Vấn đề Quyền trẻ em chưa được thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 69 - 72)

b. Về ngôn ngữ

2.2.2.2. Vấn đề Quyền trẻ em chưa được thực hiện

Việc cắt bỏ hoàn toàn tờ “Của con” – phụ chương kèm theo số tạp chí kể từ tháng 9/2011 đã làm cho những bài viết dành cho trẻ em bị thu hẹp khi những nội dung dành riêng cho trẻ em của tờ phụ chương được đưa vào trong chuyên mục “Trong mắt con” của tạp chí.

Theo bà Nguyễn Thị Bạch Dương – Phó tổng biên tập tạp chí Gia đình và Trẻ em thì do điều kiện kinh tế tác động, ngoài ngân sách của Nhà nước cấp cho hoạt động của tạp chí thì tạp chí phải có những hoạt động khác để tăng nguồn thu. Do nguồn thu không đủ nên kể từ ngày 01/9/2011, số báo “Của con” đã khơng cịn được xuất bản riêng kèm theo tạp chí, những nội dung liên quan tới trẻ em được đăng tải trong các chuyên mục khác trong tạp chí. Chính điều này là thiệt thịi cho trẻ em. Có thể nói tờ “Của con” là tờ điển hình về loại báo chí trẻ em viết về trẻ em cho trẻ em đọc. Những bài viết trong tờ phụ trương này đều do trẻ em viết vì vậy hình thức và nội dung khá gần gũi với trẻ em, là tờ mà trẻ em thích đón đọc. Thế nhưng vì đây là tờ phụ trương đi kèm tạp chí, khơng bán vì vậy kinh phí khơng cho phép để tiếp tục duy trì mà phải tạm ngưng, điều này đã làm cho trẻ em thiệt thòi trong việc tiếp cận một số báo dành riêng cho các em. Khi phụ trương khơng cịn mà nó bị thu hẹp trong số tạp chí thì cũng khơng cịn sức hút đối với trẻ em và chuyên mục “Trong mắt con” của số tạp chí cũng khơng cịn có sức mạnh khi thể hiện tiếng nói của trẻ em.

Nhóm trẻ em là nhóm đối tượng được quyền tiếp nhận những thông tin phù hợp, được quyền bày tỏ ý kiến và được tôn trọng như Điều 20 của Luật BVCS&GD TE năm 2004, Điều 12, 13 trong CRC và Điều 32 của Luật BVCS&GD TE năm 2004, Điều 17

trong CRC cũng quy định trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với việc tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận những thơng tin phù hợp với các em. Vậy nhưng, vì chi phí in ấn sản phẩm gặp khó khăn mà tạp chí đã bỏ hồn tồn tờ “Của con” – một tờ phụ chương dành riêng cho trẻ em chỉ bởi trẻ em khơng phải là đối tượng có thể bỏ tiền để mua đã cho thấy tác động của nền kinh tế thì trường đang là thách thức lớn đối với những sản phẩm báo chí dành cho trẻ em.

Ngồi ra, lượng bài viết liên quan tới đối tượng trẻ em chỉ chiếm 30% tổng lượng bài viết, trong đó số đó cũng chỉ có 22% lượng bài viết là dành riêng cho trẻ em thông qua mục “Trong mắt con”, những nội dung khác đều hướng tới đối tượng người lớn, khơng có những câu chuyện cổ tích, những truyện tranh hài, tơ màu dành riêng cho các em như tờ “Của con”. Rõ ràng, những bài viết, những trang báo dành riêng cho trẻ em đã bị thu gọn lại cả về hình thức lẫn nội dung. Sự đồng nhất trong cùng số tạp chí, khơng có những nội dung dành riêng cho trẻ em, hình thức thể hiện mang tính khơ cứng. Chính điều này đã làm cho trẻ khơng cịn hứng thú đến nội dung tạp chí và như vậy tạp chí cũng chỉ làm được vai trị tun truyền của mình chứ chưa thật sự gần gũi với trẻ em, chưa thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin phù hợp và quyền tham gia của trẻ em.

Hầu hết các bài viết liên quan tới đối tượng trẻ em của tạp chí thì chỉ có một số bức ảnh về trẻ em nhưng không phải chân dung về tấm gương trẻ em học tốt, chăm ngoan mà là hình ảnh trẻ em xen lẫn trong sự kiện được phản ánh trong bài viết. Mặt khác, 90% bài viết trong tạp chí đều hướng tới nhóm đối tượng người lớn trong cách giáo dục trẻ em hoặc ngay cả tờ “Của con” cũng không hẳn cho mọi đối tượng trẻ em mà dường như tập trung vào đối tượng trẻ em thành phố, trẻ em sống trong những gia đình có điều kiện (chiếm 98% kỹ năng sống trang bị dành cho trẻ em thành phố). Do đó, ngay cả đối tượng trẻ em được phản ánh trong tạp chí và đối tượng trẻ em được tiếp cận với những số tạp chí này cũng có sự mất cân xứng.

Bên cạnh đó, trong tổng số 53 số tạp chí được khảo sát, có 112 trang quảng cáo với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đây là hình thức hoạt động kinh tế của báo chí để tăng nguồn thu hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng các quảng cáo đơi khi cịn mang tính kinh

trọng thì sẽ có tác động khơng tốt đối với trẻ em khi tiếp cận thông tin quảng cáo không phù hợp.

Mặc dù là tạp chí tập trung vào đối tượng phục vụ là cha mẹ và những người làm cơng tác trẻ em nhưng tạp chí lại thiếu đi những bài viết mang tính chuyên sâu, tính lý luận, chính điều này khiến cho tạp chí chưa phát huy hết vai trò là đầu mối cung cấp thông tin cơ bản, sâu sắc về cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em khiến cho những người làm công tác trẻ em của cơ quan Nhà nước chưa nhìn nhận được vai trị “khơng thể thiếu” của tạp chí trong hướng dẫn cán bộ ngành xã hội trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Mặt khác tạp chí cũng tập trung chủ yếu về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung mà chưa đi sâu vào vấn đề quyền trẻ em do đó những vấn đề quyền trẻ em ở các góc cạnh gắn liền với cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa được thể hiện rõ mà mới dừng ở sự chung chung, độc giả chỉ hiểu vấn đề ở tầm rộng là công tác trẻ em chứ chưa thực sự hiểu rõ những nội dung nào liên quan tới quyền nào của trẻ em đang thực sự được phản ánh trong bài viết trên tạp chí.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỰC THI QUYỀN TRẺ EM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY

Kể từ sau khi Việt Nam phê chuẩn CRC năm 1990, các cơ quan báo chí cũng đã biết truyền thông về quyền trẻ em trên báo và bước đầu có những biến đổi trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)