Nội dung thông tin phù hợp và đa dạng hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 75 - 79)

b. Về ngôn ngữ

3.1.2.1. Nội dung thông tin phù hợp và đa dạng hơn

Theo Điều 13 của CRC quy định: “Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này

phải bao gồm sự dự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn”. Như

vậy, để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của trẻ em phù hợp với sự phát triển về tâm lý, lứa tuổi của các em thì các đơn vị báo chí rất cần quan tâm tới việc lựa chọn những nội dung phản ánh trên các số báo mà cụ thể của luận văn này là báo in.

Đối với những số báo in hướng tới đối tượng độc giả là trẻ em thì những thơng tin đưa ra phải phản ánh những sự kiện, hiện tượng gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ em, những thông tin mà trẻ em quan tâm trong từng thời điểm cụ thể ví dụ như những địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí dành cho trẻ em trong các dịp lễ, Tết thiếu nhi, Trung thu... để các em có thể nắm thơng tin cần thiết xây dựng kế hoạch vui chơi hay gợi ý cha mẹ đưa các em đến các địa điểm vui chơi mà các em thích; trẻ em ở mỗi lứa tuổi có những biến đổi về tâm sinh lý khác nhau, do đó các báo có thể có những chuyên mục gỡ rối dành riêng cho từng lứa tuổi thông qua mục hỏi đáp dành cho trẻ em với các cô, chú là công an, bác sĩ, cán bộ xã hội… hoặc những chuyên mục dành riêng cho từng chủ đề mà trẻ em quan tâm ví dụ như tuổi dậy thì, tuổi thiếu niên; chuyện mục dành riêng cho các bạn gái và các bạn trai để các em có thể chia sẻ những thắc mắc về biến đổi cơ thể một cách chân thành. Chính điều này cũng giúp cho các em khác giới

hiểu được về cơ thể của các bạn khác, đó chính là một cách giáo dục sức khỏe sinh sản rất tự nhiên và giúp các em tiếp xúc những thơng tin đó một cách gần gũi, khơng e ngại và đúng đắn, chính xác.

Ngồi ra, các số báo viết cho trẻ em cũng cần có chuyên mục về học tập như trao đổi kinh nghiệm học tập, giáo dục kỹ năng sống thông qua các câu chuyện kể, truyện tranh như vậy vừa thu hút sự chú ý của các em vừa có tính giáo dục cao.

Khi được hỏi ý kiến của em về số báo dành cho trẻ em nên có nội dung và hình thức thế nào cho phù hợp với lứa tuổi trẻ em, em Nguyễn Kim Ánh lớp 9A trường THCS Lê Ngọc Hân chia sẻ: “Theo em, báo dành cho trẻ em hiện nay cần có thêm những nội dung phù hợp với lứa tuổi; cần có thêm những chuyên mục dành cho tuổi teen và tổ chức để trẻ em được trả lời các câu hỏi. Về hình thức thì hình ảnh phong phú, sinh động; lời lẽ tự nhiên, trong sáng; đúng mạnh cảm nghĩ của trẻ em”.

Hiện nay, nhiều số báo dành cho thiếu nhi chưa có nghiên cứu rõ ràng về độ tuổi độc giả nhí hay nói cách khác là việc nghiên cứu đối tượng cộng chúng trẻ em chưa thực sự được các đơn vị báo chí viết về trẻ em quan tâm. Tâm lý lứa tuổi của các em theo từng giai đoạn rất khác nhau bởi vậy việc các đơn vị báo chí phục vụ đối tượng trẻ em có những điều tra, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, nhu cầu thông tin để sát với đặc trưng riêng của từng nhóm đối tượng là rất cần thiết để xây dựng các chuyên trang, chuyên mục hay các số báo phục vụ riêng nhóm đối tượng đó. Có như vậy thì những nội dung đăng tải mới phù hợp, sát thực với tâm lý lứa tuổi trẻ em và sẽ giúp cho trẻ em nhận thức được việc đọc báo dành cho các em là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần chỉ là một hình thức giải trí.

Em Tơ Phương Anh, 15 tuổi ở Hà Nội đã từng tham gia chương trình “Hỗ trợ tài năng trẻ” phát triển tài năng làm phim và tham gia xây dựng phim tài liệu trình chiếu tại rạp Cinematheque, tham gia viết bài cho mục “Trang viết tuổi hồng” của báo Thiếu niên Tiền phong chia sẻ: “Em nhận thấy một số số báo hiện nay dành cho đối tượng trẻ em

thường tập trung hướng tới lứa tuổi tiểu học. Khi còn là học sinh tiểu học, em cũng từng đọc song lên đến trung học, nhu cầu thông tin nhiều hơn, yêu cầu những bài viết trên

dành cho trẻ em, em sẽ tăng thêm những mục thông tin như du học, học bổng, chương trình tiếng Anh, giới thiệu về các trường học… Trong khi đó, các tiểu mục thiếu nhi thì khơng dài liên miên mà ít nhưng chất lượng, một vài truyện tranh, tô màu, ô chữ, mê cung nhỏ…”. Rõ ràng, việc tìm hiểu nhu cầu thơng tin của trẻ em là rất cần thiết để các

báo thiết kế nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng trẻ em. Báo chí có vai trị rất quan trọng trong định hướng dư luận xã hội, đặc biệt những số báo hướng tới độc giả trẻ em là những đối tượng rất dễ “bắt chước, noi theo” do đó những thơng tin mà báo chí đưa cần góp phần hình thành nhân cách, lối sống, suy nghĩ tích cực cho trẻ em. Những bài viết về điển hình, chân dung trẻ em cần được học tập nên có những chỉ dẫn cụ thể để trẻ em có thể noi theo, tuy nhiên phải đặt dưới sự chọn lọc nghiêm túc chi tiết, thông tin đưa ra bởi nếu khơng chính xác thì khiến cho trẻ bắt chước một cách vơ thức và có thể gây những hậu quả xấu. Tùy vào nhóm đối tượng trẻ em và mục tiêu của số báo, các báo có thể bổ sung thêm các nội dung hướng dẫn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp học hay, hiệu quả hay các thông tin về học bổng, cách làm bài thi, cách giải quyết các vấn đề học đường, xây dựng tinh thần đồn kết bạn bè, thầy cơ trong trường.

