Vấn đề quyền trẻ em chưa được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 52 - 55)

c. Cảm xúc, suy nghĩ của trẻ em

2.1.2.2. Vấn đề quyền trẻ em chưa được thực hiện

Mặc dù thông tin mà báo Nhi đồng lựa chọn và đăng tải về cơ bản phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, tuy nhiên vẫn có những nội dung mà báo Nhi đồng đăng chưa thực sự phù hợp với các em học sinh đặc biệt là những trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Ở lứa tuổi tiểu học từ 6-12 tuổi, trẻ em có hành vi bắt chước kiểu “noi gương” phát triển mạnh, trẻ thích trải nghiệm trong cuộc sống do đó dễ có những thử nghiệm. Với các sản phẩm truyền thơng, báo chí ở lứa tuổi này cần chú ý đến khả năng từ bắt chước máy móc đến khả năng bắt chước hành vi của nhân vật. Sự thụ động trong tiếp cận và tiếp nhận các tác động của báo chí thể hiện rất rõ ở nhóm tuổi này bởi vậy việc lựa chọn những thông tin đăng trên báo rất cần phải quan tâm tới hậu quả khi trẻ tiếp nhận những thông tin chưa phù hợp dễ dẫn tới những biến đổi tâm lý chưa phù hợp với lứa tuổi. 3% tổng số bài viết của báo Nhi đồng được khảo sát có nội dung chưa phù hợp với lứa tuổi nhi đồng, điển hình như trong bài viết “Cơn bão hồng hơn đỏ” giới thiệu về nhóm nhạc Hàn Quốc đăng trên báo Nhi đồng số 53+54, tháng 7/2011, các nhân vật trong bài viết đều là những thanh niên có ngoại hình và phong cách mới mẻ, khác lạ, không phù hợp với số báo dành cho lứa tuổi nhi đồng, có thể chính hình tượng này tác động đến tâm lý thần tượng của các em khiến cho các em có những “bắt chước” theo phong cách ăn mặc giống như các ca sĩ Hàn Quốc. Vơ hình chung là tự tác động mang tính tiêu cực đối với sự hình thành tính cách của trẻ sau này.

Mặc dù báo Nhi đồng có quan tâm đến nguyên tắc không bị phân biệt đối xử với trẻ em khi phản ánh chân dung trẻ em trên các bài viết của báo nhưng thông qua khảo sát cho thấy tổng quát những bài viết về chân dung trẻ em lại chưa đảm bảo nguyên tắc này. Trong tổng số 40 bài viết về chân dung trẻ em thì chân dung trẻ em trai là 13 bài, chiếm 32% còn lại chân dung trẻ em gái xuất hiện là 27 bài chiếm 67%. Cũng trong 40 bài viết chân dung trẻ em thì có 29 bài tập trung nhiều đến những trẻ em học giỏi và công tác đội tốt, có những kỹ năng đặc biệt, chiếm 73% tổng số; chỉ có 7 bài viết đề cập tới đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó chiếm 17%; có 4 trẻ em dân tộc được đề cập tới trong tổng số 40 bài chiếm 10%. Như vậy có thể thấy có sự thiếu

cân bằng trong việc lựa chọn đối tượng để phản ánh trong mục chân dung của báo Nhi Đồng.

Lý giải về sự phản ánh thiếu cân bằng trong chân dung trẻ em được đăng trên báo Nhi đồng, nhà văn Thu Hằng – báo Nhi đồng chia sẻ: “Vì đặc thù tờ báo của chúng tơi là

đem những điều tốt đẹp đến cho mỗi tâm hồn trong trẻo hồn nhiên của các em nên chúng tơi ln đề cao tính nhân văn, tính thẩm mỹ. Nếu những em có hồn cảnh khó khăn ấy có điều gì đó đặc biệt làm lay động trái tim bạn đọc, thức tỉnh một gì đó cao cả, tốt đẹp… thì tất nhiên sẽ có mặt ở trên báo Nhi Đồng”.

Sự thiếu cân bằng về giới tính và dân tộc trong phản ánh chân dung trẻ em của báo Nhi đồng cịn được thể hiện trong các trang bìa của báo. Trong tổng số 94 tờ bìa của 94 số báo được khảo sát thì có tới 53 tờ bìa về chân dung trẻ em gái, chiếm 56%, có 24 tờ bìa về các hình vẽ hoạt hình, chiếm 26%, chỉ có 5 tờ bìa có hình trẻ em trai và 5 tờ bìa có hình cả trẻ em trai và trẻ em gái, chiếm 11%, cịn lại là 7 tờ bìa về các sự kiện, địa danh chiếm 7,4%. Như vậy có thể thấy sự nghiêng lệch trong việc lựa chọn đối tượng để đăng trên trang bìa của báo Nhi đồng.

