Đào tạo và tập huấn để nhà báo tham gia tích cực vào việc thực thi quyền trẻ em trong hoạt động báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 85 - 88)

b. Về ngôn ngữ

3.2. Đào tạo và tập huấn để nhà báo tham gia tích cực vào việc thực thi quyền trẻ em trong hoạt động báo chí.

quyền trẻ em trong hoạt động báo chí.

Hiện nay có nhiều bài viết của các nhà báo đang vi phạm quyền trẻ em đăng tải trên các loại hình báo chí. Sự vi phạm quyền trẻ em trên các bài viết xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân cơ bản chính là đa số các nhà báo chưa hiểu rõ về quyền trẻ em, chưa phân biệt được giữa quyền và nhu cầu của trẻ em, chưa nhận thấy tầm quan trọng của trách nhiệm nhà báo khi phản ánh về đối tượng trẻ em. Do đó, khi phản ánh các vấn đề về trẻ em các nhà báo nhìn nhận đối tượng trẻ em như những nhân vật được phản ánh mà chưa quan tâm đúng mức tới những hậu quả, tác động của bài viết đối với cuộc sống của các em.

Một diễn đàn “Báo chí với với quyền trẻ em: Đạo đức và kỹ năng” do Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức đã thu hút được sự quan tâm và chia sẻ về thực trạng nhiều bài viết đăng báo đang vi phạm quyền trẻ em của nhiều nhà báo đến từ các cơ quan thơng tấn báo chí Trung ương và địa phương. Những vấn đề mà các nhà báo cần quan tâm khi phản ánh về trẻ em đặc biệt là những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo hành, trẻ em vi phạm pháp luật… như vấn đề cách tiếp cận lấy thơng tin từ trẻ em, nhìn nhận sự việc phải từ góc độ quyền trẻ em, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng xã hội đối với các tác động, nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ…

Nhận thức rõ vai trò của nhà báo trong bảo vệ quyền trẻ em và để giúp cho các nhà báo chuyên theo dõi mảng trẻ em trong các đơn vị báo chí trang bị đầy đủ kiến thức về quyền trẻ em và kỹ năng làm việc với trẻ em, nhiều cuốn sách viết về kỹ năng làm việc với trẻ em đã được ban hành; nhiều hội thảo, tập huấn dành cho các nhà báo làm việc

liên quan tới trẻ em đã được tổ chức. Đặc biệt Giải báo chí dành cho các nhà báo viết về trẻ em do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hàng năm chính là sự vinh danh cho những nhà báo làm việc nghiêm túc có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp trong quá trình viết báo về trẻ em.

Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng cần có những cơ chế phối hợp để tăng cường tập huấn về quyền trẻ em, kỹ năng làm việc với trẻ em cho các nhà báo không chỉ ở các tuyến trung ương mà còn ở các cấp cơ sở của hai Hội. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đơn vị sẽ giúp cho các nhà báo làm việc về trẻ em có cơ hội được trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng để tác nghiệp vừa đảm bảo cho hiệu quả thơng tin vừa góp phần thúc đẩy việc thực thi quyền trẻ em trong thực tiễn mà trước tiên là trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nhà báo là những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ em, trực tiếp phản ánh cuộc sống của các em qua lăng kính cá nhân nhà báo, bởi vậy, các nhà báo viết về trẻ em không chỉ giỏi nghiệp vụ báo chí mà cịn cần trang bị đầy đủ những kiến thức về quyền trẻ em theo như văn bản pháp luật quy định mà cơ sở là Luật BVCS&GD TE năm 2004 và CRC, tâm lý lứa tuổi trẻ em, cách nhìn nhận và đánh giá trẻ em theo đúng lứa tuổi của trẻ và đạo đức nghề nghiệp khi viết về trẻ em từ đó mới có thể tơn trọng ý kiến trẻ em, phản ánh trẻ em một cách chân thực dựa trên nguyên tắc về quyền trẻ em, tiếp xúc với trẻ em một cách thân mật, tự nhiên từ đó mới có được những bài viết hay, chính xác và khách quan.

