Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần ACC – thăng long) (Trang 77 - 82)

2.2 .Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ACC –Thăng Long

2.5. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công

2.5.1 Tác động tích cực

2.5.1.1 VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế canh tranh

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc xem xét trên bốn khía cạnh: sự linh hoạt (khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng); Chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ (đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, kiểu dáng…); Tốc độ phản ứng trên thị trƣờng (thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi họ đƣợc phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới…); Chi phí (Chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh)

Doanh nghiệp muốn đạt đƣợc các lợi thế này phải có ba nguồn nhân lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy nó có ý nghĩa quyết định đến khả năng đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh và hiệu quả của quá trình này. Trong khi đó VHDN tác động trƣớc hết đến con ngƣời trong doanh nghiệp, đóng vai trị quan trọng trong việc phát huy tối đa nhân tố con ngƣời, vì vậy có thể tác động một cách gián tiếp với việc tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp.

Văn hóa ACC – Thăng Long thật sự mang lại lợi thế cạnh tranh cho ACC – Thăng Long. Khi nhắc đến ACC – Thăng Long ngƣời ta nghĩ ngay đến một công ty xây dựng các cơng trình hàng khơng hàng đầu, một công ty đang phát triển đa ngành nghề trong nhiều lĩnh vực. Văn hóa của ACC – Thăng Long vừa có điểm chung và riêng với văn hóa dân tộc. Văn hóa ACC- Thăng Long là VHDN, kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam, phát huy truyển thống anh bộ đội cụ Hồ. Mục tiêu chất lƣơng của ACC – Thăng Long: “ ACC – Thăng Long cam kết làm khách hàng hài lòng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu

của họ với lịng tận tụy và chất lượng khơng ngừng được nâng cao”. Văn hóa ACC

– Thăng Long gắn liền với chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty, phát huy đƣợc sức mạnh tiềm tàng của văn hóa cơng ty để nâng cao tính cạnh tranh.

Văn hóa ACC – Thăng Long thể hiện trong các vai trò sau: - Tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác;

- Tạo ra một môi trƣờng hấp dẫn nhân tài - Tạo ra sự tin tƣởng của đối tác

- Tạo đƣợc hình ảnh tốt của cơng ty trƣớc cộng đồng - Góp phần tạo nên tên tuổi và thƣơng hiệu

- Bảo vệ công ty trƣớc sự cơng phá từ bên ngồi và bên trong

2.5.1.2 VHDN tạo nên nền tảng sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp

Định hƣớng cho các đơn vị và các cá nhân hƣớng tới mục tiêu chung

VHDN là tổng hợp các đặc tính do lịch sử và các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên và phát triển lên, vì vậy nó quyết định nền tảng tâm lý cộng đồng của toàn bộ tổ chức.

Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị và niềm tin mà mình đại diện, tức là đều có các tiêu chuẩn để giải đáp các vấn đề, phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, hình ảnh này thậm chí cịn ảnh hƣởng đến hình ảnh mà cá nhân tự xây dựng cho mình.

Nói cách khác, VHDN cung cấp hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lịng của đội ngũ cán bộ nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của cơng ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính đặc điểm này đem lại hiệu quả cho q trình kế hoạch hóa và phối kết hợp giữa các thành viên trong toàn doanh nghiệp.

Một ví dụ sinh động của ACC – Thăng Long, cơng ty này đã quy đình thành văn bản điều lệ hoạt động của mình và cơng bố cho tồn thể nhân viên nhƣ sau:

“ ACC – Thăng Long mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, hùng mạnh bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài

lịng, góp phần hung thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”

Một trong những đặc trƣng cụ thể nhất của văn hóa và phong cách ACC- Thăng Long đó là: Mọi ngƣời nỗ lực hết mình vì một mục tiêu chung, Ban lãnh đạo cong ty và tồn thể nhân viên ACC – Thăng Long ln lấy mục đích chung, lợi ích cơng ty làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

