Tăng cường quyền tham gia của trẻ em trong sáng tạo các tác phẩm báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 81 - 85)

b. Về ngôn ngữ

3.1.3. Tăng cường quyền tham gia của trẻ em trong sáng tạo các tác phẩm báo chí.

hơn hết là có những tờ phụ chương dành riêng cho trẻ em hoặc nếu khơng có điều kiện xuất bản số báo riêng thì cũng cần có những trang báo viết dành riêng cho trẻ em với số lượng trang tương đương với những trang báo cho người lớn và phải tuân thủ các quy tắc khi viết cho đối tượng trẻ em bởi các em cũng có thể tiếp cận những nội dung liên quan tới quyền và lợi ích của các em thơng qua các bài viết. Chỉ như vậy trẻ em mới là đối tượng tác động và đối tượng thụ hưởng các sản phẩm báo chí liên quan tới trẻ em.

Để làm nên một số báo gần gũi với trẻ em, việc lựa chọn giấy, màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, bố cục cho từng nội dung cũng cần rõ ràng. Hình ảnh minh họa cần khơng chỉ đẹp mà còn gắn liền với nội dung bài viết, hoặc hình hài hước. Mỗi trang báo nên có những ơ khung ghi thơng tin lý thú hoặc sự kiện mới xảy ra. Màu sắc của mỗi số báo nên có màu riêng, thiết kế riêng khơng nên sử dụng chung cho mọi số báo.

Để xây dựng được một số báo theo nhu cầu của trẻ em đòi hỏi nguồn ngân sách lớn. Các báo hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các loại hình báo chí khác trong nền kinh tế thị trường, nên việc xen các trang quảng cáo vào số báo là hiện tượng thường diễn ra hiện nay. Em Nguyễn Minh Châu, lớp 9A trường THCS Lê Ngọc Hân, Hà Nội cho rằng cần phải quản lý các chuyên mục quảng cáo cho phù hợp, giới hạn các trang quảng cáo để tránh bị loãng vào các chuyên mục khác.

3.1.3. Tăng cường quyền tham gia của trẻ em trong sáng tạo các tác phẩm báo chí. báo chí.

Trẻ em cần phải được tham gia vào sáng tạo các sản phẩm báo chí phục vụ cho chính lứa tuổi các em, có như vậy báo chí dành cho trẻ em mới thực sự gần gũi và thân thiết với các em.

Hiện nay, có khơng ít đơn vị báo chí coi trẻ em chỉ là đối tượng phản ánh của báo chí, các em khơng được tơn trọng ý kiến và cũng không được tham gia vào quá trình viết bài một cách tơn trọng. Nhiều bài viết của người lớn phản ánh về vấn đề liên quan tới trẻ em, một số trẻ em được hỏi ý kiến nhưng vẫn các ý kiến đó bị nhà báo làm biến đổi theo

suy nghĩ của người lớn và được thể hiện qua các bài báo dưới con mắt của chính nhà báo đó. Có thể ý kiến của các em được đưa ra nhưng chỉ một phần, khơng đầy đủ. Từ đó hình thành nên hiện tượng trẻ em chỉ là "phát ngôn" cho người lớn và ý kiến của trẻ em không được coi trọng.

Trẻ em có quyền tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí như trong Điều 12 của CRC quy định trách nhiệm của “Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ

khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em”, Điều 13 của CRC quy định “Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này phải bao gồm sự dự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn”. Và trẻ em

hồn tồn có thể làm được. Điều này được minh chứng qua hàng loạt bài viết của trẻ em được đăng tải trên các báo dành cho trẻ em như Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Họa mi… Đặc biệt, trong Bản tin của Quốc hội cũng có những bài viết của các em nhỏ là thành viên Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ trực thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam viết. Hiện nay chỉ tính riêng hệ thống Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam xây dựng và quản lý ở một số địa phương như Hà Nội, Điện Biên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hịa, TP Hồ Chí Minh… lên tới khoảng 400 em. Các em được các nhà báo chuyên viết bài dành cho trẻ em đào tạo, hướng dẫn các em cách phát hiện vấn đề, cách khai thác thông tin và cách viết báo. Các em đã chứng tỏ được năng lực viết bài của mình và các em cũng là minh chứng cho việc quyền tham gia của trẻ em cần phải được báo chí tơn trọng và các em có khả năng để thực hiện các quyền đó nếu được các đơn vị báo chí tơn trọng. Trong thực tế tình hình kinh tế, xã hội và hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay chưa có tịa soạn nào do chính các em làm ra và chính các em làm Tổng biên tập.

