Vấn đề quyền trẻ em đã được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 46 - 52)

c. Cảm xúc, suy nghĩ của trẻ em

2.1.2.1. Vấn đề quyền trẻ em đã được thực hiện

đúng quy định của pháp luật. Bởi vậy, quyền trẻ em trên báo chí được thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau. Trong luận văn nghiên cứu này, tác giả chỉ đi vào phân tích góc độ quyền tiếp cận thơng tin phù hợp với trẻ em và quyền tham gia của trẻ em được thể hiện trên 109 số báo Nhi đồng từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012.

Nhà văn Thu Hằng – báo Nhi đồng chia sẻ về đặc trưng riêng biệt của báo Nhi đồng:“Bằng những ấn phẩm và những công tác xã hội ngồi mặt báo của mình,

chúng tôi vươn tới tất cả các mục tiêu tốt đẹp và cao nhất cho các em. Đồng hành và hỗ trợ cùng nhà trường gia đình và xã hội một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, để các em hồn thiện mình cả về thể chất, trí tuệ, và tâm hồn”. Bởi vậy, những nội dung phản ánh của báo Nhi đồng cũng quan tâm tới nhu cầu thông tin và quyền trẻ em.

Một nguyên tắc quan trọng trong thực hiện quyền trẻ em trên báo in chính là khơng phân biệt đối xử. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Điều 4 của Luật BVCS&GD TE năm 2004: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngồi giá thú,

con đẻ, con ni, con riêng, con chung; khơng phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”.

Thông qua những bài viết trên báo Nhi đồng đặc biệt là chuyên mục “Chân dung” thì có thể thấy rõ việc khơng phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội mà báo Nhi đồng đã thực hiện. Có khi xuất hiện trên chuyên mục đó là chân dung của bé trai gốc Việt sống bên Mỹ có tài hùng biện, nhưng có khi đó là chân dung của cô bé nhà nghèo, mẹ mất phải thay bố và anh đang đi làm ăn xa chăm sóc hai em nhỏ những vẫn học giỏi, đó có thể là cậu bé người Thái sáng tạo ra các trò chơi “Mê cung robot dế mèn” đạt giải Nhất trong cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc” năm 2011 nhưng đó cũng có thể là chân dung của cơ bé dân tộc ở vùng đất Tây Nguyên học giỏi, hoạt động Đội giỏi... Tất cả các em mỗi người đều có những nét riêng đều rất đáng được trân trọng, được nêu gương và trở thành những tấm gương để mỗi bạn nhỏ tự tìm thấy cho mình điều tốt để học tập.

Trong Điều 20 của Luật BVCS&GD TE năm 2004 đã quy định về quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội: “Trẻ em có quyền được tiếp

cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm”. Trong hầu hết các bài báo đăng tải trên báo Nhi đồng

được khảo sát đã đảm bảo được những yếu tố phù hợp về nội dung và hình thức đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi trẻ em. Với bốn nhóm nội dung chính về giáo dục, cảm nghĩ trẻ em, giải trí và chân dung trẻ em, mỗi bài viết đều có những chủ đề rõ ràng, cụ thể, gắn liền với sự phát triển của trẻ em như giới thiệu chân dung các bạn học sinh giỏi, bạn nhỏ vượt khó; giải thích những thắc mắc về cuộc sống xung quanh của các em học sinh về thiên nhiên, về con người; giáo dục cho các em những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, phát triển tâm lý đúng đắn khi sống giữa cộng đồng... Rõ ràng, những thông tin mà các bài viết đề cập tới đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thơng tin, thỏa mãn được sự ham tìm hiểu cuộc sống của các em bởi vậy màsố lượng bài viết tập trung vào nội dung giáo dục có tới 324 bài trong tổng số 1014 bài chiếm 32%. Con số này đã cho thấy báo Nhi đồng đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề giáo dục trẻ em, báo không chỉ thực hiện quyền tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ em mà cịn góp phần quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em ngay từ lứa tuổi bắt đầu đến trường và có những cảm xúc, suy nghĩ riêng về cuộc sống xung quanh.

