Tạp chí Gia đình và Trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 33 - 36)

Tạp chí Gia đình và Trẻ em mà tiền thân là tạp chí Vì trẻ thơ được thành lập vào tháng 4/1994 thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ấn phẩm xuất phát từ sáng kiến của báo Nhi đồng về cần thiết có một ấn phẩm dành cho đối tượng trẻ em, và nó ban đầu là một phụ trương của tờ Nhi đồng mà Tổng biên tập là nhà văn Trần Thị Vân Anh. Năm 1992, khi Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam được thành lập do TS.Trần Thị Thanh Thanh làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm, tạp chí Vì trẻ thơ đã được giao lại cho Ủy ban quản lý và do ơng Phùng Ngọc Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiêm tổng biên tập. Tạp chí Vì trẻ thơ đã là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, xuất bản mỗi tháng 1 số với 36 trang tập trung vào đối tượng là các bậc cha mẹ và những người yêu trẻ.

Đến năm 2002, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong lĩnh vực gia đình và trẻ em, tăng cường cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp cơ sở và để các chính sách liên quan tới gia đình và chính sách liên quan tới trẻ em gắn kết với nhau, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam đã ra Quyết định số 65/QĐ- BVQTE ngày 01/3/2002 về việc đổi tên tạp chí Vì trẻ thơ thành tạp chí Gia đình và Trẻ em. Như vậy tên gọi tạp chí “Vì trẻ thơ" từ số 5 (tháng 9.2002) có tên mới là tạp chí“Gia đình và Trẻ em". Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thành Phong đã từ báo Văn nghệ về nhận nhiệm vụ Phó Tổng biên tập tạp chí. Tháng 5/2002, tạp chí Gia đình và Trẻ em đã chính thức trở thành cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và xuất bản mỗi tháng 1 số 38 trang.

Năm 2008, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em bị giải thể theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ngày 8/8/2007, trong đó thuyên chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ có liên quan thực hiện. Ngày 10/4/2008, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ký quyết định số 520/QĐ-LĐTBXH về việc quy đình chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tạp chí Gia đình và Trẻ em.

Với vai trị là cơ quan ngơn luận của Bộ LĐTBXH, tạp chí Gia đình và Trẻ em có nhiệm vụ chính trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phổ biến các mơ hình điển hình, biểu dương người tốt, việc tốt; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền trẻ em, những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các lĩnh vực khác của Bộ LĐTBXH theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tạp chí cũng có nhiệm vụ trao đổi lý luận, nghiệp vụ; thông tin về kết quả nghiên cứu, kiến thức khoa học, kinh nghiệm, tư vấn về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đồng thời phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, các tổ chức có liên quan để xuất bản, phát hành các chuyên đề, ấn phẩm về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các chuyên đề, ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ LĐTBXH. Không chỉ liên quan tới hoạt động in ấn các sản phẩm báo chí phục vụ cho cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà tạp chícịn phải tổ chức các hoạt động dịch vụ, sự kiện truyền thông phù hợp với lĩnh vực chun mơn, các chương trình nhân đạo, từ thiện và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các lĩnh vực khác của Bộ LĐTBXH, ngành theo quy định của pháp luật.

Kể từ tháng 9/2007, tạp chí Gia đình và Trẻ em xuất bản bộ mới, ra hàng tuần vào thứ Năm, với nhiều cải tiến mạnh mẽ về nội dung và hình thức trình bày với tiêu chí “Thơng tin thiết thực, tin cậy, chu đáo của gia đình Việt”. Tạp chí gồm 56 trang định kỳ 4 số/tháng với xuất bản từ 7000 – 10.000 bản/số, trình bày đẹp, nội dung thông tin đa dạng, tin cậy, thiết thực cho nhu cầu tìm hiểu, thực hiện các kĩ năng tổ chức đời sống gia đình, ni dạy con cái bao gồm: hơn nhân gia đình, sức khoẻ, dân trí, tài chính, mua sắm,

đến đời sống gia đình; các thơng tin, tư vấn về kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em như: tâm sinh lí trẻ em, nghệ thuật làm cha mẹ, dinh dưỡng, giáo dục trẻ em… Bên cạnh đó tạp chí Gia đình và Trẻ em cũng đưa đến cho đọc giả nhiều thông tin hấp dẫn khác về vấn đề giải trí, văn hố, nghệ thuật, thể thao và thư giãn cuối tuần.

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC THI QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO IN

(Khảo sát trên báo Nhi đồng, tạp chí Gia đình và Trẻ em từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)