Báo chí dành cho đối tượng trẻ em cũng rất cần góp phần tuyên truyền các văn bản, chính sách dành cho đối tượng trẻ em đang được thực thi hiện nay. Tất nhiên đối với trẻ em không thể tuyên truyền một cách ngun văn, khơ cứng mà cần có sự biến chuyển mềm mại thông qua các câu chuyện kể, các mẩu truyện tranh hay các câu văn vè, thơ... để giúp trẻ em hiểu biết về quyền của bản thân từ đó có những cách ứng xử phù hợp đặc biệt đối với những hiện tượng các bạn nhỏ ở xung quanh đang bị người lớn xâm phạm quyền trẻ em.

Một nội dung mà các báo viết cho trẻ em tham khảo chính là xây dựng một góc thơng tin để thỏa mãn nhu cầu mua bán, trao đổi đồ dùng học tập, sách báo, truyện, đồ lưu niệm… của trẻ em thơng qua hình thức đăng thơng tin trên báo. Với nội dung này số báo sẽ có đặc trưng rất riêng so với các số báo khác.

Đặc biệt, để các nội dung của số báo gần gũi, gắn bó hơn với trẻ em, các cơ quan báo chí rất cần sự tiếp nhận thơng tin phản hồi ý kiến của các em thiếu nhi bằng nhiều

hình thức khác nhau như qua thư, email, điện thoại, facebook…để từ đó có những thay đổi cần thiết về nội dung phản ánh và cả hình thức thể hiện cho phù hợp với tâm lý của từng nhóm đối tượng trẻ em như em Nguyễn Tuấn Nghĩa, học sinh lớp 8H trường THCS Lê Ngọc Hân đưa ra ý kiến:“Số báo dành cho trẻ em cần in đầy đủ địa chỉ, số điện thoại

các trung tâm, tổ chức bảo vệ quyền trẻ em để các em có thể được tư vấn đầy đủ về quyền và cách thực hiện quyền của mình”.

Đối với số báo hướng tới đối tượng người lớn làm cơng tác trẻ em thì những nội dung bài viết đề cập tới tầm quan trọng của ý thức và trách nhiệm những người làm công tác trẻ em trong việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em hưởng quyền của mình.

Những số báo này cũng phải quan tâm tới những chuyên trang, chuyên mục phù hợp với tâm lý và nhu cầu thông tin của trẻ. Những nội dung đó cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và cả hình thức thể hiện phù hợp với trẻ em. Bên cạnh đó, những đơn vị báo này cần phải quan tâm tới việc khuyến cáo những bài viết trong cùng số báo đó trẻ em ở độ tuổi nào nên đọc theo như Điều 29 trong Luật BVCS&GD TE năm 2004 đã quy định trách nhiệm đảm bảo các điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch cho trẻ em “Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh,

truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung khơng phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng”. Điều 17 của CRC

yêu cầu các quốc gia thành viên “Khuyến khích phát triển những đường lối chỉ đạo thích

hợp cho việc bảo vệ trẻ em chống lại những thơng tin và tư liệu có hại cho lợi ích của trẻ em”. Các em phải được bảo vệ không chỉ từ những tác động hay ảnh hưởng xấu, độc hại

từ báo chí mà cịn khơng bị lợi dụng, bóc lột qua báo chí. Trẻ em rất dễ bắt chước đặc biệt trẻ ở lứa tuổi vị thành niên đang có tâm lý muốn khẳng định bản thân vì vậy khi các em đọc những số báo mang tính chất phản ánh các tệ nạn xã hội hiện nay được mô tả một cách chi tiết, cụ thể để hấp dẫn độc giả vơ tình đã khiến cho các em dễ bị ảnh hưởng về tinh thần, hình thành những suy nghĩ tiêu cực và có thể dẫn tới những hành động vi phạm pháp luật.

chức diễn đàn trao đổi thông tin về quyền trẻ em trên báo để cung cấp cho xã hội những thông tin về quyền và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em.

Các đơn vị báo chí liên quan tới trẻ em cũng cần khai thác những chủ đề mà có ảnh hưởng tới cuộc sống mà các em đang gặp hiện nay như áp lực học tập, phân biệt đối xử, sao nhãng trẻ em… Khơng chỉ phản ánh mà các báo nên có sự đề cập sâu tới những nỗ lực, thành công của trẻ em khi xử lý các vấn đề đó. Có thể sử dụng những câu chuyện minh họa về quyền trẻ em bị vi phạm và đưa ra lời bình hoặc câu hỏi đối với độc giả thông qua phần gợi ý nội dung trả lời trong các điều khoản của Công ước và Luật BVCS&GD TE từ đó sẽ khuyến khích độc giả tìm hiểu văn bản pháp luật một cách chủ động và hiệu quả hơn. Hoặc cũng có thể xây dựng chuyên mục về quyền và nghĩa vụ của trẻ em, có ví dụ minh họa và hướng dẫn thực hành để các em tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)