Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 88 - 89)

b. Về ngôn ngữ

3.3.1. Chủ trương của Đảng

Từ Các Mác, Lê - nin đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí trong hoạt động cách mạng. Chính bởi vậy, Đảng ln nhận định rõ cơng tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng. Báo chí là cơng cụ xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận và văn hóa. Ở Việt Nam hiện nay, một trong những nguyên tắc hoạt động của báo chí chính là “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của quần chúng nhân dân”.

Một nét đặc trưng của báo chí Việt Nam đó là tính Đảng. Đảng cơng khai tun bố tính Đảng trong hoạt động báo chí và yêu cầu báo chí phải tuân thủ nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động một cách nghiêm túc. Tính Đảng của báo chí phải trở thành kỷ luật thơng tin báo chí và là bổn phận, trách nhiệm chính trị, xã hội và đạo đức của nhà báo.

Chính bởi vậy, để đảm bảo cho quyền trẻ em được quan tâm trong hoạt động báo chí, Đảng cần định hướng cho các đơn vị báo chí trong vấn đề phản ánh các nội dung sự việc liên quan tới đối tượng trẻ em đặc biệt là nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt như trẻ bị khuyết tật, trẻ bị bạo hành, trẻ bị lạm dụng… trên cơ sở đảm bảo quyền trẻ em và dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Đảng cần tham gia tích cực cơng tác bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí trong đó vấn đề đảm bảo quyền trẻ em trong hoạt động báo chí của đơn vị để quyền trẻ em được quan tâm đúng mức. Đảng cần có chủ trương mở lớp đào tạo cán bộ quản lý cơ quan báo

được cập nhật thêm vai trị của cơ quan báo chí trong việc tun truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quan tới trẻ em.

Không chỉ tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ định hướng hoạt động theo tư tưởng, Đảng cần có sự chỉ đạo sát sao để biến chủ trương thành chính sách và cơ chế vận hành trong thực tế, có phân cơng, phân cấp trách nhiệm, có kiểm tra, giám sát để chủ trương, chính sách và cơ chế đó được vận hành đạt kết quả như mong muốn. Vấn đề quyền trẻ em cũng cần phải lồng ghép trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhà báo và người quản lý báo chí.

Đảng cần có chủ trương để xây dựng các chương trình đào tạo cử nhân báo chí dựa trên các giáo trình quốc gia trong đó có bộ giáo trình lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và phục vụ chun ngành báo chí.

Đảng cần có những chủ trương, định hướng cho các đơn vị truyền thông tổ chức sản xuất nhiều ấn phẩm, các diễn đàn truyền thông để thu hút sự tham gia của trẻ em nhằm thơng qua đó tăng cường cơng tác thơng tin về quyền trẻ em và các chính sách liên quan tới trẻ em trên các loại hình báo chí.

Các cấp Đảng từ Trung ương đến địa phương cần phối hợp với các đơn vị báo chí truyền thơng thực hiện vấn đề giám sát quyền trẻ em được thực thi trong cuộc sống. Có như vậy những vấn đề nổi cộm về vi phạm quyền trẻ em sẽ được xử lý kịp thời, hạn chế những tác động xấu trong dư luận xã hội và ảnh hưởng tới tâm lý của người dân trong đó có cả đối tượng trẻ em.

Việc nâng cao vai trò và vị thế xã hội của nhà báo viết về trẻ em trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở từng địa phương cũng cần có chủ trương rõ ràng của Đảng và các cấp chính quyền. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhà báo viết về trẻ em tác nghiệp một cách “thuận lợi” và đem lại hiệu quả thông tin hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền trẻ em trên báo in hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)