Nhận thức rõ vấn đề trẻ em chịu tác động về nhận thức và hành vi thông qua truyền thông đại chúng, bởi vậy báo Nhi đồng đã đảm bảo quyền tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em một cách triệt để khi báo Nhi đồng khơng có bất cứ một bài viết nào đề cập tới những nội dung mang tính bạo lực, tình dục, những hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc. Tâm lý của lứa tuổi nhi đồng là trẻ khó có thể hiểu được những bài viết lời lẽ dài dịng, những lời nói ngắn gọn, cụ thể, giàu hình ảnh sẽ dễ lơi kéo và ấn tượng với trẻ hơn. Bởi vậy những bài viết trên báo Nhi đồng 97% đều có nội dung phù hợp, ngơn ngữ trong sáng, dễ hiểu, hình ảnh minh họa gần gũi, đầy sống động đảm bảo có việc tiếp cận thơng tin của các em được chọn lọc và phù hợp với lứa tuổi. Đây thực sự là nỗ lực rất đáng trân trọng của báo Nhi đồng, đảm bảo giữ vững tôn

trẻ em, một số báo mang đậm tính “trong sáng” dành cho trẻ em trong “cơn bão” của các thể loại báo chí “lá cải, câu khách” đang diễn ra phổ biến trên các số báo hiện nay.

Thực hiện quyền trẻ em không chỉ là đề cập tới những quyền mà trẻ em được hưởng mà còn nhấn mạnh tới trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan tới vấn đề thực hiện quyền của trẻ em. Khi đề cập tới quyền vui chơi, giải trí và quyền tham gia của trẻ em, Điều 32 quy định trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội: “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo

điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em”. Với vai trị là cơ quan báo chí phục vụ cho đối tượng trẻ em, báo Nhi

đồng đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ, lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của các em học sinh gửi về tịa soạn thơng qua những chun mục như “Phỏng vấn trực tuyến”, “Bác sĩ vui tính”... Thơng qua việc trả lời những câu hỏi của các em học sinh về các lĩnh vực mà các em quan tâm như thế giới tự nhiên, con người, về chăm sóc sức khỏe..., báo Nhi đồng đã thực hiện được quyền tiếp cận thông tin của trẻ em, tạo điều kiện cho các em phát triển tư duy sáng tạo và lắng nghe, trả lời những nguyện vọng tìm hiểu thơng tin chính đáng của các em một cách đầy đủ và rõ ràng, dễ hiểu như hiện tượng động đất, nguyệt thực – nhật thực, câu chuyện về những loài động vật lạ trên thế giới đăng trên báo Nhi đồng số 53+54, tháng 7/2011; kiến thức liên quan tới chăm sóc sức khỏe bản thân, tìm hiểu và bảo vệ cơ thể mình như hỏi đáp về sức khỏe đăng trên báo Nhi đồng số 5, tháng 1/2012... Các em không chỉ được tiếp cận thơng tin trong nước mà cịn nhìn ra cả thế giới thông qua những bài viết trong các chun mục “Dành cho em thích tìm hiểu”, “Thế giới đó đây”, “Cùng độ tuổi chúng mình” như chân dung của cô bé Sindugia Ragiaraman, người Ấn Độ đã làm tổng giám đốc điều hành (CEO) trẻ nhất trên thế giới với khả năng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh; cậu bé Sên Thô Mát, 10 tuổi sáng tạo ra 22 bản nhạc cho đàn dương cầm ở Anh được đăng trên báo Nhi đồng số 44+45, tháng 6/2011... Rõ ràng, thông qua những bài viết, báo Nhi đồng đã thể hiện sự lắng nghe, quan tâm tới suy nghĩ, cảm nhận của trẻ em để từ đó kích thích trí tưởng tượng, sự khám phá của trẻ em đối với cuộc sống xung quanh, khơng bó hẹp trong nước mà còn

mở rộng ra cả thế giới xung quanh. Điều này góp phần làm cho các em phát triển một cách toàn diện và đặc biệt là làm cho các em tìm thấy một địa chỉ tin cậy để tiếp nhận những thông tin về thế giới xung quanh một cách khoa học và gần gũi.

