2.2 .Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ACC –Thăng Long
2.2.3. Thực trạng nhận thức về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ACC –Thăng
Thăng Long
Ban lãnh đạo và tồn thể CBNV Cơng ty đều đã nhận thức đƣợc rằng sự phát triển bền vững của Công ty không chỉ đƣợc thể hiện ở doanh số, lợi nhuận hàng năm. Yếu tố VHDN chính là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Giai đoạn vừa qua, ACC - Thăng Long đã luôn luôn chú trọng đến việc truyền thông phát triển văn hóa Cơng ty và những giải pháp để tiếp tục phát triển hoàn thiện nền tảng tƣ tƣởng văn hoá trên đặc thù ngành nghề của ACC - Thăng Long, để văn hoá thực sự là động lực, là niềm tin, là sợi dây xuyên suốt để toàn thể CBNV ACC- Thăng Long neo bám, lớn mạnh.
Ban lãnh đạo Công ty đã luôn quan tâm đến việc bồi dƣỡng kiến thức nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp cho mình và cho từng nhân viên. Những tấm gƣơng tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt chính là những hình ảnh đẹp về các thế hệ lãnh đạo. Xuất thân từ những vị trí khác nhau, ngành nghề khác nhau, nhƣng lãnh đạo Cơng ty, phịng ban, trung tâm đều là những tấm gƣơng tự học.
Bên cạnh đó, phải xây dựng đƣợc một mơi trƣờng làm việc lành mạnh, phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân là một yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển VHDN tại ACC - Thăng Long. Một môi trƣờng mà trong đó từng thành viên đồn kết, gắn bó, chia sẻ với nhau, mọi ngƣời đều có cơ hội thăng tiến, sẽ tạo ra môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, năng động, kích thích đƣợc sự sáng tạo, chú trọng xây dựng mơi trƣờng làm việc bình đẳng, lành mạnh, cơng bằng; mọi ngƣời đều đƣợc giao việc và đánh giá chất lƣợng công việc bằng văn bản; chấm điểm chất lƣợng công việc (KPI) hàng tháng, quý, năm, lấy căn cứ để trả lƣơng, thƣởng, xét nâng lƣơng, nâng bậc hàng năm và xem xét khi luân chuyển, thi tuyển vào các vị trí quản lý, tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng cho mọi ngƣời. Cơng ty cũng là đơn vị tiên phong triển khai khốn cơng việc đến ngƣời lao động, mỗi ngƣời có một “thửa
ruộng” để có thể thâm canh và tạo thu nhập cho mình, nhìn thấy thu nhập của mình, ngƣời làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít…đã thực sự là một bƣớc đột phá, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức cho tồn thể CBNV.
Cơng ty cũng thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề truyền thông về VHDN, về cách hành xử, ứng xử có văn hóa, xây dựng mơi trƣờng văn hố nơi làm việc.
Nhìn chung, nhận thức của đội ngũ CBNV trong Công ty về VHDN khá đầy đủ, đặc biệt tại khối cơ quan chức năng phòng ban. Mọi ngƣời đều thấy rõ đƣợc vai trò, tầm quan trọng của VHDN và những yêu cầu phát triển VHDN trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, nhận thức của CBNV chƣa thực sự đồng đều, ý muốn của lãnh đạo đơi lúc chƣa trùng khít với nhân thức của nhân viên, đặc biệt là nhân viên lớp dƣới.