Các bài viết phản ánh chân dung trẻ em xuất hiện trong các chuyên mục “Cùng độ tuổi chúng mình”, “Trường lớp chúng mình”, “Mời bạn ghé thăm”, “Điểm sáng”, “Phỏng vấn mini”... có tổng số 147 bài chiếm 14%.
Hình 2.2: Tỉ lệ nội dung phản ánh chân dung trẻ em trên 109 số báo Nhi đồng từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012
Trong những bài viết phản ánh chân dung trẻ em, hình ảnh trẻ em xuất hiện thường là những em học sinh giỏi, hoạt động cơng tác tốt, em học sinh có những năng khiếu đặc biệt như chơi cờ, vẽ tranh, nhảy, học tiếng Anh, có sáng kiến khoa học như bài “Diễn giả nhí” đăng trên báo Nhi đồng số 70, tháng 9/2011... kể về bé trai gốc Việt sinh sống tại Mỹ đã đạt giải cuộc thi hùng biện tại Mỹ. Đó cũng có thể là những em học sinh nghèo, học sinh dân tộc học giỏi, những em học sinh bị khuyết tật hay bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo nhưng biết vươn lên trong cuộc sống để học tập như bạn Võ Văn Trí Thuận bị dị tật bẩm sinh thoát vị bẹn và nhiễm trùng máu tụ cầu nhưng đã vươn lên trong học tập và hai lần đoạt giải “Trạng nguyên nhỏ tuổi” trong mục “Chân dung: Vượt lên chính mình” hay bạn Mai bị mất chân sau tai nạn nhưng vẫn vươn lên học tập đăng trên báo Nhi đồng số 53+54, tháng 7/2011...
Bên cạnh đó, có những bài viết mà chân dung trẻ em xuất hiện không phải là cá nhân trẻ em mà là tập thể lớp, trường có những thành tích nổi bật trong thi đua dạy tốt học tốt, có những thay đổi tích cực trong phương pháp dạy và học. Thơng qua thể loại phóng sự ảnh, hình ảnh và hoạt động thực tế của tập thể trẻ em, trường lớp đã được thể hiện một cách sinh động và rõ ràng như bài Phóng sự ảnh “Học tập ở Vùng cao Bắc Hà” đăng trên báo Nhi đồng số 28, tháng 4/2012, hình ảnh các em học sinh dân tộc xuất hiện rõ ràng hay hình ảnh các bạn học sinh của trường Tiểu học Dịch Vọng B – Cầu Giấy –
Hà Nội tham gia câu lạc bộ nghệ thuật trong bài phóng sự ảnh “Những nghệ sĩ “nhớn” tương lai” đăng trên báo Nhi đồng số 102, tháng 12/2011, phóng sự phản ánh chuyến đi học thực tế của thầy trò trường Tiểu học Bế Văn Đàn – Thanh Khê – Đà Nẵng trong “Chuyến đi khám phá làng quê” đăng trên báo Nhi đồng số 33, tháng 4/2012... Thơng qua hàng loạt những hình ảnh sinh động, chân thực, chân dung của các em học sinh đã xuất hiện một cách rõ ràng và đầy đủ, phản ánh được thực tiễn hoạt động tập thể của các em trong ngôi trường thân yêu.
Đặc biệt, trong chuyên mục “Phỏng vấn mini” các bạn học sinh đã tạo cơ hội cho các bạn nhỏ đưa ra ý kiến của mình đối với các sự việc, hiện tượng xung quanh. Đó có thể là cảm xúc đêm giao thừa, đăng trên báo Nhi đồng số Tết Nhâm Thìn, tháng 1/2012; tưởng tượng ra một chiếc xe buýt có thể chở các em đi những nơi các em thích đăng trên báo Nhi đồng số 22, tháng 3/2012; suy nghĩ của các em thế nào là người tốt đăng trên báo Nhi đồng số 44, tháng 5/2012... Chuyên mục chính là diễn đàn để các em có thể nói lên những cảm xúc, suy nghĩ, mong ước của bản thân một cách tự nhiên và trong sáng nhất.
b. Giải trí
Các nội dung giải trí dành cho trẻ em được thể hiện trong các chuyên mục “Thời trang”, “Truyện cười”, “Chuyện lạ đó đây”, “Đố vui”... với tổng số 335 bài chiếm 33%.
Với những nội dung nhấn mạnh tới yếu tố giải trí, thư giãn dành cho các em học sinh, các chuyên mục hướng tới nội dung này thường đem lại sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ em.
Trong tất cả các số báo được khảo sát, 100% các số báo đều có trang truyện cười và trang đố vui. Nội dung đố vui cũng có sự thay đổi phong phú như đố vui giải chữ ca dao tục ngữ, đố vui về danh nhân, đố vui toán học, đố vui tiếng Anh, thử tài hiểu biết về khoa học công nghệ,đố vui thử tài suy luận bằng những câu chuyện như tranh truyện điều tra thám tử đăng trên báo Nhi đồng số 80, tháng 10/2011. Những nội dung đó khơng chỉ giúp trẻ em có những trải nghiệm thú vị mà cịn kích thích trí tưởng tượng, sự nhanh nhạy của các em khi tham gia trò chơi. Các em có những đáp án đúng khi gửi về báo Nhi đồng sớm sẽ được nhận những món quà nhỏ nhưng có ý nghĩa. Bởi vậy, đây thực sự là nội dung rất hữu ích trong báo Nhi đồng.
Bên cạnh đó, những thơng tin về thế giới thông qua chuyên mục “Thời trang”, “Thế giới đó đây”, “Truyện cổ tích” của Việt Nam và thế giới... lại đem trẻ em ra thế giới bên ngoài với những câu chuyện kỳ lạ xung quanh cuộc sống hay để các em chìm đắm vào thế giới cổ tích đầy những điều kỳ diệu như truyện cổ tích Ba Lan đăng trên báo Nhi đồng số 16, tháng 2/2012 kể về câu chuyện về con quỷ bị nhốt trong lọ. Câu chuyện cổ tích khơng chỉ giúp trẻ em có được trí tưởng tượng phong phú mà giúp các em nhìn ra được thế giới bên ngồi để thấy rằng thế giới bên ngồi cịn có rất nhiều điều thú vị chờ các em khám phá như chuyện chiếc bánh bọc vàng đắt ngang ô tô được làm từ nước Anh trong bài “Chiếc bánh đắt ngang ô tô” đăng trên báo Nhi đồng số103, tháng 12/2011 hay câu chuyện “Chú chó biết nói” đăng trên báo Nhi đồng số 12, tháng 2/2012. Với những nội dung phong phú đó, báo Nhi đồng thực sự đã đem lại niềm vui cho các em nhỏ.