c. Cảm xúc, suy nghĩ của trẻ em
2.1.1.2. Phân tích hình thức a Hình ảnh, thiết kế bài báo
a. Hình ảnh, thiết kế bài báo
Báo Nhi đồng là số báo dành cho đối tượng chính là trẻ em vì vậy báo Nhi đồng đã rất chú trọng tới hình thức của số báo. Tất cả các số báo của Nhi đồng đều được in với giấy màu đẹp, hình ảnh minh họa rất sinh động bao gồm cả hình ảnh và hình vẽ hoạt hình nên đã gây được ấn tượng rất tốt và thu hút sự yêu thích của các độc giả nhỏ tuổi.
Đặc biệt, tới 97% các bài viết đều có các hình ảnh minh họa, đó có thể là hình ảnh chân thực chụp từ thực tiễn cuộc sống trong các chuyên mục “Trường lớp chúng mình”, “Chân dung”, “Điểm sáng”, “Phóng sự ảnh”, “Thiên nhiên kỳ thú”, “Kính vạn hoa”, “Thế giới đó đây”... hay hình ảnh hoạt hình được các họa sĩ vẽ để minh họa cho bài viết thêm sinh động trong các chuyên mục “Phóng viên nhỏ”, “Những cây bút nhỏ”, “Hành trang”, “Kỹ năng sống”...
Rõ ràng việc sử dụng các hình ảnh minh họa cho bài viết đã làm tăng tính sinh động, giảm sự nhàm chán từ câu chữ để cho bài báo được tiếp nhận một cách dễ dàng đặc biệt là đối với các em học sinh đang trong lứa tuổi trí tưởng tượng và ấn tượng màu sắc đang phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, báo Nhi đồng cũng đã rất sáng tạo trong việc sử dụng những câu chuyện dài kỳ, những mẩu truyện tranh với đầy đủ hình ảnh để chuyển tải các thơng tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ khiến cho học sinh làm theo như truyện tranh hướng dẫn cách sử dụng xà phòng đăng trên báo Nhi đồng số 3, tháng 1/2012; truyện tranh về giáo dục việc rửa tay đúng, sạch trước khi ăn đăng trên báo Nhi đồng số 52, tháng 12/011; truyện tranh về giáo dục cách mượn đồ thế nào cho đúng đăng trên báo Nhi đồng số 100, tháng 12/2011...
Đặc biệt, những hình ảnh làm trang bìa được in bằng loại giấy bóng, màu sắc đẹp, gây ấn tượng đối với thị giác và phù hợp với phong cách trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng
b. Ngơn ngữ
Nhóm đối tượng mà báo Nhi đồng hướng tới chính là các em học sinh vì vậy ngôn ngữ sử dụng trong các bài viết đều rất thân thiện, gần gũi với trẻ em.
Báo in là thể loại báo chí có ưu điểm là sử dụng ngôn ngữ để tạo được sự tiếp nhận thông tin một cách chủ động và hiệu quả. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ em thì khơng thể sử dụng từ ngữ mang tính hàn lâm, tính phức tạp mà cần sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo, đơn giản dễ hiểu và báo Nhi đồng đã rất thành công trong việc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với trẻ em tùy thuộc vào từng thể loại bài viết.