2.5.1.3 VHDN giúp thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp lầm tƣởng rằng cứ trả lƣơng cao thì sẽ thu hút, duy trì đƣợc nhân tài. Tuy nhiên, tiền lƣơng mới chỉ là một phần, mà quan trọng là nhân viên có cảm thấy hứng thú khi đƣợc làm việc trong mơi trƣờng doanh nghiệp hay khơng, có cảm nhận đƣợc bầu khơng khí thân thuộc trong doanh nghiệp hay khơng. Chính vì vậy, VHDN có chất lƣợng sẽ thu hút đƣợc những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp.

VHDN hƣớng tới xây dựng một nền nếp quản trị sinh lợi và xây dựng mối quan hệ hòa hợp, thân thiện giữa ngƣời – ngƣời trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, hữu ái, vững chắc và tiến thủ.

VHDN có thể thay thế một phần phƣơng thức quản lý quan liêu (là phƣơng thức mà nhà quản trị cấp cao ra mọi quyết định và nhân viên phải tuân thủ theo và mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ) bằng phƣơng thức quản lý tập thể đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, khả năng tự chủ, tạo cảm giác hài lòng, phấn khởi và sự trung thành của nhân viên với tổ chức. Năng suất lao động sẽ tăng cao hơn và đáng chú ý là sự gia tăng này là nhờ cải tiến sự phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận hơn là tăng thêm cố gắng về thể lực.

ACC – Thăng Long là nơi hấp dẫn nhiều nhân tài và khi đã là ngƣời của ACC – Thăng Long thì rất gắn bó, đồn kết một phần cũng vì văn hóa ACC –

Thăng Long đề cao con ngƣời, thể hiện chính ở điều lệ cơng ty: “ …đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.” Đây là những cam kết bất di bất dịch của ACC – Thăng Long, thể hiện một phƣơng châm: “Con ngƣời là tài sản quan trọng nhất của công ty”. Niềm tin vào những giá trị đó xác định phƣơng thức hành động của ngƣời ACC – Thăng Long và tạo ra phong cách ACC – Thăng Long:

- Khuyến khích sáng tạo: Khuyến khích và đề cao phát triển tài năng cá nhân - Ni dƣỡng lịng tin, lịng nhiệt tình của các thành viên với công ty và với nhau. - Tạo đƣợc môi trƣờng làm việc vui vẻ thoải mái, cảm thụ và chia sẻ ý nghĩa của sự hồn thành cơng việc.

- Đoàn kết và tơn trọng trí tuệ tập thể, trung thực, cởi mở.

2.5.1.4 VHDN vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của doanh nghiêp

- VHDN là mục tiêu của doanh nghiệp:

VHDN hƣớng tới sự xây dựng nền tảng tâm lý học cộng đồng trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần có tác dụng thúc đẩy ngƣời lao động nỗ lực hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng là để phát huy hết khả năng của bản thân mình. Xây dựng thành công VHDN nghĩa là đảm bảo hiệu quả hoạt động cao của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một nền VHDN tốt cũng chính là mục tiêu mà ACC – Thăng Long đang hƣớng tới.

- VHDN là động lực phát triển của doanh nghiệp - Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp

Khi nhìn nhận về nguyên nhân sụp đổ của một công ty, ngƣời ta có thể suy luận là do thị hiếu, công nghệ hay thời trang thay đổi nhƣng chính các niềm tin căn bản, các giá trị mới có sức mạnh chi phối nổi bật. Chúng có quan hệ nhiều với thành bại của doanh nghiệp hơn là các nguồn lực: tài nguyên công nghệ, kinh tế hay cơ cấu tổ chức.

Thứ nhất, tập hợp vững chắc các niềm tin, giá trị, hay quy tắc là tiền đề cho

Thứ hai, sự gắn bó trung thành với các niềm tin, giá trị, qui tắc này chứng tỏ

sức hấp dẫn và chi phối mạnh mẽ của chúng, vì vậy làm bộc lộ hết năng lực của nhân viên.