Các nhà báo viết về trẻ em cũng cần xây dựng những tuyến bài khơi gợi được quyền của trẻ em nói chung và quyền tham gia nói riêng của trẻ em, đó cũng là thực hiện chức năng giám sát xã hội khi kịp thời phát hiện và bảo vệ quyền của trẻ em bị xâm phạm bởi chính các nhà báo lại là một trong những nguồn tin phát hiện những vụ việc vi phạm quyền trẻ em hiện nay đáng tin cậy nhất.

Một nhà báo viết về trẻ em giỏi, tâm huyết không chỉ là viết những bài viết về trẻ em hay mà phải hướng dẫn, tổ chức cho các em trực tiếp viết bài bởi người lớn dù có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ em tới đâu, dù được tập huấn nhiều về quyền

việc, hiện tượng diễn ra xung quanh bằng con mắt trẻ thơ. Do đó, mỗi nhà báo viết về trẻ em đều rất cần có thêm tâm huyết để trẻ em được phát huy tối đa khả năng viết báo và sự tham gia của các em trong hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí dành cho chính các em. Các nhà báo viết về trẻ em nên là người bạn của đứa trẻ, là nơi mà trẻ tin cậy và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc có như vậy mới tơn trọng trẻ và phản ánh trẻ một cách chân thực và sâu sắc

Nhà báo chuyên viết về trẻ em có thể khơng được đào tạo bài bản trong giảng đường đại học, bên cạnh những buổi tập huấn, hội thảo để trang bị cho các nhà báo về kiến thức quyền trẻ em và kỹ năng làm việc với trẻ em, các nhà báo có thâm niên làm việc với trẻ em có thể tham gia hỗ trợ, đào tạo kỹ năng làm báo cho trẻ em trong Câu lạc bộ Phóng viên nhỏ tại các địa phương hiện nay để giúp các em có những kỹ năng viết báo cần thiết, tự thể hiện mình trên các phương tiện truyền thơng đại chúng thậm chí những cơ hội mà các em được tham gia vào việc viết báo về các vấn đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày sẽ khơi gợi cho các em lòng yêu nghề báo, niềm đam mê và tình cảm gắn bó với đối tượng trẻ em. Từ đó các em có thể sẽ trở thành những nhà báo viết về trẻ em trong tương lai và đây thực sự sẽ là những người làm báo về trẻ em có chất lượng trong tương lai.

Các nhà báo cũng cần đi sâu khai thác vào những đề tài phản ánh những mơ hình giáo dục trong và ngồi nhà trường có sự tham gia của trẻ em, ca ngợi những cải cách trong đề thi “mở” để khuyến khích sự sáng tạo, sự suy nghĩ của trẻ em, phê phán những hình thức dập khn, máy móc… Có như vậy, các nhà báo đã góp phần bảo vệ quyền tham gia của trẻ em, đồng thời cũng tạo nên dự luận xã hội để thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với việc thực thi và đảm bảo quyền tham gia chính đáng của trẻ em trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.

Mỗi nhà báo nên tự trang bị cho mình những kiến thức nền tảng liên quan tới quyền trẻ em, tâm lý trẻ em bên cạnh việc không ngừng rèn luyện những nguyên tắc khi làm việc với trẻ em như cách phỏng vấn, cách đưa tin về trẻ em, cách tiếp cận thông tin từ trẻ em, cách đưa hình ảnh về trẻ em… dựa trên nguyên tắc cơ bản là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tơn trọng tiếng nói và đảm bảo sự an tồn cho trẻ.

Các nhà báo khi viết về trẻ em cần có trách nhiệm đối với đối tượng trẻ em mà mình phản ánh. Nhà báo cần đảm bảo trẻ em có thể tiếp cận được bài viết về các em, có thể liên hệ với nhà báo một cách dễ dàng và cơng khai. Nhà báo cũng có thể là cầu nối để giúp trẻ em viết bài phản ánh về cuộc sống các em gửi tới tòa soạn và được phản hồi về kết quả nhằm khuyến khích sự tham gia của trẻ em trong hoạt động báo chí dành cho trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)