Trên tạp chí Gia đình và Trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 65 - 69)

b. Về ngôn ngữ

2.2.2. Trên tạp chí Gia đình và Trẻ em

2.2.2.1. Vấn đề quyền trẻ em đã được thực hiện

Nếu như báo Nhi đồng thuộc loại báo chí về trẻ em do người lớn viết cho trẻ em đọc thì tạp chí Gia đình và Trẻ em lại là tạp chí duy nhất ở Việt Nam thuộc loại báo chí người lớn viết về trẻ em cho người lớn đọc. Với chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng trong quyết định thành lập tạp chí Gia đình và Trẻ em, đối tượng hướng tới của tạp chí khơng chỉ là trẻ em mà tập trung vào đối tượng làm việc liên quan tới trẻ em và cũng nhấn mạnh vào vai trò là cơ quan tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan tới trẻ em và những hoạt động, chương trình quốc gia vì trẻ em do Chính phủ, Bộ LĐTBXH phát động.

Trong Điều 35 trong Luật BVCS&GD TE năm 2004 quy định trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền: “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Giới thiệu mơ hình, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm”, tạp chí Gia đình và Trẻ em đã thực hiện rất tốt nội dung này.

Những thơng tin về chính sách của Chính phủ, Nhà nước, Bộ LĐTBXH dành cho các nhóm đối tượng trẻ em đều được tạp chí phản ánh kịp thời và đầy đủ thông qua các chuyên mục “Thơng tin tun truyền” hoặc “Chính sách của Bộ LĐTBXH” như thông

tin về kết quả thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/2/2006 về “Tăng cường công tác y tế trong các trường học” được phản ánh trong bài “Y tế học đường: chủ động phòng bệnh” của tác giả Thi Ân đăng trên tạp chí số 49, tháng 12/2011; hay những thông tin về việc Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2012 được đăng trên tạp chí số 22, tháng 5/2012... Việc thơng tin kịp thời, đầy đủ những chính sách, chủ trương, kế hoạch hành động liên quan tới đối tượng trẻ em sẽ giúp cho những người làm công tác trẻ em nắm được thơng tin đầy đủ, chính xác từ đó có những kế hoạch hoạt động để đảm bảo việc hưởng ứng các chương trình hành động, việc thực thi các chính sách, chủ trương của Bộ LĐTBXH, Chính phủ đối với trẻ em đạt kết quả cao, góp phần thực hiện quyền trẻ em tại cộng đồng hiệu quả.

Bên cạnh việc phản ánh kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, tạp chí cịn thực hiện tốt quyền trẻ em thơng qua việc phản ánh những mơ hình, điển hình tiên tiến trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ em. Những mơ hình mới này rất có ý nghĩa để hỗ trợ cho các địa phương xây dựng mơ hình tiên tiến, điển hình đóng góp vào hiệu quả của cộng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp cơ sở. Thông qua những bài viết trong chuyên mục “Giáo dục” vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục bằng bản đồ tư duy cho trẻ tại trường học được tác giả đề cập trong bài viết “Đổi mới phương pháp dạy – học ở trường THCS Phan Chu Trinh – Đà Lạt” đăng trên tạp chí số 18, tháng 5/2012 hay vấn đề xây dựng mơi trường sống an tồn cho trẻ như bài viết của tác giả Thảo Vân trong “Giáo dục cho trẻ khuyết tật” đăng trên tạp chí số 8, tháng 2/2012 đề cập tới những khó khăn của trường học khi tiếp nhận trẻ bị khuyết tật trí tuệ (trẻ bị tử kỷ, tăng động...) hay bài “Tưới nước trồng rau: Bài học ngoài trang sách” của tác giả Thu Hà đăng trên tạp chí số 14, tháng 4/2012 đề cập tới cách thức giáo dục ngồi khơng gian mở để trẻ có những trải nghiệm thực tế từ công việc nhà nông vừa tạo cho các em niềm vui vừa giúp các em hiểu đầy đủ và đúng về cơng việc nhà nơng từ đó các em sẽ biết trân trọng những giá trị sản phẩm mà người nông dân vất vả mới làm ra...

Ngồi ra, thơng qua các bài phóng sự ảnh, chân dung của các bạn học sinh cũng được thể hiện chân thực, gần gũi như phóng sự ảnh“Những gương mặt xuất sắc trường

Không chỉ vậy, trong một số tờ “Của con” được khảo sát thì bài viết chân dung các em học sinh tiêu biểu, chăm ngoan cũng được phản ánh. Ở đây, chân dung trẻ em được phản ánh một cách chân thực với hình ảnh minh họa cụ thể đã tạo sự thuyết phục, ấn tượng đối với người đọc. Chính những chân dung các em học sinh được phản ánh chân thực với nhiều thành tích nổi bật đã trở thành tấm gương cổ vũ cho các bạn nhỏ noi theo như chân dung bạn Bùi Thị Ngọc Lan lớp 5 trường Tiểu học thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều thành tích trong học tập và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được phản ánh trong bài viết “Bùi Thị Ngọc Lan – Bông hoa ngát hương giữa núi rừng” của tác giả Thảo Vân đăng trên tờ “Của con” số 22, tháng 6/2011.

