Bên cạnh những đề tài đề cập tới những khía cạnh chung của cuộc sống tác động đến tồn bộ trẻ em nói chung thì báo chí tập trung nhiều trong việc tiếp cận các đề tài liên quan tới nhóm đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.
Theo Điều 40 của Luật BVCS&GD TE năm 2004 quy định:“Trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật”[13,tr.27]
Tất cả những nhóm đối tượng này đều được báo chí đề cập tới theo những cách tiếp cận khác nhau, điều đó tùy thuộc vào vấn đề mà nhà báo muốn đề cập, nhận thức và đạo đức của nhà báo khi phản ánh đối tượng trẻ em thuộc nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt bởi các em vốn là những trẻ chịu thiệt thòi trong cuộc sống bởi vậy cần nhìn nhận các em dưới góc độ quyền và phải mang tính khách quan.
Những trẻ có hồn cảnh khó khăn (trẻ em đường phố, trẻ mồ cơi, trẻ sống trong gia đình nghèo...); trẻ em bị tổn thương (bị bạo lực, bị xâm hại, bị bóc lột...); trẻ em vi phạm pháp luật (lừa đảo, cướp giật, hiếp dâm...)… đều là những nhân vật mà nhiều bài báo viết về đề tài liên quan tới trẻ em khai thác.
Các nhà báo thường nhìn nhận nhóm trẻ em này dưới 2 góc độ:
Góc độ 1: Tiếp cận với những trẻ em chưa được thụ hưởng theo đúng quyền trẻ
em bao gồm tất cả những quyền liên quan tới sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gian như trẻ bị bỏ rơi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bị bất bình đẳng vì giới tính... Những nhóm đối tượng này thường được các bài báo tiếp cận dưới góc độ là nạn nhân, là đối tượng bị xâm hại về thân thể và tinh thần và rất cần được cộng đồng xã hội bảo vệ, lên án và trừng trị những kẻ vi phạm quyền của trẻ em thông qua những sự việc, sự kiện cụ thể liên quan tới nhóm đối tượng trẻ em.
Góc độ 2: Một nhóm đối tượng khác nằm trong số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
mà báo chí tiếp cận là những trẻ em vi phạm pháp luật liên quan tới cướp, bạo lực, trộm cắp, hiếp dâm… Những nhóm đối tượng này thường được các bài báo tiếp cận dưới góc độ là những tội phạm, những hậu quả trực tiếp của việc thiếu sự giáo dục và quan tâm của gia đình và cộng đồng, kết quả của sự ảnh hưởng lối sống ăn chơi, trụy lạc, lười lao động…
Dù trẻ em được tiếp cận dưới góc độ nào cũng thường mang tính bị động, là đối tượng phản ánh của báo chí. Các em xuất hiện trên mặt báo đơi khi q nhiều bởi khơng ít các nhà báo khi phản ánh về trẻ em chưa thực sự quan tâm tới quyền được riêng tư, được bảo vệ của trẻ em trong hoạt động báo chí. Đơi khi trẻ em xuất hiện và được hỏi ý kiến nhưng những ý kiến đó có thể chưa phải do chính trẻ em đưa ra mà các em chỉ là “phát thanh viên của người lớn” để bài báo mang tính khách quan hơn nhưng nếu điều đó xảy ra thì thực sự những nhà báo đó đang vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng đặc biệt là những nhà báo đang đứng ra phản ánh sự việc dưới góc độ người đang đi bảo vệ quyền trẻ em mà lại vi phạm quyền trẻ em.
Có những nhà báo cho rằng phản ánh chân thật cuộc sống, bảo vệ nạn nhân là trẻ em, lên án các hành vi vi phạm quyền của trẻ em như những trẻ bị hiếp dâm, bị bạo hành nhưng thực tế khi khai tác quá sâu vào hình ảnh, cuộc sống của trẻ lại là sự vi phạm các quyền cơ bản của trẻ em như quyền bí mật riêng tư, danh dự của trẻ em mà các nhà báo khơng biết. Rõ ràng, trong q trình phản ánh đối tượng là trẻ em trên báo chí, tùy theo
nhận thức và đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo mà các bài viết có bảo vệ quyền của trẻ em được phản ánh trong bài báo đó hay khơng.