Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 89 - 98)

b. Về ngôn ngữ

3.3.2. Chính sách của Nhà nước

Nhà nước cần ban hành và phổ biến các tài liệu liên quan tới quyền trẻ em như Luật BVCS& GD TE, CRC, tài liệu tham khảo “Quyền trẻ em trong pháp luật Việt

Nam”… trong các đơn vị báo chí. Đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho các nhà báo và các đơn vị báo chí viết về trẻ em trong q trình tác nghiệp.

Hiện nay, ngay trong Luật Báo chí bổ sung, sửa đổi năm 1999 cũng chưa có điều khoản nào quy định trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc đảm bảo thực thi quyền trẻ em. Và trong nhiều văn bản liên quan tới trẻ em cũng chưa có những điều khoản nào quy định cụ thể về quyền được bảo vệ quyền trẻ em, trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong đảm bảo quyền trẻ em. Duy chỉ tại văn bản Luật BVCS&GD TE năm 2004, Điều 29 có quy định về trách nhiệm của các đơn vị sản xuất thông tin khuyến cáo về những nội dung không phù hợp với trẻ em “Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình,

nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung khơng phù hợp với trẻ em thì phải thơng báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào khơng được sử dụng”. Tuy nhiên chưa có chế tài xử

lý rõ ràng đối với những trường hợp vi phạm quyền tiếp cận thông tin của trẻ em nên hiện nay rất nhiều ấn phẩm xuất bản không phù hợp với đối tượng trẻ em vẫn phát hành mà khơng có sự khuyến cáo nào.

Hoặc như trong Điều 3 của CRC quy định: “Trong mọi hoạt động liên quan tới

trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi Tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”, điều đó có nghĩa là bất cứ đơn vị báo chí

nào khi đăng bài viết liên quan tới trẻ em hay bất kỳ nhà báo nào khi viết về trẻ em cũng đều cần phải đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu, cần xem xét những vấn đề đó có phải vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em hay không.

Điều 16 của CRC nêu rõ: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay

bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự cơng kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em; trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay cơng kích như vậy”. Điều này cần

các đơn vị báo chí và nhà báo viết về trẻ em hiểu và cũng rất cần có những quy định chặt chẽ để xử phạt các đơn vị báo chí, nhà báo vi phạm quyền riêng tư của trẻ em.

Để hạn chế những vi phạm này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các tổ chức làm việc về trẻ em như Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền… tổ chức những hội thảo, tập huấn chuyên đề nhằm trao đổi những vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới quyền trẻ em mà các báo đang gặp phải hiện nay. TS.Trần Thị Thanh Thanh – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã nói: “Cơng tác

truyền thơng phải là cơng tác tiên phong thì những chủ trương, chính sách của Nhà nước mới đạt kết quả và thành cơng. Báo chí vì trẻ em khơng chỉ nên lên vấn đề bức xúc trong xã hội mà còn phải tác động tới những người làm ra chính sách, những lãnh đạo của cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giúp họ hiểu được ý nghĩa của vấn đề trẻ em để từ đó đưa ra những chính sách kịp thời và phù hợp với trẻ em”.

Với vai trị quan trọng của báo chí truyền thơng trong thúc đẩy thực thi quyền trẻ em trên báo chí, trong các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động báo chí cần có thêm điều khoản liên quan tới quy định trách nhiệm thực thi quyền trẻ em của các đơn vị báo chí truyền thơng có như vậy mới có cơ sở để các đơn vị báo chí thực thi quyền trẻ em một cách có trách nhiệm và khuyến khích cộng đồng xã hội cùng tham gia bảo vệ quyền trẻ em thông qua các bài viết liên quan tới quyền trẻ em được đăng.

Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích khen thưởng các nhà báo viết về trẻ em có các bài viết hay, tôn trọng quyền trẻ em thông qua cuộc thi, giải thưởng báo chí dành riêng cho nhà báo chuyên viết về trẻ em và dành cho các sinh viên viết báo phản ánh các vấn đề liên quan tới đối tượng trẻ em. Sự ghi nhận này sẽ khuyến khích những người viết báo chuyên và khơng chun khi đề cập tới nhóm đối tượng trẻ em cần quan tâm tới quyền và lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em.

Nhà nước cũng cần có những chính sách, hướng dẫn cụ thể để quyền trẻ em là một trong những nội dung cần được giảng dạy trong các trường báo chí để góp phần giúp cho các nhà báo tương lai khi lựa chọn việc viết báo về trẻ em được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi làm việc với trẻ em và viết bài phản ánh về đối tượng trẻ em khơng trở thành chính những người vi phạm quyền trẻ em như hiện tượng khơng ít nhà báo đang vi phạm quyền trẻ em hiện nay.