Trẻ em không chỉ là đối tượng phản ánh của tạp chí mà trẻ em cịn được thể hiện quyền tham gia của mình trên một số chuyên mục của tạp chí. Điều này được thể hiện rõ trong tờ nội dung tờ “Của con” và chuyên mục “Trong mắt con” của tạp chí. Trẻ em khi đọc những nội dung này (dành riêng cho đối tượng trẻ em) có thể tiếp cận được nhiều thơng tin bổ ích mà các em quan tâm như nguồn gốc lễ hội Carnaval đầy màu sắc hay những kỹ năng giúp các em nhỏ sửa được tật nói ngọng của mình qua những hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu mà tác giả đề cập trong bài viết “Nói ngọng, chúng mình hãy quyết tâm sửa” đăng trên tờ “Của con” số 22, tháng 6/2011.

Bên cạnh đó, các em cũng được bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm cá nhân về người thân, bạn bè, cuộc sống xung quanh qua các bài viết, trang thơ do chính các em viết đăng trên chuyên mục “Trong mắt con” dành riêng cho các em. Đó có thể mong ước giản dị của đứa trẻ về một mái ấm gia đình bố mẹ khơng giận nhau qua bài viết “Nhật ký ngày có bão” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương đăng trên tạp chí số 18, tháng 5/2012 hay bài viết về quê hương yêu dấu nơi em và gia đình sinh sống với tiêu đề “Cao Bằng quê em” của tác giả Dương Huyền Trang – Lớp 5B trường Tiểu học Hợp Giang, thị xã Cao Bằng đăng trên tạp chí số 6, tháng 2/2012.

Thông qua những bài viết do chính trẻ em sáng tác, khi được đăng, tạp chí Gia đình và Trẻ em khơng chỉ thực hiện quyền trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi mà còn thực hiện được cả quyền tham gia của trẻ em trong sáng tạo các tác phẩm báo chí, quyền được lắng nghe tiếng nói, ý kiến của trẻ em một cách trân trọng. Quyền này

đã được quy định tại Điều 20 của Luật BVCS&GD TE năm 2004: “Trẻ em được tham

gia các hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình” và Điều 13 trong

Cơng ước Quốc tế của LHQ về Quyền trẻ em: “Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến;

quyền này phải bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn”.

Điều 32 của Luật BVCS&GD TE năm 2004 quy định Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội “Gia đình, Nhà nước

và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em”. Thực hiện nội dung này liên quan tới quyền

trẻ em, tạp chí Gia đình và Trẻ em khơng những có những bài viết giúp trẻ tiếp cận những thông tin phù hợp, phát triển tư duy sáng tạo mà còn hướng tới các bậc phụ huynh, trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giáo dục cho con họ, vừa đảm bảo quyền phát triển của trẻ, vừa đảm bảo việc thực thi quyền trẻ em được thực hiện một cách chủ động ngay tại gia đình thơng qua các bài viết trong chun mục “Kỹ năng sống”. 100% bài viết về kỹ năng sống là thiết thực và gần gũi đối với phụ huynh và trẻ em như bài viết gợi ý cho trẻ em học năng khiếu ở các độ tuổi dành cho cha mẹ đề cập trong bài viết “Cho con học năng khiếu hè: Đừng để trẻ thêm gánh nặng” của tác giả Thảo Vân đăng trên tạp chí số 22, tháng 5/2012 hay xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ như bài viết “Học qua những trang sách” đăng trên tạp chí số 11, tháng 2/2012 đề cập tới lợi ích của việc cho trẻ đọc sách sớm.

Ngồi ra, tạp chí cũng rất có ý thức trong việc giới thiệu đường dây tư vấn miễn phí dành cho đối tượng trẻ em ở những vị trí quan trọng trong tạp chí (trang 2 hoặc trang cuối), điều này giúp ích rất nhiều cho việc các bậc phụ huynh và trẻ em có thể tìm được địa chỉ tin cậy để chia sẻ những thắc mắc, những băn khoăn về biến đổi tâm sinh lý của trẻ em trong từng giai đoạn và trước những biến động trong cuộc sống của các em.

Theo TS. Hồ Bất Khuyất – Phụ trách nội dung tạp chí Gia đình và Trẻ em thì tạp chí cũng rất coi trọng việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong sáng tạo các tác phẩm báo chí. Tạp chí đã xây dựng được hệ thống cộng tác viên trẻ em tại các trường học và các trung tâm bảo trợ xã hội ở nhiều vùng miền trong cả nước. Chính các cộng tác viên nhỏ tuổi sẽ trở thành nguồn tin dồi dào cho các chuyên mục dành riêng cho đối tượng trẻ em và nhờ cách viết chân thật của trẻ em sẽ giúp cho những bài viết đó gần gũi với độc giả trẻ em một cách tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)