lợi ích cho trẻ em trong các chuyên đề, sự kiện, chiếm 30% lượng bài viết liên quan tới trẻ em được khảo sát. Những chuyên đề về đồ chơi giáo dục cho trẻ em, truyền hình cho thiếu nhi, quyền được học tập của trẻ em có HIV, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em tồn diện hay tình trạng báo động về trẻ em tự tử mà nguyên nhân cũng do người lớn phần nhiều được tác giả Hồ Bất Khuất đề cập trong bài “Trẻ em tự tử - Lỗi của người lớn” đăng trên tạp chí số 14, tháng 4/2012 hay bài viết đề cập tới những tác hại của công nghệ cao đối với việc học của học sinh qua bài viết “Khi học sinh dùng điện thoại di động: Ngại học, lười suy nghĩ” của tác giả Minh Châu đăng trên tạp chí số 11, tháng 2/2012. Đặc biệt, hưởng ứng dự phát động của Chính phủ và Bộ LĐTBXH về thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2010-2015, nhiều độc giả đã gửi ảnh về để tham dự cuộc thi ảnh “Bảo vệ trẻ em: Hãy chấm dứt lao động trẻ em” do tạp chí Gia đình và Trẻ em tổ chức và các bức ảnh ấn tượng đều được đăng trên tạp chí tháng 6/2012

2.2.1.2. Phân tích 6 số báo “Của con”là phụ trương thuộc tạp chí Gia đình và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012 và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012

Tờ “Của con” là phụ chương thuộc tạp chí Gia đình và Trẻ em, đây là số báo dành riêng cho đối tượng trẻ em, nó thuộc loại báo chí trẻ em viết về trẻ em cho trẻ em đọc. Tuy chỉ có 6 số báo được khảo sát nhưng tổng số lượng bài viết là 71 bài, trung bình là 16 trang/số. (Xem thêm Phụ lục 7)

Những bài viết trong tờ “Của con” rất phù hợp với đối tượng trẻ em với 3 nội dung chính: Giải trí, Giáo dục và Suy nghĩ của trẻ em.

Hình 2.11: Tỉ lệ bài viết theo nội dung chính của 06 số “Của con” nằm trong tạp chí Gia đình và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012

a. Giải trí

Những bài viết mang tính giải trí được đăng trên tờ “Của con” khá đa dạng về nội dung. Với 32 bài viết mang tính giải trí, chiếm 32% lượng bài viết trong 6 số báo được nghiên cứu đã cho thấy số báo chú trọng tới việc giúp cho trẻ em có được giây phút giải trí thoải mái thơng qua những nội dung như truyện cười, vè, tô màu trong chuyên mục “Tập làm họa sĩ”, “Tranh tô màu”, “Thư giãn”và những câu chuyện kể giản dị như câu chuyện của hai ông cháu, câu chuyện cổ tích về chuột và mèo kết nghĩa hay câu chuyện kể về ba anh em mỗi người một tài năng khác nhau cùng cứu công chúa... Với những nội dung giản dị, gần gũi với trẻ em, tờ “Của con” đã thực sự trở thành món ăn tinh thần rất có ý nghĩa đối với trẻ em.

Bên cạnh đó, tờ “Của con” cũng đề cập tới các nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước. Họ là những ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ có tài năng trong các lĩnh vực mầ có thể các em rất hâm mộ.

b. Giáo dục

Với 13 bài viết, chiếm tổng số 13% lượng bài viết được khảo sát, tờ “Của con” không quá đặt nặng vấn đề giáo dục. Những nội dung mang tính giáo dục được đề cập tới ở tờ “Của con” tập trung vào giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em như tình u cuộc sống, lịng kiên nhẫn, đấu tranh với thất bại trong cuộc sống... hoặc đó cũng có thể là kỹ năng thuyết trình trước đám đơng, học theo sơ đồ tư duy, lợi – hại của việc lạm dụng internet... hay như kỹ năng sửa lỗi nói ngọng được đăng trên tờ “Của con” số 22, tháng 6/2011. Đó cũng có thể là những bài viết hướng dẫn trẻ học những kỹ năng khéo léo của đôi tay qua chuyên mục “Khéo tay” làm các đồ thủ cơng và tơ màu.

Ngồi ra, bài viết giới thiệu về các sự kiện văn hóa, địa điểm du lịch trên thế giới và Việt Nam trong chuyên mục “Thế giới và con” với những bài viết về Biển Chết, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, lễ hội Carnaval hay những dấu ấn về sấu Hà Nội, Hà Nội với những tên gọi khác nhau gắn liền với từng giai đoạn lịch sử... cũng gợi mở cho các em những nhận thức về thế giới và cuộc sống xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)