trẻ em Việt Nam đồng thời là người khởi dựng mơ hình Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ thì các em hồn tồn có khả năng làm được việc đó mà minh chứng chính là tờ Đặc san “Tiếng nói tuổi thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam là số báo hoàn toàn do trẻ em viết, trẻ em biên tập, xây dựng hình ảnh, bố cục đảm bảo chất lượng về nội dung và tính thẩm mỹ cũng như theo quy định của Luật báo chí Việt Nam với sự trợ giúp và thẩm định của các nhà báo có kinh nghiệm làm việc về trẻ em. Tuy nhiên, rất khó có thể có những điều kiện và kinh phí để các em chủ động hồn tồn trong việc xuất bản ra một sản phẩm báo chí mang đúng nghĩa là của trẻ em vì trẻ em khơng có tư cách pháp nhân để xin giấy phép xuất bản báo; q trình phát hành số báo cũng khó khăn. Ngồi ra, trẻ em cịn phải đi học nên bài viết của các em thường mang tính nhỏ lẻ, cần biên tập nhiều, phản ánh các vấn đề liên quan tới cuộc sống các em mang tính giản đơn, chưa có chiều sâu. Chỉ những em được đào tạo bài bản về kỹ năng viết báo mới có thể xác định vấn đề và phản ánh vấn đề một cách có chiều sâu, dựa trên góc độ quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ của trẻ em nhưng những em đó cần phải được đưa xuống cộng đồng, tiếp xúc thực tế và cần có sự giám sát, bảo vệ của người lớn. Do đó, trẻ em gặp nhiều trở ngại khi mong muốn có được một số báo dành riêng và của riêng các em trong điều kiện của nước ta hiện nay.

Vì vậy, trong hồn cảnh đất nước khơng có điều kiện cho trẻ em độc lập xuất bản một số báo mang đúng nghĩa là của trẻ em, dành cho trẻ em thì các đơn vị báo chí rất cần quan tâm và sử dụng, hướng dẫn trẻ viết bài gửi đăng báo đồng thời có những chuyên trang, chuyên mục, chuyên số cố định để đăng tải những bài viết của trẻ em có như vậy trẻ em mới có cơ hội và ham thích tham gia viết báo đăng trên các sản phẩm báo chí liên quan tới chính các em.

Các số báo đều có những định hướng chủ đề theo thời điểm đặc biệt là các sự kiện liên quan tới trẻ em như ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, kỳ nghỉ hè, ngày khai giảng, Trung thu, Tết âm lịch… và điều đó cũng cần thơng tin rộng rãi để trẻ em có thể viết những bài liên quan tới chủ đề đó. Điều này vừa thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đồng thời cũng là cơ hội để trẻ em bày tỏ ý kiến đối với những chính sách, chế độ mà Nhà nước đang thực hiện đối với trẻ em. Những bài báo của trẻ em sẽ như một kênh giám sát các vấn đề quyền trẻ em đang được thực thi hiện nay ở nước ta để từ đó giúp cho các nhà

hoạch định chính sách, chủ trương sát hợp hơn với tình hình thực tế và nhu cầu của trẻ em.

Các cơ quan báo chí cũng có thể phối hợp với các tổ chức xã hội làm việc về trẻ em phát động những cuộc thi viết về cuộc sống trẻ em, về quyền và những hành vi vi phạm quyền trẻ em… để không chỉ nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền trẻ em mà còn tạo diễn đàn cho trẻ em được bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Chính những bài viết của các em sẽ trở thành nguồn thông tin quý giá cho các chuyên trang, chuyên mục dành riêng cho trẻ em và các em khi được đăng bài trên báo sẽ khuyến khích các em tích cực viết bài phản ánh về vấn đề xung quanh mà các em quan tâm hơn nữa.

Việc tạo cơ hội cho trẻ em tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí trên báo khơng chỉ đảm bảo quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động báo chí mà ở đó trẻ được trải nghiệm, tích lũy những kỹ năng cần thiết như lựa chọn chủ đề phản ánh, hình thức thể hiện, tiếp xúc với mọi người, chia sẻ với mọi người những suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống… đều đó sẽ giúp trẻ tăng lịng tự tin, tính độc lập và sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó với những bài viết hay, gần gũi sẽ góp phần làm tăng thêm số lượng trẻ em được tiếp cận với những thông tin phù hợp với tâm lý, lứa tuổi các em thông qua những bài viết do các bạn đồng trang lứa viết. Số lượng trẻ em đọc báo tăng góp phần giáo dục văn hóa đọc, nhân cách sống của trẻ em cũng từ đó giúp cho hệ thống báo chí dành cho đối tượng trẻ em sẽ được tăng lên, góp phần định hướng sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em theo hướng tích cực, hạn chế những luồng thông tin không phù hợp với trẻ em đang tràn lan hiện nay.

Việc tạo điều kiện cho trẻ em tham gia hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí khơng chỉ thực hiện quyền tham gia của trẻ mà còn thắt chặt mối quan hệ giữa người làm cơng tác báo chí với trẻ em dựa trên sự tôn trọng, giúp các em hiểu được những khó khăn, thách thức của những người làm báo về trẻ em để từ đó giáo dục thêm cho các em về thái độ tôn trọng đối với những người làm báo về trẻ em.

Mặt khác khi quyền tham gia của trẻ em được thực hiện thông qua hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí khơng chỉ góp phần hình thành những cá nhân tốt cho xã hội

quyền chính đáng của trẻ em được tơn trọng. Những suy nghĩ, mối quan tâm của trẻ em được thể hiện trong các bài viết của chính trẻ em sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách xây dựng các mục tiêu, chương trình, chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em một cách xác thực với thực tiễn, giúp cộng đồng xã hội có nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em để từ đó có hành vi tốt trong việc thực thi quyền trẻ em trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)