Những bài viết phản ánh về cuộc sống xung quanh các em, về trường lớp, tấm gương các bạn học sinh giỏi, các bạn nhỏ có hồn cảnh thiệt thịi vượt khó vươn lên được xây dựng thông qua những từ ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng đầy sự cảm phục, sự chia sẻ của chính những người viết bài như sự cảm thông đối với em bé gái mới học lớp 5 ở Quảng Nam mẹ mất, bố và anh phải đi làm xa, em ở nhà phải tự chăm sóc bản thân và cho cả 3 em nhỏ đăng trên báo Nhi đồng số 99, tháng 12/2011 hay môi trường xanh sạch đẹp của trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương – Hồng Bàng – Hải Phòng đăng trên báo Nhi đồng số 101, tháng 12/2011
Những bài viết giới thiệu về các tập thể, ngôi trường điểm sáng về học tập, hoạt động ngoại khóa lại được thể hiện với ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng bài viết về trường Tiểu học Cát Linh – Hà Nội đã có những thay đổi tích cực trong việc sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học đăng trên báo Nhi đồng số 85, tháng 10/2011; gương sáng của trường Tiểu học Thành Công B – Hà Nội đã tổ chức chương trình hội chợ từ thiệu “Nối vịng tay u thương” bán hàng thu tiền để tặng bạn nghèo ở Hà Giang đăng trên báo Nhi đồng số 18, tháng 3/2012...
Những bài viết về giáo dục kỹ năng sống, hành trang vào đời dành cho các em thiếu nhi lại được thể hiện qua ngôn ngữ giàu cảm xúc, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc như câu chuyện về cô bé cho rằng người ông của mình thật lạc hậu khi chỉ đọc những cuốn sách ố vàng trong khi thời đại hiện nay chỉ cần sử dụng internet là biết hết mọi điềuvà sự ngỡ ngàng của cơ bé khi biết ơng nội mình chính là người lưu giữ giá trị văn hóa truyền thơng
của dân dộc để có cái mà tra trên internet đăng trong bài viết “Những cuốn sách ố vàng” trên báo Nhi đồng số 46+47, tháng 6/2011.
Ngôn ngữ trong các bài viết do chính trẻ em viết mang tính chân thật, gần gũi và thân thiện như bài “Thơ tặng em” viết về những cảm xúc yêu thương của một cậu bé đối với đứa em bé nhỏ của mình ngay từ khi em bé chưa sinh ra như trong báo Nhi đồng số 61+62, tháng 8/2011; sự thất vọng của cô bé khi bị cô bán muối lừa trong khi cơ bé nghĩ rằng mình đang làm điều tốt đăng trên báo Nhi đồng số 88, tháng 11/2011; niềm tự hào của bạn nhỏ khi giới thiệu về làng Hương Canh (Vĩnh Phúc) làm nghề gốm truyền thống đăng trên báo Nhi đồng số 100, tháng 12/2011.
Ngôn ngữ trong các bài phỏng vấn trẻ em, trong các chuyên mục hỏi đáp lại mang sự ngây thơ, trong sáng, chân thành như câu hỏi về nước biển, về lồi hoa có ăn được khơng trong mục Phỏng vấn trực tuyến Giáo sư Biết Tuốt đăng trên báo Nhi đồng số 83, tháng 10/2011 hay suy nghĩ của các em kho báu quý giá nhất đối với các em là gì đăng trên báo Nhi đồng số 24, tháng 3/2012; điều gì mà các em thấy đáng xấu hổ nhất đăng trên báo Nhi đồng số 28, tháng 4/2012...
Còn trong các bài viết giới thiệu về thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ thể hiện lại mang tính ấn tượng, khơi gợi sự tị mị, bất ngờ trong mỗi câu chuyện... như bài viết về tình mẫu tử của động vật đăng trên báo Nhi đồng số 103, tháng 12/2011; chiếc lá khổng lồ ở nước Anh đăng trên báo Nhi đồng số 12, tháng 2/2012; sư tử biển biết viết chữ hay những loài thú đẻ trứng đăng trên báo Nhi đồng số 19, tháng 3/2012; cây uốn cong trong rừng ở Ba Lan đăng trên báo Nhi đồng số 23, tháng 3/2012...
Mỗi thể loại báo chí có những ngơn ngữ đặc trưng, phù hợp với nhóm độc giả mục tiêu của báo đó bởi vậy việc lựa chọn ngơn ngữ báo chí cho phù hợp với đối tượng trẻ em của báo Nhi đồng đã góp phần làm cho số báo gần gũi, thân thiết với các em học sinh hơn.