Thứ ba, thực tế chứng minh rằng: hầu hết các công ty đạt thành quả hàng đầu

đều có tập hợp xác định rõ niềm tin dẫn đạo. Trong khi đó, các cơng ty có thành tích kém hơn nhiều là một trong hai loại: khơng có tập hợp niềm tin nhất quán nào hoặc có mục tiêu rõ rang và đƣợc thảo luận rộng rãi nhƣng chỉ là những mục tiêi có thể lƣợng hóa đƣợc (mục tiêu tài chính) mà khơng có nhƣng mục tiêu mang tính chất định tính.

ACC – Thăng Long là một trong những công ty thành cơng bởi ở đó có một đội ngũ đơng đảo những trí thức trẻ đầy kiến thức và nhiệt huyết luôn tin tƣởng vào các đích mà mình đang tiến đến, ln tin tƣởng vào những kế hoạch to lớn và táo bạo do lãnh đạo đề ra. Chính vì vậy mà ln cơ gắng để đạt đƣợc mục tiêu mới của mình cũng là mục tiêu của cơng ty. Đó chính là động lực thúc đẩy ACC – Thăng Long không ngừng phát triển, vƣơn lên.

Thứ tư, Khích lệ q trình đổi mới và sáng chế

Tại những doanh nghiệp mà mơi trƣờng văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên đƣợc khuyến khích để tách biệt ra và đƣa ra sáng kiến, thậm chí cả các nhân viên cấp cơ sở.

Doanh nghiệp nhấn mạnh sự cam kết gắn bó của mình với con ngƣời có tinh thần đổi mới và sáng chế, một quan niệm triết lý đã đống vai trò là động lực chủ đạo trong sự thành công của công ty. Thứ nhất, phải có những con ngƣời có khả năng cao, có tinh thần đổi mới và sáng chế cao trong khắp tổ chức… Thứ hai, tổ chức phải có những mục tiêu và sự lãnh đạo làm phát sinh nhiệt tình ở tất cả mọi cấp. Những nhân viên trong đơn vị quản lý quan trọng tự bản thân phải nhiệt tình với những ngƣời cộng sự của họ dù ở cấp nào đi nữa.

Một trong những nguyên tắc hoạt động của ACC – Thăng Long là: “ACC – Thăng Long không ngừng nâng cao năng lực tổ chức cá nhân, chất lượng sản

phẩm và dịch vụ của mình thơng qua các hoạt động cải tiến, đổi mới và sáng tạo liên tục”

Những điều đó đều đƣợc thể hiện trong mơi trƣờng làm việc của ACC –Thăng Long. Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện, các hoạt động cải tiến và đổi mới liên tục đƣợc thực hiện trong toàn bộ ACC –Thăng Long. Mỗi cá nhân ACC – Thăng Long luôn coi đổi mới và cải tiến là trách nhiệm và quyền lợi của mình. Lãnh đạo cơng ty ln cổ vũ, ghi nhân và đánh giá đúng mức các nỗ lực cải tiến và đổi mới của từng cán bộ, từng đơn vị.

ACC – Thăng Long là một trong những công ty bất động sản hàng đầu ở Việt Nam. Chính tên tuổi của nó đã là niềm tự hào cho những ngƣời làm việc ở ACC – Thăng Long. Ở đó mọi ngƣời đƣợc làm những cơng việc mình ƣu thích, cơ hội để học hỏi, mở mang kiến thức và nâng cao trình độ, ACC – Thăng Long là mảnh đất rộng lớn mà mỗi ngƣời đều có thể tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp ở hiện tại và một hƣớng phát triển trong tƣơng lại. Chính vì tìm đƣợc những cơng việc phù hợp mà họ có thể phát huy năng lực và sự tìm tịi sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (nghiên cứu trường hợp công ty cổ phần ACC – thăng long) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)