Báo Nhi đồng chỉ đề cập tới vấn đề quyền tiếp cận thông tin của trẻ em thông qua những chuyên trang, chuyên mục cố định của báo mà chưa có những bài viết mang tính đột phá, đề cập tới vấn đề quyền trẻ em nhằm góp phần tuyên truyền tới cộng đồng thay đổi nhận thức về vấn đề đảm bảo quyền trẻ em. Báo có thể khơng cần tuyên truyền nguyên văn các điều khoản một cách khô cứng mà có thể xây dựng thành những bộ truyện tranh nhiều kỳ để tuyên truyền về Luật pháp và Công ước dành cho trẻ em với những câu chuyện, hình ảnh minh họa. Chỉ có một số bài viết của trẻ em trong chuyên mục “Phóng viên nhỏ”, “Câu chuyện của tơi” nhắc tới quyền trẻ em nhưng số này cũng rất ít, điển hình như bài viết “Con muốn” đăng trên báo Nhi đồng số 57+58, tháng 7/2011 viết về mong ước được yêu thương của em bé, đó chính là sự phản ánh quyền u thương, chăm sóc của trẻ đã khơng được thực hiện; hay đó là mong ước của cậu bé về quyền được lựa chọn mơn học hè u thích mà khơng bị bố mẹ sắp đặt trong bài viết “Được lựa chọn theo sở thích” hay sự tơn trọng của bố mẹ khi cho tác giả bài viết được đi dã ngoại đồi thông như trong bức tranh mà em vẽ về mong ước của mình trong bài

viết “Món quà đặc biệt”. Những mong ước của các em mà thực tế đó là những quyền mà các em đáng được hưởng và được người lớn tôn trọng, thực thi nhưng những vấn đề đó chỉ được thể hiện thơng qua bài viết của trẻ em, thể hiện sự vi phạm quyền trẻ em dưới con mắt của trẻ em và đó được xem là những hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Rõ ràng các nhà báo chưa phân biệt được quyền và nhu cầu của trẻ trong việc lựa chọn và phản ánh thông tin. Báo Nhi đồng rất cần tăng cường hơn nữa vai trò của đơn vị trong việc phổ biến và tuyên truyền về quyền trẻ em.

Mặc dù báo Nhi đồng trực thuộc Đồn TNCS Hồ Chí Minh, có nguồn ngân sách được cấp cho các hoạt động in ấn và phân phối 7 ẩn phẩm với khoảng 300.000 bản/tuần, tập trung chủ yếu tại các trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhưng trước sự cạnh tranh của thị trường đối với các loại hình báo khác, những tác động về hoạt động kinh tế trong số báo cũng đã ảnh hưởng tới việc thực thi quyền trẻ em. Trong q trình phân tích 109 số báo, mỗi tờ có 20 trang, trung bình mỗi tờ có khoảng 1,5 trang quảng cáo các sản phẩm như sữa, bánh kẹo, đồ chơi, trung tâm giáo dục ... hướng tới đối tượng khách hàng là bố mẹ nhưng lại sử dụng quảng cáo trên các trang báo dành cho trẻ em. Cá biệt, có những số báo có tới 5 trang dành cho quảng cáo như trong số báo Nhi đồng số 93, tháng 11/2011 hay số báo Nhi đồng số 104, tháng 12/2011 có 4 trang quảng cáo. Vấn đề sử dụng các trang quảng cáo trên sản phẩm báo chí dành cho trẻ em là khơng phù hợp, chưa đảm bảo được quyền tiếp cận thơng tin chính đáng của trẻ em. Mặt khác, những sản phẩm quảng cáo có tác động tới nhận thức và hành vi của trẻ em ở lứa tuổi này bởi đặc điểm tâm lý của các em ở độ tuổi này là “tị mị”, “bắt chước”, “thích khám phá” bởi vậy trẻ em có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ những sản phẩm quảng cáo một cách thụ động. Đây là sự chuyển tải thông tin không phù hợp với lứa tuổi trẻ em khi xét dưới góc độ quyền tiếp cận thơng tin của trẻ em.

Như vậy, qua khảo sát 109 số báo Nhi đồng đã có sự phân tích về những vấn đề liên quan tới quyền trẻ em mà báo đã thực hiện và chưa thực hiện được. Cần phải hiểu rõ vấn đề quyền trẻ em mới có thể xác định những vấn đề quyền trẻ em được thực hiện một cách gián tiếp thông qua nội dung và hình thức số báo để từ đó có hướng thúc đẩy việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)