Đặc biệt Điều 35 trong Luật BVCS&GD TE năm 2004 quy định trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền: “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Giới thiệu mơ hình, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm”. Với những quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan thông tin

tuyên truyền, báo Nhi đồng đã thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm trong vấn đề quyền trên các sản phẩm báo chí của đơn vị một cách khéo léo, vừa chuyển tải được những nội dung cần thiết mà vẫn dễ hiểu, gần gũi với độc giả nhí. Điều này thể hiện khá rõ trong 100% các bài viết đăng tại chuyên mục “Mời bạn ghé thăm”, “Điểm sáng” tập trung giới thiệu về những ngơi trường có nhiều thành tích trong học tập, giảng dạy, hoạt động cộng đồng như bài viết về “Hội khỏe Phù Đổng” được tổ chức tại trường Tiểu học Nghĩa Tân – Hà Nội đăng trên báo Nhi đồng số 30 tháng 4/2012; gương sáng của trường Tiểu học Thành Cơng B – Hà Nội đã tổ chức chương trình hội chợ từ thiệu “Nối vòng tay yêu thương” bán hàng thu tiền để tặng bạn nghèo ở Hà Giang đăng trên báo Nhi đồng số 18, tháng 3/2012... Đặc biệt 100% bài viết trong chuyên mục “Chân dung” thường đề cập tới những chân dung học sinh có thành tích trong học tập, học sinh vươn lên trong cuộc sống, học sinh có hoạt động xã hội tích cực, học sinh ngoan như một bé trai ở Phú Yên đã nhặt được 10 triệu nhưng trả lại người bị mất hay cô bé Hzuyệt Niê – bông hoa nhỏ Tây Ngun có nhiều thành tích trong học tập và hoạt động Liên đội. Đó thực sự là những tấm gương về người tốt việc tốt, về mơ hình tiên tiến trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ em theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước đưa trong trong công tác về trẻ em mà báo Nhi đồng đang nỗ lực và có trách nhiệm để tuyên truyền, giúp cho những gương sáng đó được nhân rộng và tơn vinh.

trình sáng tạo các sản phẩm báo chí đó. Quyền này đã được quy định tại Điều 20 của Luật BVCS&GD TE năm 2004: “Trẻ em được tham gia các hoạt động xã hội phù hợp

với nhu cầu và năng lực của mình” và Điều 13 trong Cơng ước Quốc tế của LHQ về

Quyền trẻ em: “Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này phải bao gồm sự tự do

tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn”. Điều này đã được báo Nhi

đồng thực hiện khá tốt thông qua việc báo Nhi đồng đã có những chuyên trang, chuyên mục để đăng tải các bài viết của trẻ em như chuyên mục “Phóng viên nhỏ”, “Những cây bút nhỏ”. Những bài viết của các em được gửi về tòa soạn đã được biên tập và đăng tải trên các số báo Nhi đồng.

Mỗi câu chuyện, mỗi bài viết, mỗi dòng thơ của các em gửi về đăng trên báo không chỉ là sự chia sẻ những cảm xúc chân thật, những kỷ niệm đáng nhớ, những suy nghĩ của các em về các sự việc đời thường diễn ra xung quanh các em mà nó cịn thể hiện việc quyền tham gia sáng tạo các sản phẩm báo chí của các em được tơn trọng và được thực hiện ngay trên chính tờ báo dành cho các em. Điều này được minh chứng khá rõ khi phân tích nội dung của 94 số báo Nhi đồng từ tháng 6/2011- tháng 6/2012 có 208 bài do trẻ em viết trên tổng số 1014 bài chiếm 21%. Cách nhận biết bài của trẻ em thơng qua danh tính của tác giả bài viết và kết cấu bài viết bởi trẻ em thường viết một cách tự nhiên, theo dòng cảm xúc, theo thời gian xảy ra sự kiện do các em không bị áp đặt bởi bố cục thể loại của một tác phẩm báo chí như những nhà báo. Dù số lượng bài viết của trẻ em chỉ chiếm 21% nhưng đây thực sự là con số đáng trân trọng bởi hiện nay việc khuyến khích trẻ em tham gia viết bài đăng báo và việc lựa chọn những bài viết đạt chất lượng để đăng báo là một việc rất cần sự nỗ lực và tâm huyết của các nhà báo, biên tập viên chuyên viết bài cho trẻ em. Việc để cho trẻ em tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí khơng chỉ là trách nhiệm của đơn vị báo Nhi đồng đối với thực hiện quyền tham gia của trẻ em mà còn tạo điều kiện cho các em tham gia giám sát việc thực hiện quyền trẻ em trong thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)