Thực tế hiện nay trên cả những số báo dành riêng phục vụ đối tượng trẻ em cũng có những nhà báo khơng muốn trẻ em tham gia viết báo bởi có thể ảnh hưởng lợi ích cá nhân vì vậy, Nhà nước cần có những cơ chế pháp lý để quy định các đơn vị báo chí bao gồm cả báo chí địa phương có những góc, trang, chương trình dành riêng cho trẻ em và có cả những chế độ nhuận bút cho trẻ em. Các đơn vị báo chí cần coi trẻ em là đối tác trên truyền thơng và có những quy chế rõ ràng trong việc hợp tác với trẻ em. Có như vậy mới có sự cam kết lâu dài trong đảm bảo thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động báo chí.

Trong các điều khoản của CRC việc đảm bảo quyền của trẻ em khơng có sự tách biệt rõ ràng ví dụ như trong Điều 30 quy định về việc“Tại những quốc gia có các nhóm

thiểu số về sắc tộc, tơn giáo hay ngôn ngữ hoặc những người bản địa, trẻ em thuộc một nhóm thiểu số đó hoặc trẻ em bản địa sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nền văn hóa của mình, được bày tỏ, thực hành tơn giáo của mình và sử dụng ngơn ngữ của mình khi sinh hoạt trong cộng đồng với các thành viên khác của nhóm”. Điều này xác định

quyền trẻ em được sử dụng tiếng nói, ngơn ngữ riêng của dân tộc mình, điều này khuyến khích các đơn vị truyền thơng có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho các em vùng dân tộc thiểu số có số báo riêng hay chương trình riêng. Hiện nay ở nước ta có tờ “Thiếu nhi dân tộc” dành cho trẻ em vùng dân tộc tuy nhiên, Nhà nước cũng cần khuyến khích các đơn vị báo chí viết cho trẻ em có những chuyên trang, chuyên mục riêng phải ánh nét đẹp văn hóa, cuộc sống của các bạn thiếu nhi vùng dân tộc để cho trẻ em hiểu được cuộc sống của các bạn vùng dân tộc đồng thời đảm bảo quyền trẻ em không phân biệt đối xử đối với trẻ em trong các hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay.

Như vậy, với mỗi đơn vị báo chí truyền thơng, mỗi nhà báo làm việc liên quan tới đối tượng trẻ em dựa trên những văn bản pháp quy của Nhà nước và CRC cần có trách nhiệm để thực thi tốt quyền trẻ em trong hoạt động báo chí. Báo chí là phương tiện truyền thơng đại chúng, có vai trị quan trọng trong hỗ trợ, phổ biến các văn bản, chính sách của Nhà nước để thực thi trong thực tế vì vậy việc tìm hiểu và thực thi quyền trẻ em ngay trong hoạt động báo chí cũng góp phần thúc đẩy việc thực thi quyền trẻ em trong

các nguyên tắc vềquyền trẻ em đã được quy định trong các vă bản pháp quy của Nhà nước và cộng đồng quốc tế thừa nhận.

KẾT LUẬN

Vấn đề quyền trẻ em hiện nay đang rất được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Việc thúc đẩy thực thi quyền trẻ em tại cộng đồng là vô cùng quan trọng đặc biệt là sau 20 năm Việt Nam phê chuẩn CRC. Nhiều vấn đề quyền trẻ em đã được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội chung tay thực hiện như quyền được khai sinh, quyền học tập, quyền chăm sóc y tế… trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em.

Trong những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức xã hội hoạt động vì trẻ em trong đó có Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong các vấn đề liên quan tới các em. Các đơn vị báo chí truyền thơng đại chúng đã góp phần khơng nhỏ trong việc tuyên truyền, thúc đẩy thực thi quyền trẻ em. Các đơn vị báo chí khơng chỉ góp phần tun truyền các văn bản, chính sách pháp quy của Việt Nam liên quan tới quyền của trẻ em mà còn thực hiện quyền tham gia và quyền tiếp cận thông tin của trẻ em ở những mức độ nhất định theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt là những số báo hướng tới đối tượng cơng chúng là trẻ em đã có những hoạt động cụ thể để khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào sáng tạo các tác phẩm báo chí và sử dụng các tác phẩm báo chí của trẻ em như của các cộng tác viên của đơn vị đó.

Tuy nhiên, theo thực trạng của báo chí nước ta hiện nay đặc biệt là báo điện tử và báo in có rất nhiều đơn vị báo chí cho đăng tải những bài viết, hình ảnh vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em. Những bài báo đó tập trung chính vào những nội dung liên quan tới trẻ em bị xâm hại, bị bạo hành, trẻ em vi phạm pháp luật… nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng mà không quan tâm tới đối tượng trẻ em bị phản ánh đang bị chính các nhà báo vi phạm quyền.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do suy nghĩ của người lớn trong đó bao gồm khơng ít nhà báo cho rằng trẻ em khơng biết gì mà nói, và cho rằng người lớn biết trẻ em muốn nói nên người lớn nói thay suy nghĩ của trẻ.

chung đã coi trẻ em là “phát ngơn viên” cho chính suy nghĩ của bản thân, biến trẻ trở thành “cái loa” phát lại những điều mà nhà báo vừa nói. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tham gia của trẻ em và thiếu tôn trọng trẻ em. Thực trạng đó diễn ra trên rất nhiều số báo hiện nay ở nước ta. Nó là hiện tượng đáng báo động và Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức một buổi tọa đàm rộng mang chủ đề “Báo chí với quyền trẻ em: Đạo đức và kỹ năng” với sự tham gia viết tham luận của 40 nhà báo đang công tác tại các đơn vị báo chí Trung ương, địa phương, giảng viên khoa báo của một số trường đại học… Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của các nhà báo đối với vấn đề quyền trẻ em đang bị vi phạm nghiêm trọng hiện nay. Đây chính là cơ hội để các nhà báo làm việc với trẻ em có thể tiếp cận những thơng tin cần thiết cho đạo đức và kỹ năng làm việc với trẻ em của một nhà báo làm việc vì trẻ em chân chính, dựa trên nguyên tắc tơn trọng quyền chính đáng của trẻ em.

Bên cạnh đó, một ngun nhân khơng kém phần quan trọng khiến các nhà báo chưa đảm bảo quyền trẻ em trên các bài viết chính là các nhà báo chưa phân biệt rõ được quyền và nhu cầu trẻ em. Nhu cầu là những vấn đề thiết thực liên quan tới sự sống còn, phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ như quyền là những vấn đề thuộc về trẻ em ngay từ khi trẻ em được sinh ra và tất cả người lớn đều phải có trách nhiệm để thực hiện những quyền đó cho trẻ em, đảm bảo cho trẻ được sống và phát triển đầy đủ và toàn diện. Nhu cầu của trẻ có thể khơng đáp ứng được hết nhưng quyền của trẻ em thì cần phải thực hiện và mọi người phải có trách nhiệm để thực hiện nó. Khi hiểu rõ được quyền và nhu cầu của trẻ em thì người làm báo khi phản ảnh các vấn đề liên quan tới trẻ em mới đứng dưới góc độ của những người đang thực hiện quyền trẻ em theo đúng tinh thần và nguyên tắc thực hiện quyền trẻ em được đề ra trong các văn bản pháp luật của Việt Nam và Công ước về quyền trẻ em của quốc tế.

Việc tác giả nghiên cứu các số báo dành cho đối tượng trẻ em và những người làm công tác trẻ em trong luận văn này nhằm mục đích phân tích những vấn đề về quyền trẻ em của các đơn vị báo chí liên quan tới độc giả trẻ em đang thực thi hiện nay. Xem xét, đánh giá sự nhận thức và thực thi quyền trẻ em trên các đơn vị báo chí

mà được coi là đầu ngành về báo chí dành cho trẻ em để từ đó rút ra những bài học để cho các đơn vị báo chí khác tuy khơng hướng tới nhóm cơng chúng trẻ em là chính nhưng cũng có được những nền tảng cơ bản dựa trên cơ sở quyền trẻ em đã được pháp luật quy định khi viết và đăng bài liên quan tới trẻ em trên báo của đơn vị đó.

Đối với các đơn vị báo chí phục vụ nhóm cơng chúng trẻ em và những người làm việc về trẻ em từ thực tế khảo sát cho thấy ít có những vi phạm cơ bản, nghiêm trọng đối với quyền riêng tư, quyền đảm bảo an tồn cho trẻ khi đăng tải các thơng tin liên quan tới trẻ em đặc biệt là nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt như trẻ em bị xâm hại, bị bạo hành, trẻ vi phạm pháp luật. Đó có thể là do tơn chỉ, mục đích của những đơn vị báo chí đó khơng cho phép đăng tải những thể loại bài viết vi phạm quyền riêng tư, quyền được an toàn của trẻ em nhưng cũng có những vi phạm khác mà chính những số báo viết cho đối tượng trẻ em cịn mắc phải. Đó như là quyền được phản ánh bình đẳng giữa các nhóm trẻ, quyền tiếp cận thông tin phù hợp cho trẻ, quyền tham gia viết bài đăng báo… Chính những vấn đề quyền này của trẻ em còn chưa được các đơn vị báo chí viết cho trẻ em thực thi nghiêm túc thì khó địi hỏi những số báo phục vụ các nhóm cơng chúng khác lại tiếp cận trẻ em lại tôn trọng quyền của trẻ em khi phản ánh trong bài viết.

Trẻ em khi tiếp xúc với các số báo dành cho trẻ em không chỉ được đáp ứng nhu cầu thông tin phù hợp với sự phát triển của các em mà còn là thực hiện quyền tham gia của chính các em khi viết bài gửi đăng trên những số báo này. Trẻ em hồn tồn có đủ năng lực và khả năng thực hiện quyền tham gia của các em trong các hoạt động báo chí nếu nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của người lớn đặc biệt là các đơn vị truyền thông đại chúng, các nhà báo làm việc về trẻ em. Các đơn vị báo chí và các nhà báo cần trang bị những kiến thức về quyền trẻ em, tâm lý trẻ em, kỹ năng làm việc với trẻ em thì mới có thể thực thi tốt nhất quyền trẻ em trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)